Mua mỗi lít xăng phải trả 8.800 đồng tiền thuế phí vì cách tính mới
Cơ cấu thuế phí trong một lít xăng đã có thay đổi đáng kể
Ngày 4/10, Bộ Công Thương đã nhận được văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc áp dụng thuế bình quân gia quyền với các mặt hàng xăng dầu.
Theo đó, thuế bình quân gia quyền áp dụng cho quý 4/2016 với mặt hàng xăng tăng thêm 0,48% lên mức 16,22% so với quý trước.
Mỗi lít xăng "gánh" 8.825 đồng thuế phí
Theo Bộ Công Thương, giá cơ sở nhập khẩu xăng Ron 92 trên thị trường Singapore bình quân của 15 ngày tính giá là 56,177 USD/thùng. Các đơn vị đầu mối xăng dầu cho biết để vận chuyển xăng về Việt Nam mất khoảng 2,5 -3 USD một thùng. Như vậy, giá CIF tính thuế nhập khẩu là 7.875 đồng/lít.
Hiện một lít xăng đang phải áp các loại thuế phí sau: thuế nhập khẩu (thuế bình quân gia quyền), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT, thuế bảo vệ môi trường, chi phí định mức, lợi nhuận định mức, chi quỹ bình ổn.
Theo tính toán, với cách tính thuế mới, thuế nhập khẩu áp trên mỗi lít xăng là 1.275 đồng, thuế bảo vệ môi trường (3.000 đồng), chi phí định mức (1.050 đồng), lợi nhuận định mức (300 đồng), quỹ bình ổn giá (300 đồng), thuế tiêu thụ đặc biệt (1.380 đồng), thuế VAT (1.520 đồng).
Như vậy, tổng các loại thuế phí một lít xăng phải gánh đạt 8.825 đồng. Trong khi đó, giá xăng RON 92 bán lẻ ngày 5/10 được Petrolimex niêm yết ở mức 16.400 đồng. Như vậy, thuế phí chiếm tới 53,8% giá xăng.
Nếu như so sánh với thời điểm tháng 3 năm nay, khi thuế bình quân gia quyền và cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt chưa được áp dụng thì cơ cấu thuế phí tăng về tuyệt đối, nhưng giảm về tỷ trọng.
Cụ thể, tại ngày 18/3/2016, số tiền thuế phí mà người mua phải trả là gần 7.900 đồng/lít, chiếm tỷ lệ 54,7% giá bán lẻ hiện tại, tức là cứ 100.000 đồng tiền xăng, người tiêu dùng phải trả 54.700 đồng tiền thuế, phí. Cùng kỳ 2014, tỷ trọng này chỉ ở mức 43%.
Tỷ trọng thuế phí có xu hướng giảm đáng kể là do cách tính bình quân gia quyền theo mức thuế nhập khẩu bình quân của các thị trường.
Cơ cấu thuế phí trên mỗi lít xăng tính đến kỳ điều chỉnh ngày 5/10.
Việc Việt Nam gia nhập hàng loạt các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt với ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản… đã tác động mạnh mẽ đến thuế nhập khẩu xăng dầu.
Theo đó, thuế xăng từ Hàn Quốc giảm xuống 10% khiến các đơn vị xăng dầu dầu mối đổ xô sang thị trường này nhập khẩu. Trong khi đó, thuế xăng từ Nhật Bản sắp tới cũng về 10%, thuế của ASEAN là 20%. Cơ quan quản lý sẽ tổng hợp, tính bình quân dựa trên mức thuế, số lượng nhập để áp tính giá bán lẻ.
Như vậy, mức thuế nhập khẩu gia quyền áp dụng cho quý cuối năm nay là 16,22%, giảm đáng kể so với thuế nhập khẩu 20% áp dụng tháng 3 năm nay, thấp hơn nhiều so với mức 35% hồi đầu năm 2015. Tuy nhiên, việc tăng thuế và thay đổi cách tính thuế đã khiến tỷ trọng thuế phí trong cơ cấu giá xăng dầu chỉ giảm nhẹ.
Nỗi lo thuế phí xăng tiếp tục tăng
Ngày 5/10, giá xăng RON 92 tăng thêm 170 đồng lên 16.400 đồng, được cho hệ quả của việc áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt mới của Bộ Tài chính theo Nghị định 100.
Theo đó, thuế tiêu thụ đặc biệt (10%) của xăng được tính trên mức giá ra của các doanh nghiệp đầu mối thay vì được tính trên giá đầu vào.
Theo công thức cũ, thuế tiêu thụ đặc biệt được tính luỹ kế trên giá CIF + thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, việc áp dụng tính trên cơ sở đầu ra của sản phẩm, thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ đánh trên tổng các hoà các thuế phí tính đến khi giá xăng dầu đến tay người tiêu dùng khiến giá có thể tăng hơn 300 đồng mỗi lít xăng.
Điều này làm tăng đáng kể cơ cấu thuế phí trong một lít xăng.
Trong một văn bản gửi lên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương về vấn đề tính thuế mặt hàng xăng, Petrolimex cho biết, trong 3 kỳ điều hành giá xăng dầu kể từ ngày 1/7 - 18/8, liên bộ Công Thương - Tài chính đã tính thiếu hàng trăm tỷ đồng cho đơn vị này.
Với phương án giá CIF xăng A92 ở mức 49,16 USD/thùng thì mức chênh lệch này vào khoảng 185 đồng/lít. Trong đó, khoản thuế tiêu thụ đặc biệt bị tính thiếu là 165 đồng/lít và thuế giá trị gia tăng bị tính thiếu là 17 đồng/lít. Thay vì thuế tiêu thụ đặc biệt phải tính là 989 đồng/lít thì liên bộ chỉ tính có 824 đồng/lít.
Việc thuế VAT được tính trên cả quỹ bình ổn xăng dầu nên gây tình trạng thuế chồng thuế. Đến hết quý 2/2016, quỹ bình ổn xăng dầu là hơn 2.000 tỷ đồng.
Trong bối cảnh ngân sách khó khăn, Bộ Tài chính trong nhiều văn bản gửi lên Chính phủ, Quốc hội có đề xuất áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường lên kịch trần. Theo quy định hiện nay, khung kịch trần với thuế bảo vệ môi trường là 4.000 đồng.
Thuế bảo vệ môi trường tăng gấp ba trong 8 tháng cuối năm đã góp phần giúp thu ngân sách 2015 vượt dự toán trong bối cảnh giá dầu lao dốc. Nhờ việc tăng gấp ba thuế môi trường với xăng dầu mà ngân sách cả năm có thêm 13.200 tỷ đồng trong điều kiện nhiều nguồn thu khác khó khăn.
Mỗi lít xăng "gánh" 8.825 đồng thuế phí
Theo Bộ Công Thương, giá cơ sở nhập khẩu xăng Ron 92 trên thị trường Singapore bình quân của 15 ngày tính giá là 56,177 USD/thùng. Các đơn vị đầu mối xăng dầu cho biết để vận chuyển xăng về Việt Nam mất khoảng 2,5 -3 USD một thùng. Như vậy, giá CIF tính thuế nhập khẩu là 7.875 đồng/lít.
Hiện một lít xăng đang phải áp các loại thuế phí sau: thuế nhập khẩu (thuế bình quân gia quyền), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT, thuế bảo vệ môi trường, chi phí định mức, lợi nhuận định mức, chi quỹ bình ổn.
Theo tính toán, với cách tính thuế mới, thuế nhập khẩu áp trên mỗi lít xăng là 1.275 đồng, thuế bảo vệ môi trường (3.000 đồng), chi phí định mức (1.050 đồng), lợi nhuận định mức (300 đồng), quỹ bình ổn giá (300 đồng), thuế tiêu thụ đặc biệt (1.380 đồng), thuế VAT (1.520 đồng).
Như vậy, tổng các loại thuế phí một lít xăng phải gánh đạt 8.825 đồng. Trong khi đó, giá xăng RON 92 bán lẻ ngày 5/10 được Petrolimex niêm yết ở mức 16.400 đồng. Như vậy, thuế phí chiếm tới 53,8% giá xăng.
Nếu như so sánh với thời điểm tháng 3 năm nay, khi thuế bình quân gia quyền và cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt chưa được áp dụng thì cơ cấu thuế phí tăng về tuyệt đối, nhưng giảm về tỷ trọng.
Cụ thể, tại ngày 18/3/2016, số tiền thuế phí mà người mua phải trả là gần 7.900 đồng/lít, chiếm tỷ lệ 54,7% giá bán lẻ hiện tại, tức là cứ 100.000 đồng tiền xăng, người tiêu dùng phải trả 54.700 đồng tiền thuế, phí. Cùng kỳ 2014, tỷ trọng này chỉ ở mức 43%.
Tỷ trọng thuế phí có xu hướng giảm đáng kể là do cách tính bình quân gia quyền theo mức thuế nhập khẩu bình quân của các thị trường.
Cơ cấu thuế phí trên mỗi lít xăng tính đến kỳ điều chỉnh ngày 5/10.
Việc Việt Nam gia nhập hàng loạt các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt với ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản… đã tác động mạnh mẽ đến thuế nhập khẩu xăng dầu.
Theo đó, thuế xăng từ Hàn Quốc giảm xuống 10% khiến các đơn vị xăng dầu dầu mối đổ xô sang thị trường này nhập khẩu. Trong khi đó, thuế xăng từ Nhật Bản sắp tới cũng về 10%, thuế của ASEAN là 20%. Cơ quan quản lý sẽ tổng hợp, tính bình quân dựa trên mức thuế, số lượng nhập để áp tính giá bán lẻ.
Như vậy, mức thuế nhập khẩu gia quyền áp dụng cho quý cuối năm nay là 16,22%, giảm đáng kể so với thuế nhập khẩu 20% áp dụng tháng 3 năm nay, thấp hơn nhiều so với mức 35% hồi đầu năm 2015. Tuy nhiên, việc tăng thuế và thay đổi cách tính thuế đã khiến tỷ trọng thuế phí trong cơ cấu giá xăng dầu chỉ giảm nhẹ.
Nỗi lo thuế phí xăng tiếp tục tăng
Ngày 5/10, giá xăng RON 92 tăng thêm 170 đồng lên 16.400 đồng, được cho hệ quả của việc áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt mới của Bộ Tài chính theo Nghị định 100.
Theo đó, thuế tiêu thụ đặc biệt (10%) của xăng được tính trên mức giá ra của các doanh nghiệp đầu mối thay vì được tính trên giá đầu vào.
Theo công thức cũ, thuế tiêu thụ đặc biệt được tính luỹ kế trên giá CIF + thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, việc áp dụng tính trên cơ sở đầu ra của sản phẩm, thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ đánh trên tổng các hoà các thuế phí tính đến khi giá xăng dầu đến tay người tiêu dùng khiến giá có thể tăng hơn 300 đồng mỗi lít xăng.
Điều này làm tăng đáng kể cơ cấu thuế phí trong một lít xăng.
Trong một văn bản gửi lên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương về vấn đề tính thuế mặt hàng xăng, Petrolimex cho biết, trong 3 kỳ điều hành giá xăng dầu kể từ ngày 1/7 - 18/8, liên bộ Công Thương - Tài chính đã tính thiếu hàng trăm tỷ đồng cho đơn vị này.
Với phương án giá CIF xăng A92 ở mức 49,16 USD/thùng thì mức chênh lệch này vào khoảng 185 đồng/lít. Trong đó, khoản thuế tiêu thụ đặc biệt bị tính thiếu là 165 đồng/lít và thuế giá trị gia tăng bị tính thiếu là 17 đồng/lít. Thay vì thuế tiêu thụ đặc biệt phải tính là 989 đồng/lít thì liên bộ chỉ tính có 824 đồng/lít.
Việc thuế VAT được tính trên cả quỹ bình ổn xăng dầu nên gây tình trạng thuế chồng thuế. Đến hết quý 2/2016, quỹ bình ổn xăng dầu là hơn 2.000 tỷ đồng.
Trong bối cảnh ngân sách khó khăn, Bộ Tài chính trong nhiều văn bản gửi lên Chính phủ, Quốc hội có đề xuất áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường lên kịch trần. Theo quy định hiện nay, khung kịch trần với thuế bảo vệ môi trường là 4.000 đồng.
Thuế bảo vệ môi trường tăng gấp ba trong 8 tháng cuối năm đã góp phần giúp thu ngân sách 2015 vượt dự toán trong bối cảnh giá dầu lao dốc. Nhờ việc tăng gấp ba thuế môi trường với xăng dầu mà ngân sách cả năm có thêm 13.200 tỷ đồng trong điều kiện nhiều nguồn thu khác khó khăn.