Khi “xoá sổ” RON 92, tiêu thụ xăng E5 sẽ tăng lên 5,3 triệu m3
Việc ngừng bán xăng RON 92 khiến nhu cầu xăng E5 RON 92 tăng đột biến từ 590.000 tấn lên khoảng 5,3 triệu tấn
Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) vừa có báo cáo tình hình triển khai Đề án phát triển nhiên liệu sinh học và lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống.
Theo đó, tổng lượng xăng tiêu thụ trên địa bàn cả nước trong năm 2016 đạt khoảng 7,4 triệu m3, trong đó, xăng E5 RON 92 khoảng 590.000 m3 - chiếm 8% so với tổng lượng xăng tiêu thụ trên thị trường; xăng khoáng khoảng đạt 6,8 triệu m3 - chiếm khoảng 92%.
Trong thành phần xăng khoáng, xăng RON 95 chiếm khoảng 2 triệu m3, trương đương 30% so với tổng lượng xăng khoáng, xăng RON 92 chiếm khoảng 4,76 triệu m3, tương đương 70% so với tổng lượng xăng khoáng.
Theo quyết định của Thủ tướng, từ 1/1/2018 sẽ chấm dứt bán xăng RON 92, chuyển sang bán xăng sinh học E5 RON 92. Dự báo tiêu thụ xăng E5 RON 92 tiêu thụ trên cả nước ước đạt 5,3 triệu m3, một số người tiêu dùng chuyển sang sử dụng xăng khoáng RON 95.
Theo Bộ Công Thương, tổng nhu cầu E100 trong năm 2016 chiếm khoảng 29.500 m3. Do ngừng bán xăng RON 92 từ năm 2018, dự báo nhu cầu tiêu thụ E100 để pha chế E5 RON 92 sẽ lên tới 267.850 m3.
Hiện nay, việc cung cấp etanol nhiên liệu để phối trộn lượng xăng sinh học E5 trên chủ yếu từ 2 nhà máy của Công ty TNHH Tùng Lâm với tổng công suất: 200.000 m3/năm (200 triệu lít/năm) đủ để phối trộn 3,9 triệu m3 (3 triệu tấn) xăng sinh học E5/năm.
Trong năm 2016, Công ty TNHH Tùng Lâm đã bán ra thị trường khoảng trên 2.000 m3/tháng. Ngoài 2 nhà máy của Công ty Tùng Lâm hiện trong nước còn 2 nhà máy với công suất 100.000 m3/năm (100 triệu lít/năm) tại Dung Quất và Bình Phước đang tạm dừng sản xuất do chưa có thị trường tiêu thụ sản phẩm.
"Các nhà máy này đang khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch để đưa nhà máy hoạt động trở lại, dự kiến sẽ khởi động lại chậm nhất là cuối năm 2017”, Bộ Công Thương cho hay.
Hiện hai nhà máy xăng E5 này đang "đắp chiếu". Mới đây, ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty TNHH Lọc hoá dầu Bình Sơn nói rằng trong các phương án khởi động nhà máy, phải chọn phương án nào ít xấu nhất. Dự kiến nếu khởi động lại nhà máy xăng sinh học Dung Quất, công ty sẽ lỗ kế hoạch đến năm 2027.
Về hệ thống phân phối, Bộ Công Thương cho biết, hiện có 26 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu mặt đất, trong đó có 5 thương nhân có hệ thống phối trộn xăng E5 đang hoạt động là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Dầu Việt Nam - Công ty TNHH một thành viên (PV Oil), Công ty TNHH một thành viên Dầu khí Tp.HCM (Saigon Petro), Công ty TNHH một thành viên - Tổng công ty Xăng dầu Quân đội, Công ty Cổ phần thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu.
Như vậy, tổng công suất các trạm trộn xăng E5 RON 92 từ 5 thương nhân đầu mối đã triển khai hoạt động sau khi nâng cấp, cải tạo và đầu tư thêm và 2 thương nhân đã triển khai trạm trộn nhưng chưa đưa vào hoạt động đạt khoảng 6,2 - 6,7 triệu m3/năm.
"Nguồn cung xăng sinh học E5 RON 92 hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường khi thay thế toàn bộ xăng khoáng RON 92 bằng xăng nhiên liệu sinh học E5 RON 92 kể từ 1/1/2018”, Bộ Công Thương cho biết.
Theo đó, tổng lượng xăng tiêu thụ trên địa bàn cả nước trong năm 2016 đạt khoảng 7,4 triệu m3, trong đó, xăng E5 RON 92 khoảng 590.000 m3 - chiếm 8% so với tổng lượng xăng tiêu thụ trên thị trường; xăng khoáng khoảng đạt 6,8 triệu m3 - chiếm khoảng 92%.
Trong thành phần xăng khoáng, xăng RON 95 chiếm khoảng 2 triệu m3, trương đương 30% so với tổng lượng xăng khoáng, xăng RON 92 chiếm khoảng 4,76 triệu m3, tương đương 70% so với tổng lượng xăng khoáng.
Theo quyết định của Thủ tướng, từ 1/1/2018 sẽ chấm dứt bán xăng RON 92, chuyển sang bán xăng sinh học E5 RON 92. Dự báo tiêu thụ xăng E5 RON 92 tiêu thụ trên cả nước ước đạt 5,3 triệu m3, một số người tiêu dùng chuyển sang sử dụng xăng khoáng RON 95.
Theo Bộ Công Thương, tổng nhu cầu E100 trong năm 2016 chiếm khoảng 29.500 m3. Do ngừng bán xăng RON 92 từ năm 2018, dự báo nhu cầu tiêu thụ E100 để pha chế E5 RON 92 sẽ lên tới 267.850 m3.
Hiện nay, việc cung cấp etanol nhiên liệu để phối trộn lượng xăng sinh học E5 trên chủ yếu từ 2 nhà máy của Công ty TNHH Tùng Lâm với tổng công suất: 200.000 m3/năm (200 triệu lít/năm) đủ để phối trộn 3,9 triệu m3 (3 triệu tấn) xăng sinh học E5/năm.
Trong năm 2016, Công ty TNHH Tùng Lâm đã bán ra thị trường khoảng trên 2.000 m3/tháng. Ngoài 2 nhà máy của Công ty Tùng Lâm hiện trong nước còn 2 nhà máy với công suất 100.000 m3/năm (100 triệu lít/năm) tại Dung Quất và Bình Phước đang tạm dừng sản xuất do chưa có thị trường tiêu thụ sản phẩm.
"Các nhà máy này đang khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch để đưa nhà máy hoạt động trở lại, dự kiến sẽ khởi động lại chậm nhất là cuối năm 2017”, Bộ Công Thương cho hay.
Hiện hai nhà máy xăng E5 này đang "đắp chiếu". Mới đây, ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty TNHH Lọc hoá dầu Bình Sơn nói rằng trong các phương án khởi động nhà máy, phải chọn phương án nào ít xấu nhất. Dự kiến nếu khởi động lại nhà máy xăng sinh học Dung Quất, công ty sẽ lỗ kế hoạch đến năm 2027.
Về hệ thống phân phối, Bộ Công Thương cho biết, hiện có 26 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu mặt đất, trong đó có 5 thương nhân có hệ thống phối trộn xăng E5 đang hoạt động là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Dầu Việt Nam - Công ty TNHH một thành viên (PV Oil), Công ty TNHH một thành viên Dầu khí Tp.HCM (Saigon Petro), Công ty TNHH một thành viên - Tổng công ty Xăng dầu Quân đội, Công ty Cổ phần thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu.
Như vậy, tổng công suất các trạm trộn xăng E5 RON 92 từ 5 thương nhân đầu mối đã triển khai hoạt động sau khi nâng cấp, cải tạo và đầu tư thêm và 2 thương nhân đã triển khai trạm trộn nhưng chưa đưa vào hoạt động đạt khoảng 6,2 - 6,7 triệu m3/năm.
"Nguồn cung xăng sinh học E5 RON 92 hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường khi thay thế toàn bộ xăng khoáng RON 92 bằng xăng nhiên liệu sinh học E5 RON 92 kể từ 1/1/2018”, Bộ Công Thương cho biết.