Giá xăng dầu hôm nay sẽ giảm tiếp?
Giá thế giới tiếp tục giảm sâu, và hôm nay (21/1) là đủ chu kỳ 15 ngày để điều chỉnh giá xăng dầu trong nước
Ngày 19/1, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có ý kiến chỉ đạo về việc điều hành thuế nhập khẩu và giá bán lẻ xăng dầu.
Theo đó, thay mặt Chính phủ, Phó thủ tướng giao Bộ Tài chính, Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi sát tình hình biến động giá dầu thô trên thế giới để kịp thời có biện pháp xử lý về thuế nhập khẩu và giá bán lẻ xăng dầu cho phù hợp, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, góp phần giữ ổn định kinh tế vĩ mô.
Chiều 20/1, trao đổi với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, giá xăng dầu thế giới tiếp tục giảm sâu kể từ lần điều chỉnh giá xăng dầu hôm 6/1, hiện chỉ xoay quanh 45-47 USD/thùng.
Như vậy, theo quy định của Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, thì hôm nay 21/1 là đủ chu kỳ 15 ngày để điều chỉnh giá xăng dầu.
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, giá dầu thế giới giảm có tác động hai mặt, thu ngân sách giảm nhưng giúp cho chi phí đầu vào của nền kinh tế giảm, sản xuất kinh doanh phục hồi từ đó tăng nguồn thu trở lại.
“Nhiều dự báo giá dầu có thể chỉ từ 20-50 USD/thùng song thực tế rất khó lường. Dù sao thì giá dầu giảm xuống dài hạn là dấu hiệu tốt. Với giá dầu giảm, nhiều dự báo chu kỳ mới của tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ bùng nổ, với Việt Nam điều này cũng thuận lợi”, ông Dũng nói.
Giá dầu giảm mạnh đang khiến cho chênh lệch giá cơ sở và giá bán lẻ xăng dầu đến thời điểm hiện tại khá cao, ước khoảng 700 - 800 đồng/lít. Và nếu cộng thêm lãi định mức kinh doanh xăng dầu 300 đồng/lít thì các doanh nghiệp xăng dầu trong nước đang lãi tới khoảng hơn 1.000 đồng/lít xăng.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng cho hay, ngày 22/1 tới, Bộ Tài chính sẽ cùng các bộ, ngành họp bàn đưa ra các “kịch bản” cho nền kinh tế trước biến động của giá dầu thế giới. Các giải pháp đối phó cũng như cơ chế điều hành giá xăng dầu trong nước như thế nào cho phù hợp cũng sẽ được đề cập để đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp và cả người tiêu dùng.
Tính trong năm 2014, giá xăng dầu đã có tới 24 lần điều chỉnh, trong đó 5 lần điều chỉnh tăng và 19 lần điều chỉnh giảm. Đây cũng là năm có sự thay đổi về giá xăng dầu nhiều nhất từ trước tới nay.
Sang năm 2015, từ ngày 6/1/2015, giá xăng RON 92 tiếp tục được điều chỉnh giảm 310 đồng/lít, xuống còn 17.574 đồng/lít. Đây là lần giảm giá đầu tiên của xăng trong năm 2015 và lần thứ 14 từ tháng 7/2014.
Giá một số loại dầu cũng giảm. Mức giảm của dầu hỏa là 290 đồng/lít, dầu diesel giảm 360 đồng/lít, từ mức 16.990 đồng/lít xuống còn 16.630 đồng/lít. Giá xăng RON 92 giảm 310 đồng/lít, từ mức 17.880 đồng/lít xuống còn 17.570 đồng/lít. Dầu hỏa giảm 290 đồng/lít, còn 17.110 đồng/lít.
Theo đó, thay mặt Chính phủ, Phó thủ tướng giao Bộ Tài chính, Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi sát tình hình biến động giá dầu thô trên thế giới để kịp thời có biện pháp xử lý về thuế nhập khẩu và giá bán lẻ xăng dầu cho phù hợp, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, góp phần giữ ổn định kinh tế vĩ mô.
Chiều 20/1, trao đổi với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, giá xăng dầu thế giới tiếp tục giảm sâu kể từ lần điều chỉnh giá xăng dầu hôm 6/1, hiện chỉ xoay quanh 45-47 USD/thùng.
Như vậy, theo quy định của Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, thì hôm nay 21/1 là đủ chu kỳ 15 ngày để điều chỉnh giá xăng dầu.
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, giá dầu thế giới giảm có tác động hai mặt, thu ngân sách giảm nhưng giúp cho chi phí đầu vào của nền kinh tế giảm, sản xuất kinh doanh phục hồi từ đó tăng nguồn thu trở lại.
“Nhiều dự báo giá dầu có thể chỉ từ 20-50 USD/thùng song thực tế rất khó lường. Dù sao thì giá dầu giảm xuống dài hạn là dấu hiệu tốt. Với giá dầu giảm, nhiều dự báo chu kỳ mới của tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ bùng nổ, với Việt Nam điều này cũng thuận lợi”, ông Dũng nói.
Giá dầu giảm mạnh đang khiến cho chênh lệch giá cơ sở và giá bán lẻ xăng dầu đến thời điểm hiện tại khá cao, ước khoảng 700 - 800 đồng/lít. Và nếu cộng thêm lãi định mức kinh doanh xăng dầu 300 đồng/lít thì các doanh nghiệp xăng dầu trong nước đang lãi tới khoảng hơn 1.000 đồng/lít xăng.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng cho hay, ngày 22/1 tới, Bộ Tài chính sẽ cùng các bộ, ngành họp bàn đưa ra các “kịch bản” cho nền kinh tế trước biến động của giá dầu thế giới. Các giải pháp đối phó cũng như cơ chế điều hành giá xăng dầu trong nước như thế nào cho phù hợp cũng sẽ được đề cập để đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp và cả người tiêu dùng.
Tính trong năm 2014, giá xăng dầu đã có tới 24 lần điều chỉnh, trong đó 5 lần điều chỉnh tăng và 19 lần điều chỉnh giảm. Đây cũng là năm có sự thay đổi về giá xăng dầu nhiều nhất từ trước tới nay.
Sang năm 2015, từ ngày 6/1/2015, giá xăng RON 92 tiếp tục được điều chỉnh giảm 310 đồng/lít, xuống còn 17.574 đồng/lít. Đây là lần giảm giá đầu tiên của xăng trong năm 2015 và lần thứ 14 từ tháng 7/2014.
Giá một số loại dầu cũng giảm. Mức giảm của dầu hỏa là 290 đồng/lít, dầu diesel giảm 360 đồng/lít, từ mức 16.990 đồng/lít xuống còn 16.630 đồng/lít. Giá xăng RON 92 giảm 310 đồng/lít, từ mức 17.880 đồng/lít xuống còn 17.570 đồng/lít. Dầu hỏa giảm 290 đồng/lít, còn 17.110 đồng/lít.