Lingo.vn và mô hình đại siêu thị
Đâu là quy chuẩn để các công ty thương mại điện tử trở thành những đại siêu thị trực tuyến?
Sự xuất hiện của thương mại điện tử và những bước phát triển lớn mạnh của các công ty hoạt động trong lĩnh vực này đã và đang thay đổi cán cân của thị trường thương mại Việt Nam.
Vậy đâu là quy chuẩn để các công ty thương mại điện tử trở thành những đại siêu thị trực tuyến?
Có ý kiến cho rằng, thương mại điện tử trong tương lai có thể sẽ lấn sân và chiếm lĩnh thị trường bán lẻ, các ông lớn siêu thị có thể phải nhường thị phần cho các "đại gia online", tuy nhiên để có thể làm được điều này, các công ty thương mại điện tử cần phải đạt được những quy chuẩn mà siêu thị hiện nay đang có.
Để có thể trở thành một đại siêu thị đòi hỏi rất nhiều sự đầu tư về vốn cũng như về công sức, lướt qua một số đầu mục, có thể nhận thấy rằng các siêu thị cần phải có kho bãi lớn hàng ngàn mét vuông, danh mục hàng hóa cũng đỏi hỏi phải lớn hơn 20.000 sản phẩm và phải phân chia theo nhóm ngành hàng để thuận tiện cho người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm cũng cần được kiểm định, giá cả bình ổn và các chương trình khuyến mãi minh bạch, hợp lý.
Tuy nhiên, để đạt được những quy chuẩn này cũng không phải là điều dễ dàng, ông Lê Ngọc Anh - Giám đốc bộ phận kinh doanh Lingo.vn, cho biết: "ngay từ ban đầu, chúng tôi đã lựa chọn mô hình giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C) chứ không phải market place, chúng tôi thu mua hàng hóa rồi kiểm định và bán ra giống như siêu thị, còn mô hình market place bạn cứ tưởng tượng nó giống như một phiên chợ mà tất cả các nhà cung cấp sẽ đăng thông tin sản phẩm của mình lên đó”.
Đặt ra câu hỏi cho những khó khăn và lợi thế khi xây dựng mô hình đại siêu thị, ông Ngọc Anh nói: “Điều đầu tiên chúng tôi cần giải quyết vấn đề kho bãi và hàng hóa. Địa điểm cho kho bãi phải đảm bảo làm sao diện tích đủ lớn để chứa được nhiều hàng, cũng cần vị trí thuận tiện không quá xa các trung tâm để vận chuyển thuận tiện”.
“Sau nhiều thời gian tìm kiếm, kho Hà Nội chúng tôi đã được đặt tại Phạm Hùng và Tp.HCM là đường Cộng Hòa, hai vị trí này là tuyến đường giao thông thuận tiện giữa nội và ngoại thành, cũng là khu vực sầm uất. diện tích kho hai miền trên 2.000 m2 cũng phù hợp với lượng hàng hóa lớn của chúng tôi”.
Với danh mục hàng hoá gần 30.000 sản phẩm, đại diện Lingo cũng cho biết về việc kiểm định và phân loại hàng hóa, với mỗi sản phẩm nhập vào, đều qua khâu kiểm định chất lượng, các sản phẩm cũng được phân loại theo từng hạng mục giống như mô hình siêu thị ví dụ đồ gia dụng gồm phòng bếp, phòng ngủ, phòng tắm.
Bên cạnh việc lựa chọn dịch vụ giao hàng, người mua hoàn toàn có thể đến trực tiếp kho của Lingo để nhận sản phẩm. Hệ thống dịch vụ của thương mại điện tử đã giảm thiểu tối đa khác biệt giữa mua sắm hàng hoá qua mạng và mua sắm trực tiếp ở các siêu thị.
Với sự phát triển như hiện nay, mục tiêu của không chỉ Lingo mà tất cả các công ty thương mại điện tử là chứng minh những lợi ích mà người tiêu dùng nhận được khi mua sắm online là không thua kém so với việc sử dụng dịch vụ ở các siêu thị lớn trên cả nước.
Vậy đâu là quy chuẩn để các công ty thương mại điện tử trở thành những đại siêu thị trực tuyến?
Có ý kiến cho rằng, thương mại điện tử trong tương lai có thể sẽ lấn sân và chiếm lĩnh thị trường bán lẻ, các ông lớn siêu thị có thể phải nhường thị phần cho các "đại gia online", tuy nhiên để có thể làm được điều này, các công ty thương mại điện tử cần phải đạt được những quy chuẩn mà siêu thị hiện nay đang có.
Để có thể trở thành một đại siêu thị đòi hỏi rất nhiều sự đầu tư về vốn cũng như về công sức, lướt qua một số đầu mục, có thể nhận thấy rằng các siêu thị cần phải có kho bãi lớn hàng ngàn mét vuông, danh mục hàng hóa cũng đỏi hỏi phải lớn hơn 20.000 sản phẩm và phải phân chia theo nhóm ngành hàng để thuận tiện cho người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm cũng cần được kiểm định, giá cả bình ổn và các chương trình khuyến mãi minh bạch, hợp lý.
Tuy nhiên, để đạt được những quy chuẩn này cũng không phải là điều dễ dàng, ông Lê Ngọc Anh - Giám đốc bộ phận kinh doanh Lingo.vn, cho biết: "ngay từ ban đầu, chúng tôi đã lựa chọn mô hình giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C) chứ không phải market place, chúng tôi thu mua hàng hóa rồi kiểm định và bán ra giống như siêu thị, còn mô hình market place bạn cứ tưởng tượng nó giống như một phiên chợ mà tất cả các nhà cung cấp sẽ đăng thông tin sản phẩm của mình lên đó”.
Đặt ra câu hỏi cho những khó khăn và lợi thế khi xây dựng mô hình đại siêu thị, ông Ngọc Anh nói: “Điều đầu tiên chúng tôi cần giải quyết vấn đề kho bãi và hàng hóa. Địa điểm cho kho bãi phải đảm bảo làm sao diện tích đủ lớn để chứa được nhiều hàng, cũng cần vị trí thuận tiện không quá xa các trung tâm để vận chuyển thuận tiện”.
“Sau nhiều thời gian tìm kiếm, kho Hà Nội chúng tôi đã được đặt tại Phạm Hùng và Tp.HCM là đường Cộng Hòa, hai vị trí này là tuyến đường giao thông thuận tiện giữa nội và ngoại thành, cũng là khu vực sầm uất. diện tích kho hai miền trên 2.000 m2 cũng phù hợp với lượng hàng hóa lớn của chúng tôi”.
Với danh mục hàng hoá gần 30.000 sản phẩm, đại diện Lingo cũng cho biết về việc kiểm định và phân loại hàng hóa, với mỗi sản phẩm nhập vào, đều qua khâu kiểm định chất lượng, các sản phẩm cũng được phân loại theo từng hạng mục giống như mô hình siêu thị ví dụ đồ gia dụng gồm phòng bếp, phòng ngủ, phòng tắm.
Bên cạnh việc lựa chọn dịch vụ giao hàng, người mua hoàn toàn có thể đến trực tiếp kho của Lingo để nhận sản phẩm. Hệ thống dịch vụ của thương mại điện tử đã giảm thiểu tối đa khác biệt giữa mua sắm hàng hoá qua mạng và mua sắm trực tiếp ở các siêu thị.
Với sự phát triển như hiện nay, mục tiêu của không chỉ Lingo mà tất cả các công ty thương mại điện tử là chứng minh những lợi ích mà người tiêu dùng nhận được khi mua sắm online là không thua kém so với việc sử dụng dịch vụ ở các siêu thị lớn trên cả nước.