Tạm hết lo đầu ra cho gạo Việt
Việc Philippines cho tư nhân mua 293 ngàn tấn gạo của Việt Nam và Thái Lan sẽ tác động tốt lên thị trường gạo nội địa
Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) vừa cho phép tư nhân nước này nhập khẩu 805.200 tấn gạo theo cơ chế tiếp cận thị trường tối thiểu (MAV) từ 7 quốc gia và xuất xứ bất kỳ nước nào. Riêng Việt Nam và Thái Lan, tư nhân được phép mua 293 ngàn tấn/nước.
Dự báo, từ nay đến cuối năm sẽ xuất hiện nhiều nhu cầu từ các thị trường khác cùng với lượng gạo Việt Nam phải giao theo các hợp đồng đã ký, nên có nhiều cơ hội cho đầu ra của gạo Việt Nam.
Loại gạo tư nhân Philippines sẽ mua là gạo 25% tấm và các loại gạo nếp, gạo thơm... Thời gian giao hàng được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ ngày 20/12/2017 đến 28/2/2018. Giai đoạn 2 từ ngày 1/6/2018 đến 31/8/2018. Sau khi cấp hạn ngạch cho tư nhân, có thể Philippines sẽ phải nhập khẩu thêm gạo theo dạng G2G (thỏa thuận Liên Chính phủ) mới đủ tiêu dùng.
Giá gạo Việt cao hơn gạo Thái
Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng cho biết, sau khi Việt Nam trúng thầu 175 ngàn tấn gạo Philippines, giá gạo 5% tấm đã tăng lên 8.400 đồng/kg (không bao bì, cập mạn), nhưng nay đã sụt từ 100-150 đồng/kg nên việc Philippines cho tư nhân mua 293 ngàn tấn gạo của Việt Nam sẽ tác động tốt hơn lên thị trường gạo nội địa nước ta. Nhìn vào thời gian giao hàng của Philippines cho thấy, giao dịch này sẽ tác động tốt lên giá lúa vụ lúa thu-đông 2017 và cả vụ đông xuân 2017-2018.
Hiện nay lũ lụt xảy ra khắp nơi, sản xuất nông nghiệp của nhiều nước bị ảnh hưởng nặng nề, như tại Ấn Độ, Bangladesh... sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề, tác động rất lớn đến ngành lương thực thế giới nên nhu cầu gạo xuất hiện ngày càng nhiều.
“Trong khi đó, tồn kho gạo cũ của Thái Lan không còn sẽ không tác động đến giá gạo thế giới, từ nay đến cuối năm gạo Việt Nam không lo đầu ra nhưng bán với giá nào còn tùy thuộc vào sự tương quan giữa sản xuất và nhu cầu thị trường”, ông Đôn khẳng định.
Còn theo ông Trương Thanh Phong, cố vấn Tập đoàn Golden Resources Development International. Ltd. H.K, 293 ngàn tấn gạo mà các tư nhân Philippines sẽ mua tại Việt Nam có lẽ ít tác động đến thị trường gạo trong nước, vì họ mua tự do và Việt Nam không còn gạo để bán.
Gạo 5% tấm của Việt Nam đang giao dịch từ 380-390 USD/tấn (FOB), tuỳ chất lượng, giảm so với 390-400 USD/tấn mấy tuần trước. Còn gạo 5% của Thái Lan giảm và đang dao động ở mức 370-375 USD/tấn (FOB), giảm so với 375-380 USD/tấn trước đây.
Tháng 9/2017, Thái Lan thu hoạch vụ lúa phụ, ước khoảng 4 triệu tấn lúa, tương đương 2 triệu tấn gạo, cuối tháng 10 đầu tháng 11 bắt đầu thu hoạch vụ lúa chính. Thời gian này, Việt Nam cũng bước vào thu hoạch vụ thu-đông, diện tích không lớn, sản lượng thấp mà giá gạo Việt Nam lại đang cao hơn Thái Lan, nên có thể tư nhân Philippines sẽ mua gạo Thái nhiều hơn gạo Việt Nam.
“Do giá gạo cao nên chưa chắc tư nhân Philippines mua hết hạn ngạch gạo của Việt Nam, nếu như vậy sẽ không tác động gì lớn đến thị trường gạo nội địa. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm chắc chắn giá gạo Việt Nam giá sẽ không giảm, sản xuất tới đâu tiêu thụ hết tới đó vì chúng ta có thị trường”, ông Phong nhấn mạnh.
Thị trường xuất hiện nhiều nhu cầu
Ngoài Philippines, một thị trường nữa cần quan tâm đến gạo đó là Indonesia. Dự kiến, nước này sẽ bổ sung tồn kho cho vụ giáp hạt tháng 10, tháng 11, vì thông lệ Indonesia sẽ nhập khẩu gạo vào những tháng cuối năm và gối đầu qua tháng 1, tháng 2 năm sau.
Nếu xuất hiện thông tin Indonesia nhập khẩu gạo, giá gạo trên thị trường sẽ lập tức tác động tăng, song cho đến nay Indonesia vẫn chưa có động thái rõ ràng. Nhưng theo các nghiên cứu cho thấy, từ nay đến cuối năm nhiều khả năng Indonesia nhập khẩu gạo là rất cao nhưng chưa biết số lượng cụ thể.
Bên cạnh đó, Bangladesh cũng đang xúc tiến đàm phán mua thêm khoảng 200 ngàn tấn gạo với Chính phủ Việt Nam, thường khi đàm phán xong, Bangladesh yêu cầu giao hàng gấp, có khả năng họ sẽ nhận hàng trong năm 2017.
Chính phủ Bangladesh có kế hoạch mua gạo để bổ sung vào khoảng hụt, và họ đang có nhu cầu mua gạo của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục giao hàng cho Malaysia và Philippines... theo hợp đồng đã ký, nên việc Indonesia hay Bangladesh có mua hay không mua gạo của Việt Nam cũng không tác động nhiều đến giá gạo nội địa vì tồn kho của Việt Nam đã cạn.
Riêng vụ thu-đông, sản lượng thấp nên cũng không tạo áp lực về tiêu thụ; vì vậy, gạo Việt Nam không phải lo cho đầu ra như trước đây, tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào sự biến động của thị trường khu vực và quốc tế...
Dự báo, từ nay đến cuối năm sẽ xuất hiện nhiều nhu cầu từ các thị trường khác cùng với lượng gạo Việt Nam phải giao theo các hợp đồng đã ký, nên có nhiều cơ hội cho đầu ra của gạo Việt Nam.
Loại gạo tư nhân Philippines sẽ mua là gạo 25% tấm và các loại gạo nếp, gạo thơm... Thời gian giao hàng được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ ngày 20/12/2017 đến 28/2/2018. Giai đoạn 2 từ ngày 1/6/2018 đến 31/8/2018. Sau khi cấp hạn ngạch cho tư nhân, có thể Philippines sẽ phải nhập khẩu thêm gạo theo dạng G2G (thỏa thuận Liên Chính phủ) mới đủ tiêu dùng.
Giá gạo Việt cao hơn gạo Thái
Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng cho biết, sau khi Việt Nam trúng thầu 175 ngàn tấn gạo Philippines, giá gạo 5% tấm đã tăng lên 8.400 đồng/kg (không bao bì, cập mạn), nhưng nay đã sụt từ 100-150 đồng/kg nên việc Philippines cho tư nhân mua 293 ngàn tấn gạo của Việt Nam sẽ tác động tốt hơn lên thị trường gạo nội địa nước ta. Nhìn vào thời gian giao hàng của Philippines cho thấy, giao dịch này sẽ tác động tốt lên giá lúa vụ lúa thu-đông 2017 và cả vụ đông xuân 2017-2018.
Hiện nay lũ lụt xảy ra khắp nơi, sản xuất nông nghiệp của nhiều nước bị ảnh hưởng nặng nề, như tại Ấn Độ, Bangladesh... sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề, tác động rất lớn đến ngành lương thực thế giới nên nhu cầu gạo xuất hiện ngày càng nhiều.
“Trong khi đó, tồn kho gạo cũ của Thái Lan không còn sẽ không tác động đến giá gạo thế giới, từ nay đến cuối năm gạo Việt Nam không lo đầu ra nhưng bán với giá nào còn tùy thuộc vào sự tương quan giữa sản xuất và nhu cầu thị trường”, ông Đôn khẳng định.
Còn theo ông Trương Thanh Phong, cố vấn Tập đoàn Golden Resources Development International. Ltd. H.K, 293 ngàn tấn gạo mà các tư nhân Philippines sẽ mua tại Việt Nam có lẽ ít tác động đến thị trường gạo trong nước, vì họ mua tự do và Việt Nam không còn gạo để bán.
Gạo 5% tấm của Việt Nam đang giao dịch từ 380-390 USD/tấn (FOB), tuỳ chất lượng, giảm so với 390-400 USD/tấn mấy tuần trước. Còn gạo 5% của Thái Lan giảm và đang dao động ở mức 370-375 USD/tấn (FOB), giảm so với 375-380 USD/tấn trước đây.
Tháng 9/2017, Thái Lan thu hoạch vụ lúa phụ, ước khoảng 4 triệu tấn lúa, tương đương 2 triệu tấn gạo, cuối tháng 10 đầu tháng 11 bắt đầu thu hoạch vụ lúa chính. Thời gian này, Việt Nam cũng bước vào thu hoạch vụ thu-đông, diện tích không lớn, sản lượng thấp mà giá gạo Việt Nam lại đang cao hơn Thái Lan, nên có thể tư nhân Philippines sẽ mua gạo Thái nhiều hơn gạo Việt Nam.
“Do giá gạo cao nên chưa chắc tư nhân Philippines mua hết hạn ngạch gạo của Việt Nam, nếu như vậy sẽ không tác động gì lớn đến thị trường gạo nội địa. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm chắc chắn giá gạo Việt Nam giá sẽ không giảm, sản xuất tới đâu tiêu thụ hết tới đó vì chúng ta có thị trường”, ông Phong nhấn mạnh.
Thị trường xuất hiện nhiều nhu cầu
Ngoài Philippines, một thị trường nữa cần quan tâm đến gạo đó là Indonesia. Dự kiến, nước này sẽ bổ sung tồn kho cho vụ giáp hạt tháng 10, tháng 11, vì thông lệ Indonesia sẽ nhập khẩu gạo vào những tháng cuối năm và gối đầu qua tháng 1, tháng 2 năm sau.
Nếu xuất hiện thông tin Indonesia nhập khẩu gạo, giá gạo trên thị trường sẽ lập tức tác động tăng, song cho đến nay Indonesia vẫn chưa có động thái rõ ràng. Nhưng theo các nghiên cứu cho thấy, từ nay đến cuối năm nhiều khả năng Indonesia nhập khẩu gạo là rất cao nhưng chưa biết số lượng cụ thể.
Bên cạnh đó, Bangladesh cũng đang xúc tiến đàm phán mua thêm khoảng 200 ngàn tấn gạo với Chính phủ Việt Nam, thường khi đàm phán xong, Bangladesh yêu cầu giao hàng gấp, có khả năng họ sẽ nhận hàng trong năm 2017.
Chính phủ Bangladesh có kế hoạch mua gạo để bổ sung vào khoảng hụt, và họ đang có nhu cầu mua gạo của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục giao hàng cho Malaysia và Philippines... theo hợp đồng đã ký, nên việc Indonesia hay Bangladesh có mua hay không mua gạo của Việt Nam cũng không tác động nhiều đến giá gạo nội địa vì tồn kho của Việt Nam đã cạn.
Riêng vụ thu-đông, sản lượng thấp nên cũng không tạo áp lực về tiêu thụ; vì vậy, gạo Việt Nam không phải lo cho đầu ra như trước đây, tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào sự biến động của thị trường khu vực và quốc tế...