Vay tiêu dùng: “Nghĩ kỹ càng, ký khôn ngoan”
Đại diện một công ty tài chính cho rằng tỷ lệ dành cho trả nợ chỉ nên chiếm tối đa 40% tổng thu nhập một tháng
Những năm gần đây, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng ở Việt Nam tăng trưởng trung bình xấp xỉ 20%/năm.
Ở thời điểm này, khi các công ty đã nỗ lực minh bạch hóa mọi quy trình cho vay từ đầu đến cuối, có lẽ đã đến lúc nhìn vấn đề theo hướng người tiêu dùng cần đi vay có trách nhiệm.
“Dịch vụ này không chỉ giúp cho người tiêu dùng giải quyết những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống khi khả năng tài chính chưa sẵn sàng, mà còn góp phần vào việc tăng giá trị ngành dịch vụ ở nước ta”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinatas), nói về loại hình dịch vụ cho vay tiêu dùng bằng hình thức trả góp.
Trao đổi với các phóng viên trong cuộc họp báo “Nghĩ kỹ càng, ký khôn ngoan” gần đây do Vinatas phối hợp với Home Credit tổ chức tại Tp.HCM, ông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, cho vay trả góp ngay tại điểm bán hàng trong siêu thị, trung tâm thương mại... là một gói sản phẩm với thời gian phê duyệt ngắn và thủ tục thuận tiện nên ngày càng được nhiều người tiêu dùng quan tâm.
Tuy nhiên, theo ông, người tiêu dùng nên suy nghĩ kỹ càng trước khi quyết định tiếp cận khoản vay nhanh này.
“Trước tiên, người tiêu dùng nên cân nhắc xem có cần thiết phải mua mặt hàng này hay chưa, xem xét các nguồn vay mượn khác như từ người thân, bạn bè trước khi tìm đến công ty tài chính. Nếu quyết định vay thì khả năng trả nợ sẽ thế nào. Trước khi ký hợp đồng vay, người tiêu dùng nên hiểu hết các điều kiện và điều khoản vay, lãi suất và các khoản phí phải trả nếu thanh toán chậm hay trước hạn… để khỏi phải hối hận sau này”, ông Hùng phân tích.
Lời tư vấn của ông Hùng cũng nằm trong khuyến cáo của các công ty tài chính dành cho khách hàng để tối đa hóa chất lượng của các khoản vay và để đảm bảo thị trường phát triển bền vững.
Tất cả các công ty đều mong đợi khách hàng là những người đi vay có trách nhiệm, bằng cách cân đối các khoản thu nhập và chắc chắn rằng khoản vay phù hợp với tình hình tài chính của mình.
Đại diện một công ty tài chính cho rằng tỷ lệ dành cho trả nợ chỉ nên chiếm tối đa 40% tổng thu nhập một tháng của khách hàng.
Một khi đã quyết định thực hiện khoản vay, hãy cố gắng sắp xếp các nhu cầu chi tiêu để không bị trễ hạn. Một vài khách hàng khó chịu khi công ty tài chính nhắc nợ trước kỳ thanh toán, nhưng quên rằng chỉ cần bỏ quên vài ngày, không chỉ người vay phải tốn thêm tiền đóng phí phạt, mà hồ sơ tín dụng của họ cũng sẽ ghi nhận một lần trễ hạn thanh toán.
Nếu hồ sơ tín dụng có quá nhiều lần trễ hạn hoặc đỉnh điểm là khách hàng “bỏ trốn”, điều này có nghĩa những lần vay sau, kể cả ở những công ty tài chính hay ngân hàng khác, khách hàng sẽ phải đối mặt với lãi suất vay cao hơn hoặc những thủ tục phức tạp hơn và thậm chí không còn có thể vay ở bất kỳ nơi đâu vì mọi tổ chức tín dụng đều có thể thấy được hồ sơ tín dụng của từng cá nhân ở Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước.
Một vài công ty thậm chí còn cho khách hàng đặc quyền cân nhắc lại hợp đồng đã ký nếu họ không còn muốn vay nữa vì lo ngại khả năng thanh toán.
Ví dụ, ở Home Credit, khi vay mua mặt hàng xe gắn máy và hàng tiêu dùng, khách hàng hoàn toàn có thể hủy bỏ hợp đồng vay và chuyển sang hình thức mua thẳng món hàng trong vòng 14 ngày kể từ ngày ký hợp đồng mà không phải trả lãi cũng như bất kỳ khoản phí nào cho khoản vay của mình.
“Chương trình hủy hợp đồng bằng hoàn trả vốn vay” này được đánh giá là một bước tiến của Home Credit trong chặng đường đồng hành với người tiêu dùng Việt.
Ở thời điểm này, khi các công ty đã nỗ lực minh bạch hóa mọi quy trình cho vay từ đầu đến cuối, có lẽ đã đến lúc nhìn vấn đề theo hướng người tiêu dùng cần đi vay có trách nhiệm.
“Dịch vụ này không chỉ giúp cho người tiêu dùng giải quyết những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống khi khả năng tài chính chưa sẵn sàng, mà còn góp phần vào việc tăng giá trị ngành dịch vụ ở nước ta”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinatas), nói về loại hình dịch vụ cho vay tiêu dùng bằng hình thức trả góp.
Trao đổi với các phóng viên trong cuộc họp báo “Nghĩ kỹ càng, ký khôn ngoan” gần đây do Vinatas phối hợp với Home Credit tổ chức tại Tp.HCM, ông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, cho vay trả góp ngay tại điểm bán hàng trong siêu thị, trung tâm thương mại... là một gói sản phẩm với thời gian phê duyệt ngắn và thủ tục thuận tiện nên ngày càng được nhiều người tiêu dùng quan tâm.
Tuy nhiên, theo ông, người tiêu dùng nên suy nghĩ kỹ càng trước khi quyết định tiếp cận khoản vay nhanh này.
“Trước tiên, người tiêu dùng nên cân nhắc xem có cần thiết phải mua mặt hàng này hay chưa, xem xét các nguồn vay mượn khác như từ người thân, bạn bè trước khi tìm đến công ty tài chính. Nếu quyết định vay thì khả năng trả nợ sẽ thế nào. Trước khi ký hợp đồng vay, người tiêu dùng nên hiểu hết các điều kiện và điều khoản vay, lãi suất và các khoản phí phải trả nếu thanh toán chậm hay trước hạn… để khỏi phải hối hận sau này”, ông Hùng phân tích.
Lời tư vấn của ông Hùng cũng nằm trong khuyến cáo của các công ty tài chính dành cho khách hàng để tối đa hóa chất lượng của các khoản vay và để đảm bảo thị trường phát triển bền vững.
Tất cả các công ty đều mong đợi khách hàng là những người đi vay có trách nhiệm, bằng cách cân đối các khoản thu nhập và chắc chắn rằng khoản vay phù hợp với tình hình tài chính của mình.
Đại diện một công ty tài chính cho rằng tỷ lệ dành cho trả nợ chỉ nên chiếm tối đa 40% tổng thu nhập một tháng của khách hàng.
Một khi đã quyết định thực hiện khoản vay, hãy cố gắng sắp xếp các nhu cầu chi tiêu để không bị trễ hạn. Một vài khách hàng khó chịu khi công ty tài chính nhắc nợ trước kỳ thanh toán, nhưng quên rằng chỉ cần bỏ quên vài ngày, không chỉ người vay phải tốn thêm tiền đóng phí phạt, mà hồ sơ tín dụng của họ cũng sẽ ghi nhận một lần trễ hạn thanh toán.
Nếu hồ sơ tín dụng có quá nhiều lần trễ hạn hoặc đỉnh điểm là khách hàng “bỏ trốn”, điều này có nghĩa những lần vay sau, kể cả ở những công ty tài chính hay ngân hàng khác, khách hàng sẽ phải đối mặt với lãi suất vay cao hơn hoặc những thủ tục phức tạp hơn và thậm chí không còn có thể vay ở bất kỳ nơi đâu vì mọi tổ chức tín dụng đều có thể thấy được hồ sơ tín dụng của từng cá nhân ở Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước.
Một vài công ty thậm chí còn cho khách hàng đặc quyền cân nhắc lại hợp đồng đã ký nếu họ không còn muốn vay nữa vì lo ngại khả năng thanh toán.
Ví dụ, ở Home Credit, khi vay mua mặt hàng xe gắn máy và hàng tiêu dùng, khách hàng hoàn toàn có thể hủy bỏ hợp đồng vay và chuyển sang hình thức mua thẳng món hàng trong vòng 14 ngày kể từ ngày ký hợp đồng mà không phải trả lãi cũng như bất kỳ khoản phí nào cho khoản vay của mình.
“Chương trình hủy hợp đồng bằng hoàn trả vốn vay” này được đánh giá là một bước tiến của Home Credit trong chặng đường đồng hành với người tiêu dùng Việt.