Du khách quốc tế đến Việt Nam giảm sau 6 năm
Khách quốc tế đến nước ta năm 2015 ước tính đạt 7,943 triệu lượt người, giảm 0,2% so với năm trước
Sau 6 năm liên tục tăng, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2015 đã chững lại và giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2014.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 26/12, khách quốc tế đến nước ta năm 2015 ước tính đạt 7,943 triệu lượt người, giảm 0,2% so với năm trước và là năm đầu tiên khách đến Việt Nam giảm kể từ năm 2009.
Trong đó, khách đến bằng đường hàng không trong năm tăng 0,8% so với năm trước, đường bộ giảm 6,5%, đường biển tăng mạnh 27,5%.
Xét theo thị trường, đối với châu Á, khách đến từ Hàn Quốc tăng 31,3%, Nhật Bản tăng 3,6%, Malaysia tăng 4,1%, Singapore tăng 16,9%, Trung Quốc giảm 8,5%, Campuchia giảm 43,8%, Indonesia giảm 9,3%, Thái Lan giảm 13,1%, Lào giảm 16,6%, Philippines giảm 3,5%.
Đối với châu Âu, khách đến từ Anh tăng 5,2%, Đức tăng 4,7%, Hà Lan tăng 7,8%, Tây Ban Nha tăng 10,4%, Italia tăng 10,6%, Nga giảm 7,1%, Pháp giảm 1%, Thụy Điển giảm 1,4%.
Đối với châu Mỹ và châu Úc, khách đến từ Mỹ tăng 10,7%, Australia giảm 5,4%. Khách đến từ châu Phi đạt 27,2 nghìn lượt người, tăng 44,3%.
Tuy nhiên, theo đại diện Tổng cục Du lịch, tình hình hoạt động của ngành trong năm qua, đặc biệt là lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam cũng không phải là con số quá thất vọng trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động.
Nếu trong năm 2011, Việt Nam đón 6 triệu lượt khách quốc tế thì đến hết năm 2015 đạt gần 8 triệu khách. Tốc độ tăng trưởng từ năm 2011 - 2015 đạt xấp xỉ 5,7%/năm. Năm 2016, ngành du lịch sẽ phấn đấu đạt 8,5 triệu lượt khách.
Hồi tháng 7 vừa qua, trước tình trạng du khách quốc tế đến Việt Nam liên tục giảm trong nhiều tháng liền, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chỉ thị yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành, các bộ ngành khẩn trương có giải pháp để tạo sức bật mới cho ngành du lịch.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu rà soát công tác quản lý tại các khu, điểm du lịch, tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước toàn diện trên địa bàn, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên tinh thần đẩy mạnh xã hội hóa, đảm bảo trật tự kỷ cương, văn minh lịch sự. Đặc biệt, các tỉnh cần tập trung chỉ đạo tăng cường quản lý giá cả.
Yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, bán hàng tại các khu du lịch, điểm du lịch, điểm dừng chân trên các tuyến du lịch thực hiện niêm yết giá công khai và bán đúng giá niêm yết; các doanh nghiệp lữ hành thực hiện đúng chương trình du lịch theo hợp đồng đã ký kết, bảo đảm chất lượng dịch vụ. Xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật mọi hành vi vi phạm, kể cả việc tạm dừng kinh doanh hoặc đề nghị rút giấy phép.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, phấn đấu mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 26/12, khách quốc tế đến nước ta năm 2015 ước tính đạt 7,943 triệu lượt người, giảm 0,2% so với năm trước và là năm đầu tiên khách đến Việt Nam giảm kể từ năm 2009.
Trong đó, khách đến bằng đường hàng không trong năm tăng 0,8% so với năm trước, đường bộ giảm 6,5%, đường biển tăng mạnh 27,5%.
Xét theo thị trường, đối với châu Á, khách đến từ Hàn Quốc tăng 31,3%, Nhật Bản tăng 3,6%, Malaysia tăng 4,1%, Singapore tăng 16,9%, Trung Quốc giảm 8,5%, Campuchia giảm 43,8%, Indonesia giảm 9,3%, Thái Lan giảm 13,1%, Lào giảm 16,6%, Philippines giảm 3,5%.
Đối với châu Âu, khách đến từ Anh tăng 5,2%, Đức tăng 4,7%, Hà Lan tăng 7,8%, Tây Ban Nha tăng 10,4%, Italia tăng 10,6%, Nga giảm 7,1%, Pháp giảm 1%, Thụy Điển giảm 1,4%.
Đối với châu Mỹ và châu Úc, khách đến từ Mỹ tăng 10,7%, Australia giảm 5,4%. Khách đến từ châu Phi đạt 27,2 nghìn lượt người, tăng 44,3%.
Tuy nhiên, theo đại diện Tổng cục Du lịch, tình hình hoạt động của ngành trong năm qua, đặc biệt là lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam cũng không phải là con số quá thất vọng trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động.
Nếu trong năm 2011, Việt Nam đón 6 triệu lượt khách quốc tế thì đến hết năm 2015 đạt gần 8 triệu khách. Tốc độ tăng trưởng từ năm 2011 - 2015 đạt xấp xỉ 5,7%/năm. Năm 2016, ngành du lịch sẽ phấn đấu đạt 8,5 triệu lượt khách.
Hồi tháng 7 vừa qua, trước tình trạng du khách quốc tế đến Việt Nam liên tục giảm trong nhiều tháng liền, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chỉ thị yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành, các bộ ngành khẩn trương có giải pháp để tạo sức bật mới cho ngành du lịch.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu rà soát công tác quản lý tại các khu, điểm du lịch, tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước toàn diện trên địa bàn, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên tinh thần đẩy mạnh xã hội hóa, đảm bảo trật tự kỷ cương, văn minh lịch sự. Đặc biệt, các tỉnh cần tập trung chỉ đạo tăng cường quản lý giá cả.
Yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, bán hàng tại các khu du lịch, điểm du lịch, điểm dừng chân trên các tuyến du lịch thực hiện niêm yết giá công khai và bán đúng giá niêm yết; các doanh nghiệp lữ hành thực hiện đúng chương trình du lịch theo hợp đồng đã ký kết, bảo đảm chất lượng dịch vụ. Xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật mọi hành vi vi phạm, kể cả việc tạm dừng kinh doanh hoặc đề nghị rút giấy phép.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, phấn đấu mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch.