Thế giới tiếp tục thừa dầu trong năm 2016
“Thị trường dầu có thể sẽ còn mất cân bằng trong thời gian dài hơn dự kiến”, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định
Thị trường dầu lửa toàn cầu sẽ tiếp tục dư cung trong năm tới do nhu cầu tiêu thụ chững lại và Iran tăng xuất khẩu dầu nhờ được nới trừng phạt - Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo ngày 13/10.
Hãng tin Bloomberg cho biết, trong báo cáo hàng tháng mới nhất, IEA cho rằng nguồn cung dầu ngoài Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) sẽ giảm xuống do giá giảm. Tuy nhiên, tăng trưởng nhu cầu dầu của thế giới trong năm tới cũng sẽ giảm so với năm nay do triển vọng nền kinh tế toàn cầu đi xuống. Vì lý do này, tình trạng dư thừa nguồn cung trên thị trường dầu vẫn sễ tiếp diễn.
Cùng với đó, Iran có thể khiến tình trạng thừa dầu trở nên trầm trọng hơn nếu nước này được phương Tây dỡ bỏ các hạn chế về xuất khẩu dầu sau khi hoàn tất thỏa thuận hạt nhân giữa 6 cường quốc với Tehran.
“Thị trường dầu có thể sẽ còn mất cân bằng trong thời gian dài hơn dự kiến”, IEA nhận định.
Tuần trước, giá dầu tại thị trường New York lần đầu tiên vượt ngưỡng 50 USD/thùng kể từ tháng 7 do kỳ vọng các nhà khai thác dầu của Mỹ giảm sản lượng. Tuy vậy, đà phục hồi đã bị chặn lại khi các thành viên OPEC tăng sản lượng khai thác, kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát tín hiệu giảm tốc, và sản lượng dầu của Mỹ vẫn tăng lên.
Theo dự báo mà IEA đưa ra, nhu cầu dầu của thế giới trong năm tới sẽ chỉ tăng 1,2 triệu thùng/ngày như xu hướng dài hạn, từ mức tăng 1,8 triệu thùng/ngày của năm nay.
Cũng theo báo cáo, mức tiêu thụ dầu toàn cầu trong năm tới trung bình 95,7 triệu thùng/ngày, thấp hơn khoảng 100.000 thùng/ngày so với dự báo đưa ra hồi tháng trước.
Trong khi đó, nếu được nới trừng phạt, Iran có thể tăng sản lượng khai thác dầu lên 3,6 triệu thùng/ngày, từ mức 2,9 triệu thùng/ngày hiện nay.
IEA cho biết, sản lượng dầu cao kỷ lục của Iraq đã đẩy sản lượng của toàn khối OPEC lên cao hơn trong tháng 9. Tổng sản lượng của khối gồm 12 thành viên này đã tăng thêm 90.000 thùng/ngày, lên 31,72 triệu thùng/ngày trong tháng 9, mức cao nhất kể từ tháng 7.
Trong đó, sản lượng dầu của Saudi Arabia dù giảm nhẹ so với tháng 8 vẫn ở trên mức 10 triệu thùng/ngày tháng thứ 7 liên tiếp.
IEA cho rằng, tổng sản lượng dầu của các nước ngoài OPEC sẽ giảm 500.000 thùng/ngày trong năm tới, mạnh nhất từ năm 1992. Trong đó, sản lượng dầu của Mỹ được dự báo sẽ giảm còn 12,56 triệu thùng/ngày, từ mức 12,75 triệu thùng/ngày trong năm nay.
“Nguồn cung dầu ngoài OPEC sẽ giảm nhanh, chủ yếu là ở Mỹ”, báo cáo của IEA viết.
Hãng tin Bloomberg cho biết, trong báo cáo hàng tháng mới nhất, IEA cho rằng nguồn cung dầu ngoài Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) sẽ giảm xuống do giá giảm. Tuy nhiên, tăng trưởng nhu cầu dầu của thế giới trong năm tới cũng sẽ giảm so với năm nay do triển vọng nền kinh tế toàn cầu đi xuống. Vì lý do này, tình trạng dư thừa nguồn cung trên thị trường dầu vẫn sễ tiếp diễn.
Cùng với đó, Iran có thể khiến tình trạng thừa dầu trở nên trầm trọng hơn nếu nước này được phương Tây dỡ bỏ các hạn chế về xuất khẩu dầu sau khi hoàn tất thỏa thuận hạt nhân giữa 6 cường quốc với Tehran.
“Thị trường dầu có thể sẽ còn mất cân bằng trong thời gian dài hơn dự kiến”, IEA nhận định.
Tuần trước, giá dầu tại thị trường New York lần đầu tiên vượt ngưỡng 50 USD/thùng kể từ tháng 7 do kỳ vọng các nhà khai thác dầu của Mỹ giảm sản lượng. Tuy vậy, đà phục hồi đã bị chặn lại khi các thành viên OPEC tăng sản lượng khai thác, kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát tín hiệu giảm tốc, và sản lượng dầu của Mỹ vẫn tăng lên.
Theo dự báo mà IEA đưa ra, nhu cầu dầu của thế giới trong năm tới sẽ chỉ tăng 1,2 triệu thùng/ngày như xu hướng dài hạn, từ mức tăng 1,8 triệu thùng/ngày của năm nay.
Cũng theo báo cáo, mức tiêu thụ dầu toàn cầu trong năm tới trung bình 95,7 triệu thùng/ngày, thấp hơn khoảng 100.000 thùng/ngày so với dự báo đưa ra hồi tháng trước.
Trong khi đó, nếu được nới trừng phạt, Iran có thể tăng sản lượng khai thác dầu lên 3,6 triệu thùng/ngày, từ mức 2,9 triệu thùng/ngày hiện nay.
IEA cho biết, sản lượng dầu cao kỷ lục của Iraq đã đẩy sản lượng của toàn khối OPEC lên cao hơn trong tháng 9. Tổng sản lượng của khối gồm 12 thành viên này đã tăng thêm 90.000 thùng/ngày, lên 31,72 triệu thùng/ngày trong tháng 9, mức cao nhất kể từ tháng 7.
Trong đó, sản lượng dầu của Saudi Arabia dù giảm nhẹ so với tháng 8 vẫn ở trên mức 10 triệu thùng/ngày tháng thứ 7 liên tiếp.
IEA cho rằng, tổng sản lượng dầu của các nước ngoài OPEC sẽ giảm 500.000 thùng/ngày trong năm tới, mạnh nhất từ năm 1992. Trong đó, sản lượng dầu của Mỹ được dự báo sẽ giảm còn 12,56 triệu thùng/ngày, từ mức 12,75 triệu thùng/ngày trong năm nay.
“Nguồn cung dầu ngoài OPEC sẽ giảm nhanh, chủ yếu là ở Mỹ”, báo cáo của IEA viết.