Đến lượt Grab tố ngược Hiệp hội Taxi Hà Nội vi phạm pháp luật
Grab Việt Nam cho biết, đóng góp nghĩa vụ thuế vào ngân sách Nhà nước của Grab tăng gần 300% mỗi năm
Trong thông cáo vừa phát đi, Giám đốc Truyền thông của Grab Việt Nam, bà Nguyễn Thu An khẳng định: "Thông tin mỗi năm Grab chuyển 3.600 tỷ đồng ra nước ngoài là hoàn toàn sai lệch và thiếu căn cứ”.
Cuộc chiến giữa taxi truyền thống và Uber, Grab đã diễn ra suốt gần 3 năm qua với những màn đấu tố qua lại. Mới đây, trong văn bản kiến nghị dừng hoạt động Uber và Grab tại Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ vào tuần trước, Hiệp hội Taxi Hà Nội tính toán, tổng số xe tham gia thí điểm hiện nay cả Uber và Grab là 50.000 xe.
Theo Hiệp hội với doanh thu bình quân 30 triệu đồng/xe/tháng, theo công bố của Uber và Grab, thì một tháng doanh thu của mỗi công ty Uber và Grab là 1.500 tỷ đồng. Tổng số thuế phải nộp của một công ty là 67,5 tỷ đồng/tháng, tương ứng với 810 tỷ đồng/năm.
Ngoài ra, với số 20% doah thu phía Uber và Grab được hưởng thì mỗi năm, dòng tiền từ trong nước chảy ra nước ngoài cho Uber, Grab khoảng 3.600 tỷ đồng, có nghĩa mỗi ngày Uber, Grab đã chuyển ra nước ngoài khoảng 10 tỷ đồng.
“Số tiền thất thu của ngân sách Nhà nước là rất lớn”, Hiệp hội Taxi Hà Nội khẳng định.
Tuy nhiên, bà Thu An giải thích, hệ thống giao dịch tự động và minh bạch của Grab cho phép cơ quan chức năng dễ dàng xác minh nghĩa vụ thuế chính xác tới từng chuyến xe.
“Việc đưa ra thông tin liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh và nghĩa vụ thuế của Grab Việt Nam mà không có bằng chứng và căn cứ xác đáng là hành vi vi phạm pháp luật và gây thiệt hại đến uy tín công ty cũng như các đối tác kinh doanh chân chính của chúng tôi”, bà An phản bác Hiệp hội Taxi Hà Nội.
Đại diện Grab cho biết thêm, đóng góp nghĩa vụ thuế vào ngân sách Nhà nước của Grab tăng gần 300% mỗi năm.
“Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, trong khuôn khổ đề án thí điểm, Grab Việt Nam còn hỗ trợ cho các đối tác vận tải trong việc kê khai, nộp thuế hàng tháng. Cơ chế phối hợp này đã hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý thuế của Nhà nước, chống thất thu thuế”, bà An nói.
Cuộc chiến giữa taxi truyền thống và Uber, Grab đã diễn ra suốt gần 3 năm qua với những màn đấu tố qua lại. Mới đây, trong văn bản kiến nghị dừng hoạt động Uber và Grab tại Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ vào tuần trước, Hiệp hội Taxi Hà Nội tính toán, tổng số xe tham gia thí điểm hiện nay cả Uber và Grab là 50.000 xe.
Theo Hiệp hội với doanh thu bình quân 30 triệu đồng/xe/tháng, theo công bố của Uber và Grab, thì một tháng doanh thu của mỗi công ty Uber và Grab là 1.500 tỷ đồng. Tổng số thuế phải nộp của một công ty là 67,5 tỷ đồng/tháng, tương ứng với 810 tỷ đồng/năm.
Ngoài ra, với số 20% doah thu phía Uber và Grab được hưởng thì mỗi năm, dòng tiền từ trong nước chảy ra nước ngoài cho Uber, Grab khoảng 3.600 tỷ đồng, có nghĩa mỗi ngày Uber, Grab đã chuyển ra nước ngoài khoảng 10 tỷ đồng.
“Số tiền thất thu của ngân sách Nhà nước là rất lớn”, Hiệp hội Taxi Hà Nội khẳng định.
Tuy nhiên, bà Thu An giải thích, hệ thống giao dịch tự động và minh bạch của Grab cho phép cơ quan chức năng dễ dàng xác minh nghĩa vụ thuế chính xác tới từng chuyến xe.
“Việc đưa ra thông tin liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh và nghĩa vụ thuế của Grab Việt Nam mà không có bằng chứng và căn cứ xác đáng là hành vi vi phạm pháp luật và gây thiệt hại đến uy tín công ty cũng như các đối tác kinh doanh chân chính của chúng tôi”, bà An phản bác Hiệp hội Taxi Hà Nội.
Đại diện Grab cho biết thêm, đóng góp nghĩa vụ thuế vào ngân sách Nhà nước của Grab tăng gần 300% mỗi năm.
“Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, trong khuôn khổ đề án thí điểm, Grab Việt Nam còn hỗ trợ cho các đối tác vận tải trong việc kê khai, nộp thuế hàng tháng. Cơ chế phối hợp này đã hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý thuế của Nhà nước, chống thất thu thuế”, bà An nói.