Tăng mạnh, giá dầu tiến gần hơn mốc 50 USD/thùng
Goldman Sachs cho rằng những yếu tố làm gián đoạn nguồn cung thời gian gần đây đã đẩy thị trường năng lượng vào tình trạng hụt cung
Phiên giao dịch ngày đầu tuần, giá dầu chạm mức cao nhất trong 6 tháng bởi những lo lắng về nguồn cung tăng cao và Goldman Sachs công bố dự báo lạc quan về giá dầu, theo tin từ Reuters và Wall Street Journal.
Suốt 2 năm qua, nguồn cung dầu luôn luôn cao hơn nhu cầu bởi hàng loạt nước sản xuất dầu lớn trên thế giới như Mỹ, Saudi Arabia và Nga bơm dầu bán ra thị trường ở mức độ cao kỷ lục.
Tuy nhiên, theo những thông tin ở thời điểm hiện tại, hoạt động sản xuất dầu đã bắt đầu thu hẹp bởi các công ty hạn chế đầu tư khai thác những mỏ mới.
Cũng trong cùng thời gian trên, rất nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới đã đưa ra nhiều dự báo bi quan về giá dầu. Goldman Sachs thường đưa ra nhiều nhận định kém lạc quan nhất. Thế nhưng trong báo cáo nghiên cứu mới nhất của mình, Goldman Sachs phân tích rằng những yếu tố làm gián đoạn nguồn cung thời gian gần đây đã đẩy thị trường năng lượng vào tình trạng hụt cung.
Goldman Sachs dự báo giá dầu trên các thị trường thế giới sẽ lên mức trung bình 50 USD/thùng trong nửa sau của năm 2016 này. Cách đây khoảng 1 tháng, Goldman Sachs dự báo giá dầu sẽ dao động trong khoảng từ 40 đến 45 USD/thùng trong nửa sau năm 2016.
Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 6/2016 tăng 1,51 USD/thùng tương đương 3,3% lên mức 47,72 USD/thùng. Giá dầu Brent trên thị trường London tăng 1,14 USD/thùng tức 2,4% lên 48,97 USD/thùng. Cả hai loại giá dầu như vậy đóng cửa ở mức cao nhất tính từ ngày 3/11/2015.
Vào tháng 9/2015, Goldman Sachs đã khiến thị trường dầu thế giới choáng váng khi khẳng định giá dầu sẽ rơi xuống mức 20 USD/thùng trước khi phục hồi lại. Trong nhận định thị trường mới nhất, Goldman Sachs tuy nhiên vẫn tỏ ra bi quan về triển vọng thị trường dầu khi khẳng định ngay khi giá dầu tăng, nhiều công ty năng lượng sẽ lập tức quay trở lại thị trường và khiến thị trường lại bắt đầu dư thừa dầu từ đầu năm 2017.
Còn theo nhiều chuyên gia khác trong giới đầu tư, từ đầu năm đến nay giá dầu đã tăng hơn 20%, tâm lý của họ đã trở nên lạc quan hơn rất nhiều, họ cho rằng giá dầu sẽ tiếp tục xu thế này trong thời gian tới.
Theo công ty tư vấn trên thị trường năng lượng ClearView Energy Partners LLC, tình trạng gián đoạn hoạt động sản xuất năng lượng trên thế giới đã lên cao nhất trong nhiều năm. Sản xuất dầu của Nigeria rơi xuống mức rất thấp bởi hàng loạt đường ống bị vỡ, các nhà máy sản xuất dầu của Canada phải tạm ngưng sản xuất bởi hỏa hoạn.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng lo ngại về tình trạng của hoạt động sản xuất dầu tại Libya do bất ổn chính trị.
Hoạt động sản xuất năng lượng tại nhiều nước khác trên thế giới cũng đang thu hẹp bởi các công ty giảm mạnh đầu tư vào lĩnh vực này. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), so với tháng 5/2016, sản lượng tại 7 khu vực sản xuất dầu chính của Mỹ sẽ giảm khoảng 113 nghìn thùng/ngày trong tháng 6/2016.
Trong tuần trước, EIA công bố sản lượng dầu trung bình hàng ngày của Mỹ giảm từ 9,7 triệu thùng/ngày vào tháng 4/2015 xuống 9 triệu thùng/ngày vào tháng 4/2016.
Ngoài ra, theo ngân hàng Barclays, nhu cầu dầu của Trung Quốc và Ấn Độ tăng cũng đang hỗ trợ cho giá dầu. Dù giá dầu tăng nhưng vẫn quá thấp để các công ty năng lượng có thể duy trì được hoạt động. Trong ngày thứ Hai, thêm 2 công ty năng lượng Mỹ nộp đơn xin phá sản sau khi hàng chục công ty khác đã làm tương tự trước đó.
Suốt 2 năm qua, nguồn cung dầu luôn luôn cao hơn nhu cầu bởi hàng loạt nước sản xuất dầu lớn trên thế giới như Mỹ, Saudi Arabia và Nga bơm dầu bán ra thị trường ở mức độ cao kỷ lục.
Tuy nhiên, theo những thông tin ở thời điểm hiện tại, hoạt động sản xuất dầu đã bắt đầu thu hẹp bởi các công ty hạn chế đầu tư khai thác những mỏ mới.
Cũng trong cùng thời gian trên, rất nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới đã đưa ra nhiều dự báo bi quan về giá dầu. Goldman Sachs thường đưa ra nhiều nhận định kém lạc quan nhất. Thế nhưng trong báo cáo nghiên cứu mới nhất của mình, Goldman Sachs phân tích rằng những yếu tố làm gián đoạn nguồn cung thời gian gần đây đã đẩy thị trường năng lượng vào tình trạng hụt cung.
Goldman Sachs dự báo giá dầu trên các thị trường thế giới sẽ lên mức trung bình 50 USD/thùng trong nửa sau của năm 2016 này. Cách đây khoảng 1 tháng, Goldman Sachs dự báo giá dầu sẽ dao động trong khoảng từ 40 đến 45 USD/thùng trong nửa sau năm 2016.
Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 6/2016 tăng 1,51 USD/thùng tương đương 3,3% lên mức 47,72 USD/thùng. Giá dầu Brent trên thị trường London tăng 1,14 USD/thùng tức 2,4% lên 48,97 USD/thùng. Cả hai loại giá dầu như vậy đóng cửa ở mức cao nhất tính từ ngày 3/11/2015.
Vào tháng 9/2015, Goldman Sachs đã khiến thị trường dầu thế giới choáng váng khi khẳng định giá dầu sẽ rơi xuống mức 20 USD/thùng trước khi phục hồi lại. Trong nhận định thị trường mới nhất, Goldman Sachs tuy nhiên vẫn tỏ ra bi quan về triển vọng thị trường dầu khi khẳng định ngay khi giá dầu tăng, nhiều công ty năng lượng sẽ lập tức quay trở lại thị trường và khiến thị trường lại bắt đầu dư thừa dầu từ đầu năm 2017.
Còn theo nhiều chuyên gia khác trong giới đầu tư, từ đầu năm đến nay giá dầu đã tăng hơn 20%, tâm lý của họ đã trở nên lạc quan hơn rất nhiều, họ cho rằng giá dầu sẽ tiếp tục xu thế này trong thời gian tới.
Theo công ty tư vấn trên thị trường năng lượng ClearView Energy Partners LLC, tình trạng gián đoạn hoạt động sản xuất năng lượng trên thế giới đã lên cao nhất trong nhiều năm. Sản xuất dầu của Nigeria rơi xuống mức rất thấp bởi hàng loạt đường ống bị vỡ, các nhà máy sản xuất dầu của Canada phải tạm ngưng sản xuất bởi hỏa hoạn.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng lo ngại về tình trạng của hoạt động sản xuất dầu tại Libya do bất ổn chính trị.
Hoạt động sản xuất năng lượng tại nhiều nước khác trên thế giới cũng đang thu hẹp bởi các công ty giảm mạnh đầu tư vào lĩnh vực này. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), so với tháng 5/2016, sản lượng tại 7 khu vực sản xuất dầu chính của Mỹ sẽ giảm khoảng 113 nghìn thùng/ngày trong tháng 6/2016.
Trong tuần trước, EIA công bố sản lượng dầu trung bình hàng ngày của Mỹ giảm từ 9,7 triệu thùng/ngày vào tháng 4/2015 xuống 9 triệu thùng/ngày vào tháng 4/2016.
Ngoài ra, theo ngân hàng Barclays, nhu cầu dầu của Trung Quốc và Ấn Độ tăng cũng đang hỗ trợ cho giá dầu. Dù giá dầu tăng nhưng vẫn quá thấp để các công ty năng lượng có thể duy trì được hoạt động. Trong ngày thứ Hai, thêm 2 công ty năng lượng Mỹ nộp đơn xin phá sản sau khi hàng chục công ty khác đã làm tương tự trước đó.