“Khi thành thói quen, thanh toán điện tử sẽ phát triển rất nhanh”
“Khi khách hàng sử dụng như một thói quen thanh toán thì các dịch vụ thanh toán điện tử sẽ phát triển rất nhanh”
“Hiện tỷ lệ người dân dùng thanh toán điện tử vẫn còn rất thấp, nhưng tôi tin, khi khách hàng sử dụng như một thói quen thanh toán thì các dịch vụ thanh toán điện tử sẽ phát triển rất nhanh”.
Bà Trương Cẩm Thanh, Giám đốc Công ty TNHH ZION (ZION) - thành viên của Công ty Cổ phần VNG với hoạt động chính là cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, nêu quan điểm như vậy sau khi ZION chính thức được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) kết nạp và trở thành hội viên của Hiệp hội từ ngày 14/7/2017.
Thưa bà, trở thành hội viên của Hiệp hội Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ZION sẽ có quyền lợi và nghĩa vụ như thế nào?
ZION là một trong những đơn vị tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là trong lĩnh vực liên quan đến dịch vụ tài chính, nên chúng tôi nhận thức rất rõ việc được hỗ trợ tiếp xúc với các cơ quan nhà nước, kết nối các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực nhằm phát triển an toàn, bền vững và hiệu quả là những quyền lợi hết sức thiết thực khi trở thành thành viên của VNBA. Từ đó góp phần thực thi chính sách tiền tệ, điển hình là các chính sách khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Đánh giá của bà về quy mô và tiềm năng của thị trường thanh toán điện tử của Việt Nam? Thống kê cho thấy, số lượng người dân sử dụng công cụ thành toán điện tử so với tiềm năng và tỷ lệ dân số Việt Nam, thì vẫn còn ở mức thấp, vậy theo bà đâu là nguyên nhân?
Thị trường của chúng ta mới, chính vì mới nên chứa đựng nhiều tiềm năng, tuy nhiên thực tế thì cho đến nay tỷ lệ người dân dùng thanh toán điện tử vẫn còn rất thấp.
Theo tôi có một vài lý do, như: thói quen sử dụng tiền mặt; người dân chưa thực sự tin tưởng vào tính bảo mật, an toàn của các giao dịch điện tử; việc đăng ký các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chưa tiện lợi; phân mảnh nhiều khái niệm gây nhầm lẫn cho người sử dụng và các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử vẫn còn duy trì hình thức thanh toán COD, cái này cũng có lý do giữa người mua và người bán chưa tin tưởng lẫn nhau.
Theo tôi có một vài lý do, như: thói quen sử dụng tiền mặt; người dân chưa thực sự tin tưởng vào tính bảo mật, an toàn của các giao dịch điện tử; việc đăng ký các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chưa tiện lợi; phân mảnh nhiều khái niệm gây nhầm lẫn cho người sử dụng và các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử vẫn còn duy trì hình thức thanh toán COD, cái này cũng có lý do giữa người mua và người bán chưa tin tưởng lẫn nhau.
Thực tế, thanh toán điện tử thường đi kèm với rủi ro an ninh mất thông tin cá nhân và nghiêm trọng hơn là thông tin ngân hàng của người dùng và đây cũng là lý do khiến người dùng còn ngại ngần với các công cụ thanh toán điện tử? Cổng thanh toán 123Pay và Zalo Pay của ZION đã, đang giải quyết vấn đề này như thế nào?
Vấn đề bảo mật và an toàn hệ thống đối với chúng tôi đặc biệt quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến sự tồn vong của thanh toán điện tử mà còn là niềm tin của khách hàng vào hệ thống tài chính của quốc gia.
Vì thế, chúng tôi luôn trăn trở nghiên cứu, đánh giá, rà soát và dành sự đầu tư thích đáng cả về tài chính lẫn con người cho vấn đề này.
Vì thế, chúng tôi luôn trăn trở nghiên cứu, đánh giá, rà soát và dành sự đầu tư thích đáng cả về tài chính lẫn con người cho vấn đề này.
Điển hình, tháng 4/2017 chúng tôi nhận chứng chỉ PCI DSS cấp độ 3 và trong tháng 7 này chúng tôi sẽ nhận chứng chỉ PCI DSS cấp độ 1. Song song với đó chúng tôi cũng đang hoàn thiện hệ thống bảo mật thông tin theo chuẩn ISO27001, nâng cấp hệ thống để có thể sẵn sàng đáp ứng chuẩn ISO 20022 do Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo áp dụng trong thời gian tới.
Mới đây, tại triển lãm ICT COMM 2017, VNG đã thử nghiệm máy bán nước tự động tích hợp thanh toán điện tử Zalo Pay và nhận được nhiều sự quan tâm của khách tham quan. Liệu công ty có kế hoạch triển khai dịch vụ này đại trà không và nếu có thì khi nào?
Đây là một trong những sản phẩm của bộ phận IoT của VNG, chúng tôi rất vui khi nhận được sự quan tâm của khách hàng. Hiện chúng tôi cũng nhận được nhiều lời mời hợp tác để có thể triển khai rộng rãi. Dự kiến trong năm nay chúng tôi sẽ triển khai Tp.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng.
Hiện tại các 123Pay và Zalo Pay đã liên kết với các dịch vụ, nhà bán lẻ nào trong nước? Mục tiêu tìm kiếm, hợp tác với các đối tác liên kết để triển khai 123Pay và Zalo Pay trong thời gian tới của ZION?
Cổng thanh toán 123Pay chính thức đón nhận giấy phép số 19/GP-NHNNVN, cung cấp các dịch vụ thanh toán trung gian, thanh toán điện tử, dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ, dịch vụ ví điện tử từ đầu năm 2016.
Đến thời điểm hiện tại, 123Pay là đối tác đáng tin cậy của hơn 200 doanh nghiệp thương mại điện tử lớn trong cả nước với những cái tên: Lazada, Thế Giới Di Động, Siêu thị điện máy Nguyễn Kim, Galaxy Cinema…
Doanh thu thương mại điện tử qua cổng thanh toán 123Pay trong năm 2015 đạt 850 tỷ đồng, 2016 tăng trưởng 60% so với năm 2015 đạt gần 2.000 tỷ đồng. Đồng thời, cổng thanh toán 123Pay cũng liên kết toàn diện với các ngân hàng có uy tín và quy mô lớn trong nước như Vietcombank, Viettinbank, BIDV, Sacombank…
Doanh thu thương mại điện tử qua cổng thanh toán 123Pay trong năm 2015 đạt 850 tỷ đồng, 2016 tăng trưởng 60% so với năm 2015 đạt gần 2.000 tỷ đồng. Đồng thời, cổng thanh toán 123Pay cũng liên kết toàn diện với các ngân hàng có uy tín và quy mô lớn trong nước như Vietcombank, Viettinbank, BIDV, Sacombank…
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã và đang hỗ trợ những start-up, những đối tác kinh doanh với quy mô nhỏ và vừa để có thể giúp người dân làm quen và tiếp cận nhiều hơn đến dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Bất cứ một đối tác nào có mong muốn hợp tác chúng tôi đều hoan nghênh.
So với dịch vụ của các quốc gia láng giềng như Wing của Campuchia, Wechat Pay, AliPay của Trung Quốc… thì đa số các công ty tài chính công nghệ Việt Nam chỉ mới dừng ở việc trung gian thanh toán, thu hộ, chuyển tiền, cho vay... theo bà, nguyên nhân ở đây là gì?
Tôi nghĩ cái gì cũng có giai đoạn phát triển của nó. Wechat hay Alipay thì khởi điểm ban đầu cũng vẫn là đi vào nhu cầu thiết yếu của con người. Chúng ta cần có lộ trình để khách hàng làm quen, tin dùng. Khi khách hàng đã sử dụng như một thói quen thanh toán thì việc phát triển thêm các dịch vụ mới sẽ rất nhanh.
Để dịch vụ này phát triển và “chuyển mình” mạnh mẽ, ở góc độ doanh nghiệp, theo bà, các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực tài chính công nghệ cần được hỗ trợ gì từ phía Chính phủ?
Tôi nghĩ, cuộc chơi nào cũng vậy. Sự công bằng sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Hành lang pháp lý và các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm đầu tư để phát triển sản phẩm, dịch vụ.
Vậy bà đặt tầm nhìn về các sản phẩm thanh toán điện tử trong 5 năm tới của ZION sẽ như thế nào?
Chúng tôi mong Zalo Pay sẽ là ví điện tử được nhiều người Việt Nam tin tưởng và sử dụng.