Giá dầu thế giới cao nhất từ đầu năm
Phiên tăng này diễn ra sau khi giá dầu “lình xình” quanh ngưỡng 60 USD/thùng suốt mấy tuần gần đây
Giá dầu thô tại thị trường Mỹ ngày 10/6 đã lên mức cao nhất kể từ đầu năm sau khi số liệu thống kê cho thấy nhu cầu tiêu thụ cao hơn dự báo đối với cả dầu thô và xăng.
Tờ Wall Street Journal cho biết, phiên tăng này diễn ra sau khi giá dầu “lình xình” quanh ngưỡng 60 USD/thùng suốt mấy tuần gần đây do giới đầu tư tiếp tục đánh giá tương quan giữa nguồn cung dồi dào với những tín hiệu cho thấy nhu cầu gia tăng và kỳ vọng về việc sản lượng khai thác dầu toàn cầu có thể giảm xuống.
Số liệu do Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) công bố hôm qua cho thấy, mức tồn kho dầu thô của nước này trong tuần kết thúc vào ngày 5/6 giảm 6,8 triệu thùng, còn 470,6 triệu thùng. Trước đó, giới phân tích dự báo tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 1,8 triệu thùng.
Đây là mức giảm tồn kho dầu mạnh nhất của Mỹ kể từ tháng 7 năm ngoái, đồng thời đánh dấu tuần giảm thứ 6 liên tiếp kể từ khi tồn kho dầu của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong hơn 80 năm hồi tháng 4.
Nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm này là nhập khẩu dầu của Mỹ giảm mạnh. Cháy rừng đã làm gián đoạn một phần hoạt động sản xuất dầu của Canada, khiến lượng dầu nước này xuất khẩu sang Mỹ giảm. Cùng với đó, hoạt động lọc hóa dầu của Mỹ lại tăng lên.
Lúc đóng cửa tại Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX), giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 7 tăng 1,29 USD/thùng, tương đương tăng 2,1%, đạt 61,43 USD/thùng, cao nhất kể từ ngày 9/12/2014.
Tại sàn ICE Futures Europe ở London, giá dầu thô Brent tăng 0,82 USD/thùng, tương đương tăng 1,3%, chốt ở 65,7 USD/thùng.
Giới phân tích dự báo tồn kho dầu thô ở Mỹ sẽ tiếp tục giảm trong mùa hè này do các nhà máy lọc dầu tiếp tục hoạt động với công suất cao để tạo ra xăng và các sản phẩm khác. Tại khu vực bờ Vịnh Mexico, nơi tập trung hầu hết các nhà máy lọc dầu của Mỹ, các nhà máy lọc dầu đang hoạt động ở 98,4% công suất tối đa, mức cao chưa từng có từ trước đến nay.
Tuy vậy, mức tồn kho dầu của Mỹ hiện vẫn đang cao hơn 22% so với thời điểm cách đây 1 năm. Ngoài ra, một số công ty khai thác dầu của Mỹ nói nếu giá dầu ở mức trên 60 USD/thùng, họ có thể tăng sản lượng khai thác.
Trong phiên ngày 10/6, giá xăng giao sau tại Mỹ tăng 6,93 cent, tương đương tăng 3,3%, lên mức 2,1464 USD/gallon, mức cao nhất kể từ ngày 31/10/2014.
Theo số liệu của EIA, tồn kho xăng của Mỹ giảm 2,9 triệu thùng trong tuần qua. Nhu cầu tiêu thụ xăng trong tuần bình quân ở mức 9,6 triệu thùng/ngày, tăng từ mức 8,6 triệu thùng/ngày cùng kỳ năm ngoái.
Cũng trong ngày hôm qua, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) công bố báo cáo hàng tháng cho rằng sự dư thừa nguồn cung dầu trên toàn cầu sẽ giảm xuống trong những quý sắp tới. Tuy vậy, OPEC cũng nói rằng mức sản lượng của khối đã tăng lên mức 30,98 triệu thùng/ngày trong tháng 5, cao hơn gần 1 triệu thùng/ngày so với mức mục tiêu đặt ra hồi tuần trước.
Đồng USD yếu đi cũng hỗ trợ cho giá dầu phiên này. Chỉ số Dollar Index của Wall Street Journal, thước đo sức mạnh của đồng USD so với 16 đồng tiền mạnh khác, giảm 0,7%.
Tờ Wall Street Journal cho biết, phiên tăng này diễn ra sau khi giá dầu “lình xình” quanh ngưỡng 60 USD/thùng suốt mấy tuần gần đây do giới đầu tư tiếp tục đánh giá tương quan giữa nguồn cung dồi dào với những tín hiệu cho thấy nhu cầu gia tăng và kỳ vọng về việc sản lượng khai thác dầu toàn cầu có thể giảm xuống.
Số liệu do Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) công bố hôm qua cho thấy, mức tồn kho dầu thô của nước này trong tuần kết thúc vào ngày 5/6 giảm 6,8 triệu thùng, còn 470,6 triệu thùng. Trước đó, giới phân tích dự báo tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 1,8 triệu thùng.
Đây là mức giảm tồn kho dầu mạnh nhất của Mỹ kể từ tháng 7 năm ngoái, đồng thời đánh dấu tuần giảm thứ 6 liên tiếp kể từ khi tồn kho dầu của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong hơn 80 năm hồi tháng 4.
Nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm này là nhập khẩu dầu của Mỹ giảm mạnh. Cháy rừng đã làm gián đoạn một phần hoạt động sản xuất dầu của Canada, khiến lượng dầu nước này xuất khẩu sang Mỹ giảm. Cùng với đó, hoạt động lọc hóa dầu của Mỹ lại tăng lên.
Lúc đóng cửa tại Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX), giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 7 tăng 1,29 USD/thùng, tương đương tăng 2,1%, đạt 61,43 USD/thùng, cao nhất kể từ ngày 9/12/2014.
Tại sàn ICE Futures Europe ở London, giá dầu thô Brent tăng 0,82 USD/thùng, tương đương tăng 1,3%, chốt ở 65,7 USD/thùng.
Giới phân tích dự báo tồn kho dầu thô ở Mỹ sẽ tiếp tục giảm trong mùa hè này do các nhà máy lọc dầu tiếp tục hoạt động với công suất cao để tạo ra xăng và các sản phẩm khác. Tại khu vực bờ Vịnh Mexico, nơi tập trung hầu hết các nhà máy lọc dầu của Mỹ, các nhà máy lọc dầu đang hoạt động ở 98,4% công suất tối đa, mức cao chưa từng có từ trước đến nay.
Tuy vậy, mức tồn kho dầu của Mỹ hiện vẫn đang cao hơn 22% so với thời điểm cách đây 1 năm. Ngoài ra, một số công ty khai thác dầu của Mỹ nói nếu giá dầu ở mức trên 60 USD/thùng, họ có thể tăng sản lượng khai thác.
Trong phiên ngày 10/6, giá xăng giao sau tại Mỹ tăng 6,93 cent, tương đương tăng 3,3%, lên mức 2,1464 USD/gallon, mức cao nhất kể từ ngày 31/10/2014.
Theo số liệu của EIA, tồn kho xăng của Mỹ giảm 2,9 triệu thùng trong tuần qua. Nhu cầu tiêu thụ xăng trong tuần bình quân ở mức 9,6 triệu thùng/ngày, tăng từ mức 8,6 triệu thùng/ngày cùng kỳ năm ngoái.
Cũng trong ngày hôm qua, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) công bố báo cáo hàng tháng cho rằng sự dư thừa nguồn cung dầu trên toàn cầu sẽ giảm xuống trong những quý sắp tới. Tuy vậy, OPEC cũng nói rằng mức sản lượng của khối đã tăng lên mức 30,98 triệu thùng/ngày trong tháng 5, cao hơn gần 1 triệu thùng/ngày so với mức mục tiêu đặt ra hồi tuần trước.
Đồng USD yếu đi cũng hỗ trợ cho giá dầu phiên này. Chỉ số Dollar Index của Wall Street Journal, thước đo sức mạnh của đồng USD so với 16 đồng tiền mạnh khác, giảm 0,7%.