Kinh doanh lữ hành: Doanh thu lớn, lãi “bèo bọt”
Nếu chỉ nhìn vào số lượng du khách từng năm và doanh thu của các công ty lữ hành nhiều người tưởng rằng kinh doanh ngành du lịch rất ổn
2016 được đánh giá là năm thành công của ngành du lịch Việt Nam. Bên cạnh việc đón được 10 triệu lượt khách quốc tế, du lịch Việt Nam cũng phục vụ 62 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 400.000 tỷ đồng, tăng 18,6% so với năm 2015.
Chính điều này đã mang lại niềm vui không nhỏ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, lữ hành.
Là một trong những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực lữ hành, Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị giao thông vận tải - Vietravel đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu trong những năm vừa qua.
Năm 2016, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vietravel đạt 5.263 tỷ đồng, tăng 16,3% so với năm 2015.
Mặc dù mang về cho Vietravel khoản doanh thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng nhưng lợi nhuận của hoạt động lữ hành chẳng đáng là bao.
Cả năm 2016, lợi nhuận của Vietravel chỉ đạt gần 42 tỷ đồng. Tức cứ 125 đồng doanh thu, Vietravel mới có được 1 đồng lãi, tương ứng với tỷ suất lợi nhuận là 0,8%.
Dù vậy, kết quả kinh doanh của Vietravel vẫn đang theo chiều hướng tốt lên. Từ mức lỗ 3 tỷ đồng trong năm 2013, công ty đã có lãi 11 tỷ đồng trong năm 2014 và 22 tỷ trong năm 2015, và 42 tỷ trong năm 2016.
Nguyên nhân chính khiến cho lợi nhuận của Vietravel rất thấp là do doanh nghiệp này thuần túy chỉ có hoạt động cung cấp dịch vụ lữ hành vốn là mảng có biên lợi nhuận rất mỏng trong cả ngành dịch vụ du lịch nói chung.
Trong khi đó, với doanh thu không được nhiều như Vietravel, nhưng đều đặn từng năm, lợi nhuận sau thuế của Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Saigontourist đều trên nghìn tỷ.
Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2016, doanh thu của Saigontouris đạt 2.849 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 558 tỷ đồng, gấp 13 lần lợi nhuận cả năm của Vietravel.
Có được lợi nhuận đáng kể là do Saigontourist đã mang tiền đi đầu tư vào các dịch vụ khác trong ngành du lịch như đầu tư vào các khách sạn, kinh doanh nhà hàng, kinh doanh địa ốc, taxi, xăng dầu...
Tương tự, nhiều doanh nghiệp khác trong ngành lại có được mức lợi nhuận cũng như tỷ suất lợi nhuận tốt hơn Vietravel rất nhiều nhờ đầu tư vào các ngành dịch vụ du lịch khác như sở hữu hoặc nắm cổ phần tại một số khách sạn lớn; tổ chức sự kiện, đầu tư vào bất động sản…
Chẳng hạn như Hà Nội Toserco, mặc dù doanh thu không bằng Vietravel nhưng lợi nhuận vẫn cao, đạt hơn 72 tỷ đồng; Phú Thọ Tourist đạt gần 94 tỷ đồng...
Nếu so với quy mô vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ tại thời điểm cuối năm 2016 lần lượt là 118 tỷ đồng và 66 tỷ đồng thì các chỉ số sinh lời trên vốn của Vietravel vẫn rất khả quan. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hiện tại của Vietravel là 35,6%.
Tuy nhiên, với quy mô vốn rất khiêm tốn trong ngành thì cơ hội đầu tư, mở rộng của Vietravel sang các dịch vụ khác trong ngành sẽ hạn chế, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận thấp và Vietravel vẫn mãi chỉ là một doanh nghiệp bé trong ngành.
Chính điều này đã mang lại niềm vui không nhỏ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, lữ hành.
Là một trong những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực lữ hành, Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị giao thông vận tải - Vietravel đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu trong những năm vừa qua.
Năm 2016, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vietravel đạt 5.263 tỷ đồng, tăng 16,3% so với năm 2015.
Mặc dù mang về cho Vietravel khoản doanh thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng nhưng lợi nhuận của hoạt động lữ hành chẳng đáng là bao.
Cả năm 2016, lợi nhuận của Vietravel chỉ đạt gần 42 tỷ đồng. Tức cứ 125 đồng doanh thu, Vietravel mới có được 1 đồng lãi, tương ứng với tỷ suất lợi nhuận là 0,8%.
Dù vậy, kết quả kinh doanh của Vietravel vẫn đang theo chiều hướng tốt lên. Từ mức lỗ 3 tỷ đồng trong năm 2013, công ty đã có lãi 11 tỷ đồng trong năm 2014 và 22 tỷ trong năm 2015, và 42 tỷ trong năm 2016.
Nguyên nhân chính khiến cho lợi nhuận của Vietravel rất thấp là do doanh nghiệp này thuần túy chỉ có hoạt động cung cấp dịch vụ lữ hành vốn là mảng có biên lợi nhuận rất mỏng trong cả ngành dịch vụ du lịch nói chung.
Trong khi đó, với doanh thu không được nhiều như Vietravel, nhưng đều đặn từng năm, lợi nhuận sau thuế của Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Saigontourist đều trên nghìn tỷ.
Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2016, doanh thu của Saigontouris đạt 2.849 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 558 tỷ đồng, gấp 13 lần lợi nhuận cả năm của Vietravel.
Có được lợi nhuận đáng kể là do Saigontourist đã mang tiền đi đầu tư vào các dịch vụ khác trong ngành du lịch như đầu tư vào các khách sạn, kinh doanh nhà hàng, kinh doanh địa ốc, taxi, xăng dầu...
Tương tự, nhiều doanh nghiệp khác trong ngành lại có được mức lợi nhuận cũng như tỷ suất lợi nhuận tốt hơn Vietravel rất nhiều nhờ đầu tư vào các ngành dịch vụ du lịch khác như sở hữu hoặc nắm cổ phần tại một số khách sạn lớn; tổ chức sự kiện, đầu tư vào bất động sản…
Chẳng hạn như Hà Nội Toserco, mặc dù doanh thu không bằng Vietravel nhưng lợi nhuận vẫn cao, đạt hơn 72 tỷ đồng; Phú Thọ Tourist đạt gần 94 tỷ đồng...
Nếu so với quy mô vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ tại thời điểm cuối năm 2016 lần lượt là 118 tỷ đồng và 66 tỷ đồng thì các chỉ số sinh lời trên vốn của Vietravel vẫn rất khả quan. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hiện tại của Vietravel là 35,6%.
Tuy nhiên, với quy mô vốn rất khiêm tốn trong ngành thì cơ hội đầu tư, mở rộng của Vietravel sang các dịch vụ khác trong ngành sẽ hạn chế, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận thấp và Vietravel vẫn mãi chỉ là một doanh nghiệp bé trong ngành.