10 sự kiện kinh tế - xã hội nổi bật năm 2016
10 sự kiện kinh tế - xã hội nổi bật năm 2016 do Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn
10 sự kiện kinh tế - xã hội nổi bật năm 2016 do Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn.
1. Đại hội lần thứ XII của Đảng thành công tốt đẹp
Đại hội Đảng lần thứ XII diễn ra tại Hà Nội từ 20 đến 28/1/2016. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm 30 năm đổi mới theo quyết sách tại Đại hội VI của Đảng và căn cứ tình hình thực tiễn với tầm nhìn cho cả chục năm sau, Đại hội XII đã định ra những đường hướng quan trọng cho một thời kỳ phát triển mới của đất nước với “bốn trụ cột”, trong đó “phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm”, “xây dựng Đảng là then chốt”, “xây dựng văn hóa, con người làm nền tảng tinh thần” và “tăng cường quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”.
2. Chính phủ mới - Chính phủ kiến tạo
Bộ máy Chính phủ khóa XIV được chính thức kiện toàn vào tháng 7/2016 với thông điệp của tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xây dựng Chính phủ liêm chính trong sạch; Kiến tạo phát triển; Hành động quyết liệt phục vụ nhân dân. Đề cao phương châm nói đi đôi với hành động, rút ngắn khoảng cách giữa nói và làm, nói ít làm nhiều và thực chất từ những việc nhỏ nhất.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ có nhiều điểm mới, toàn diện hơn, quyết liệt hơn, vừa giải quyết các vấn đề tổng thể dài hạn, đồng thời coi trọng các vấn đề cụ thể từ việc xây dựng thể chế đến điều hành, quản lý; nhạy bén, phản ứng, xử lý nhanh đối với các vấn đề phức tạp nảy sinh.
Lần đầu tiên trong nhiều năm Chính phủ khắc phục cơ bản tình trạng nợ đọng văn bản quy phạm pháp luật; lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ đã thành lập tổ công tác để kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các kết luận chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ để tập trung rà soát, phát hiện nhiều vấn đề bất cập, yếu kém để tập trung chỉ đạo giải quyết với tinh thần nói thẳng, nói thật và làm thật...
3. Những thành tựu quan trọng trong hoạt động đối ngoại
Với việc đăng cai tổ chức thành công các hội nghị cấp cao ACMECS-7, CLMV-8, WEF Mekong, tích cực tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế, và triển khai thành công nhiều chuyến thăm ngoại giao song phương quan trọng... trong năm 2016, Việt Nam tiếp tục khẳng định chính sách đối ngoại nhất quán và quyết tâm hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, góp phần tiếp tục duy trì môi trường hòa bình, ổn định, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sự kiện Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên trong hai nhiệm kỳ hồi tháng 5/2016 là một trong những sự kiện ngoại giao đáng chú ý trong năm 2016.
Trong chuyến thăm, ông Obama đã tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam, quyết định được đánh giá mang tính bước ngoặt trong mối quan hệ Việt - Mỹ. Tình cảm nồng hậu mà người dân Việt Nam dành cho Tổng thống Mỹ suốt chuyến thăm khiến ông Obama phải thốt lên rằng sự thân thiện “đã chạm tới trái tim tôi”.
4. Kinh tế vĩ mô ổn định, GDP tăng dần qua các quý
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với năm 2015. Trong đó, quý I tăng 5,48%; quý 2 tăng 5,78%; quý 3 tăng 6,56%; quý 4 tăng 6,68%. Mức tăng trưởng năm nay thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra.
Dù vậy, trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, giá cả và thương mại toàn cầu giảm, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp, việc đạt được mức tăng trưởng trên được xem là một thành công, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp của Chính phủ.
Cũng trong năm qua, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước tính đạt 1.485,1 nghìn tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm 2015 và bằng 33% GDP. Điều này cho thấy, mặc dù tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng song chưa đủ sức đẩy mạnh tăng trưởng do một số lực cản nhất định.
Kết quả nghiên cứu bước đầu về “Chẩn đoán điểm nghẽn tăng trưởng và Bản đồ năng lực sản xuất của Việt Nam” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố cuối năm qua cho thấy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn chịu 3 nhóm “điểm nghẽn” chính.
Nhóm 1, trong ngắn hạn, bộ máy hành chính hoạt động chưa hiệu quả, vẫn còn tình trạng lãng phí, tham nhũng, một số chính sách về đất đai chưa phù hợp thực tiễn và chi phí tài chính cao. Nhóm 2, trong trung hạn gồm rủi ro kinh tế vĩ mô và rủi ro thể chế vi mô. Nhóm 3, trong dài hạn là kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực. Năm 2016 Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt, đạt chỉ tiêu CPI dưới 5%.
5. Năm bùng nổ về phát triển doanh nghiệp
Cùng với sự kiện Văn kiện Đại hội Đảng XII lần đầu tiên chính thức xác định khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, là sự vào cuộc của Chính phủ mạnh mẽ nhất trong nhiều năm qua vực dậy khu vực kinh tế này. Ngay khi được Quốc hội bầu làm Thủ tướng vào tháng 4/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã triệu tập Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp, với sự tham gia của doanh nghiệp ở tất cả các thành phần kinh tế.
Sau hội nghị này, lần đầu tiên có một Nghị quyết riêng cho doanh nghiệp được ban hành mang tên nghị quyết 35 nhấn mạnh doanh nghiệp là đối tượng để phục vụ. Tất cả các doanh nghiệp đều bình đẳng, không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực và đầu tư kinh doanh. Chính phủ cũng phát đi thông điệp cởi trói tối đa cho doanh nghiệp, đồng thời tuyên chiến không khoan nhượng với giấy phép con, lợi ích nhóm...
Kết quả của một loạt hành động trên đã đưa năm 2016 trở thành năm bùng nổ về phát triển doanh nghiệp. Kỳ tích đã được thiết lập khi lần đầu tiên, trong năm 2016, Việt Nam có 110.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 16,2% so với năm 2015. Số vốn cam kết đưa vào thị trường là 891.094 tỷ đồng, đạt tỷ trọng 8,09 tỷ đồng cho mỗi doanh nghiệp thành lập mới; tăng 48,1% so cùng kỳ năm 2015. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 26.689 doanh nghiệp, tăng 43,1%.
6. Rút vốn nhà nước của các “ông lớn”
Điểm nhấn đáng chú ý nhất của quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2016 là sự rút lui của Nhà nước tại nhiều doanh nghiệp lớn. Trong đó, thương vụ đấu giá cổ phần của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) được giới quan sát đặt nhiều kỳ vọng và cũng ngậm ngùi thất vọng.
Kết quả cuộc đấu giá thành công ngày 12/12 cho thấy, chỉ có 60% cổ phần chào bán đã được mua với mức giá 144.000 đồng/cổ phần. Cụ thể, số lượng cổ phần chào bán thành công là 78.378.300 cổ phần, tương ứng 5,4% vốn điều lệ VNM trong tổng lô chào bán 9% của SCIC. Như vậy, tổng giá trị cổ phần bán ra khoảng 11.386 tỷ đồng, tương đương gần 500 triệu USD.
Vinamilk chỉ là một trong số 10 “ông lớn” được Chính phủ quyết định thoái hoàn toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Kế hoạch này được đặt ra từ cuối năm 2015 song đến nay, những doanh nghiệp còn lại vẫn đang trong quá trình chuẩn bị.
Dù vậy, nỗ lực thoái vốn đầu tư ngoài ngành năm qua cũng đã đạt những kết quả tích cực. Cụ thể, năm 2016, các đơn vị đã thoái được 3.646 tỷ đồng, thu về 6.840 tỷ đồng. Nếu tính cả phần vốn thu về từ cuộc đấu giá cổ phần Vinamilk thì tổng số tiền Nhà nước nhận được là hơn 18.200 tỷ đồng.
Về cổ phần hóa, năm 2016 đã có 56 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa. Tổng giá trị thực tế của 56 doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa là 34.017 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 24.390 tỷ đồng.
7. Formosa gây sự cố ô nhiễm môi trường biển
Tháng 4 năm 2016, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) đã gây ra sự cố ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung. Sự cố này gây ra hậu quả lớn về kinh tế, xã hội, môi trường trước mắt và lâu dài; đã ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản, làm muối, dịch vụ hậu cần nghề cá, du lịch; đồng thời đã làm xáo trộn, gây mất an ninh trật tự, tâm lý bức xúc, bất an trong nhân dân.
Sau sự cố, Formosa đã thừa nhận hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại cho Chính phủ Việt Nam số tiền 500 triệu USD; đồng thời triển khai các biện pháp để khắc phục các vi phạm.
Qua sự cố môi trường lớn này cũng như thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay đặt ra vấn đề cấp bách bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững, đòi hỏi phải thay đổi tư duy phát triển, tăng trưởng kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường phải được xác định là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển.
Đó chính là việc chú trọng tiêu chí môi trường trong lựa chọn các dự án đầu tư, không cho phép đầu tư các dự án, các loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường, nhất là dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường ở các vùng nhạy cảm.
8. Khởi động cuộc chiến chống tham nhũng quyền lực
Đầu tháng 11 Ban Bí thư Trung ương Đảng dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã họp và thống nhất 100% bằng phiếu kín quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công Thương trong thời gian 2011-2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Công Thương.
Cùng trong tháng 11 Quốc hội cũng đã ra Nghị quyết phê phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng trước cử tri cả nước do đã có những vi phạm về công tác cán bộ trong thời gian đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công Thương, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ Công Thương, gây bức xúc trong xã hội.
Đây được xem là sự kiện chống tham nhũng đáng chú ý nhất năm và báo hiệu sự khởi đầu cho cuộc chiến chống tham nhũng quyền lực ở cấp cao. Năm 2016 còn được xem là năm những cuộc chạy trốn ra nước ngoài của những lãnh đạo phạm tội. Ngoài Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy còn có Lê Chung Dũng - nguyên Phó tổng giám đốc PV Power.
9. Thiên tai gây thiệt hại 1,7 tỷ USD
Tác động của biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều hiện tượng thiên tai cực đoan ở Việt Nam, không chỉ khiến 235 người chết trong năm 2016 mà còn gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính tổng thiệt hại toàn ngành do thiên tai trong năm vừa qua lên đến 37.650 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD) - đây là con số cao nhất từ trước tới nay.
Những tháng đầu năm, nhiều vùng miền đã trải qua nạn hạn hán khốc liệt nhất từ trước tới nay. Hậu quả là ở vùng ĐBSCL có 11/13 tỉnh bị ảnh hưởng xâm nhập mặn, với 405.000 ha lúa và hoa màu, 28.500ha cây ăn quả, 82.000 ha diện tích tôm nuôi bị mất trắng... Khu vực Tây Nguyên cũng đã có 157.000 ha đất nông nghiệp bị hạn.
Ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, hạn hán cũng đã khiến 40.500 ha lúa phải dừng sản xuất, 36.000 ha cây trồng khác bị hạn... Từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 12/2016, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã gặp liên tiếp 5 đợt mưa lũ lớn trên diện rộng với cường độ cực đoan, gây ra lũ chồng lũ ở nhiều tỉnh.
Tính riêng 5 đợt này, đã khiến 111 người chết và mất tích, hơn 316.000 ngôi nhà, hơn 42.800 ha lúa, 39.000 ha hoa màu bị ngập hư hại. Ngày 26/4/2016, Chính phủ công bố Kế hoạch ứng phó khẩn cấp của Chính phủ và Liên hợp quốc cần 48,5 triệu USD. Trong năm đã huy động được 26,4 triệu USD, đáp ứng 54,4% kế hoạch ứng phó khẩn cấp, trong đó nguồn lực quốc tế huy động được 18,4 triệu USD.
10. Ngành văn hóa, thể thao và du lịch thăng hoa
Với tổng điểm 202,5 ở chung kết nội dung 10m súng ngắn hơi nam, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã đi vào lịch sử khi trở thành vận động viên đầu tiên của Việt Nam giành Huy chương vàng tại kỳ Olympic; vận động viên Lê Văn Công phá kỷ lục Paralympic, dành huy chương vàng môn cử tạ.
Cùng với tấm huy chương mang tầm cỡ thế giới của Hoàng Xuân Vinh là sự kiện “kình ngư” Nguyễn Thị Ánh Viên không có đối thủ trên đường đua xanh tại Đông Nam Á khi giành tới 8 huy chương vàng tại sự kiện thể thao lớn nhất khu vực. Sau đó nữ vận động viên này đã phá kỷ lục Giải bơi vô địch châu Á với thành tích 4 phút 37 giây 71 và dành huy chương vàng 400 m cá nhân hỗn hợp.
Năm 2016, đội tuyển bóng đá U19 Việt Nam làm nên chấn động ở giải U19 châu Á và giành quyền tham dự U20 World Cup. Đây là lần đầu tiên bóng đá Việt Nam giành vé tham dự một giải đấu tầm thế giới. Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) đã gửi lời chúc mừng đến người hâm mộ Việt Nam.
Năm 2016 là năm đầu tiên các danh lam, thắng cảnh của Việt Nam được nhà làm phim Hollywood đưa vào các cảnh quay trong bộ phim bom tấn của mình; cũng là năm Việt Nam có thêm 3 di sản thế giới được vinh danh. Đây còn là năm đầu tiên ngành du lịch đón được vị khách thứ 10 triệu, một sự kiện có ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng trong hành trình 56 năm phát triển của ngành du lịch Việt Nam.
1. Đại hội lần thứ XII của Đảng thành công tốt đẹp
Đại hội Đảng lần thứ XII diễn ra tại Hà Nội từ 20 đến 28/1/2016. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm 30 năm đổi mới theo quyết sách tại Đại hội VI của Đảng và căn cứ tình hình thực tiễn với tầm nhìn cho cả chục năm sau, Đại hội XII đã định ra những đường hướng quan trọng cho một thời kỳ phát triển mới của đất nước với “bốn trụ cột”, trong đó “phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm”, “xây dựng Đảng là then chốt”, “xây dựng văn hóa, con người làm nền tảng tinh thần” và “tăng cường quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”.
2. Chính phủ mới - Chính phủ kiến tạo
Bộ máy Chính phủ khóa XIV được chính thức kiện toàn vào tháng 7/2016 với thông điệp của tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xây dựng Chính phủ liêm chính trong sạch; Kiến tạo phát triển; Hành động quyết liệt phục vụ nhân dân. Đề cao phương châm nói đi đôi với hành động, rút ngắn khoảng cách giữa nói và làm, nói ít làm nhiều và thực chất từ những việc nhỏ nhất.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ có nhiều điểm mới, toàn diện hơn, quyết liệt hơn, vừa giải quyết các vấn đề tổng thể dài hạn, đồng thời coi trọng các vấn đề cụ thể từ việc xây dựng thể chế đến điều hành, quản lý; nhạy bén, phản ứng, xử lý nhanh đối với các vấn đề phức tạp nảy sinh.
Lần đầu tiên trong nhiều năm Chính phủ khắc phục cơ bản tình trạng nợ đọng văn bản quy phạm pháp luật; lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ đã thành lập tổ công tác để kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các kết luận chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ để tập trung rà soát, phát hiện nhiều vấn đề bất cập, yếu kém để tập trung chỉ đạo giải quyết với tinh thần nói thẳng, nói thật và làm thật...
3. Những thành tựu quan trọng trong hoạt động đối ngoại
Với việc đăng cai tổ chức thành công các hội nghị cấp cao ACMECS-7, CLMV-8, WEF Mekong, tích cực tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế, và triển khai thành công nhiều chuyến thăm ngoại giao song phương quan trọng... trong năm 2016, Việt Nam tiếp tục khẳng định chính sách đối ngoại nhất quán và quyết tâm hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, góp phần tiếp tục duy trì môi trường hòa bình, ổn định, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sự kiện Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên trong hai nhiệm kỳ hồi tháng 5/2016 là một trong những sự kiện ngoại giao đáng chú ý trong năm 2016.
Trong chuyến thăm, ông Obama đã tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam, quyết định được đánh giá mang tính bước ngoặt trong mối quan hệ Việt - Mỹ. Tình cảm nồng hậu mà người dân Việt Nam dành cho Tổng thống Mỹ suốt chuyến thăm khiến ông Obama phải thốt lên rằng sự thân thiện “đã chạm tới trái tim tôi”.
4. Kinh tế vĩ mô ổn định, GDP tăng dần qua các quý
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với năm 2015. Trong đó, quý I tăng 5,48%; quý 2 tăng 5,78%; quý 3 tăng 6,56%; quý 4 tăng 6,68%. Mức tăng trưởng năm nay thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra.
Dù vậy, trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, giá cả và thương mại toàn cầu giảm, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp, việc đạt được mức tăng trưởng trên được xem là một thành công, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp của Chính phủ.
Cũng trong năm qua, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước tính đạt 1.485,1 nghìn tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm 2015 và bằng 33% GDP. Điều này cho thấy, mặc dù tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng song chưa đủ sức đẩy mạnh tăng trưởng do một số lực cản nhất định.
Kết quả nghiên cứu bước đầu về “Chẩn đoán điểm nghẽn tăng trưởng và Bản đồ năng lực sản xuất của Việt Nam” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố cuối năm qua cho thấy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn chịu 3 nhóm “điểm nghẽn” chính.
Nhóm 1, trong ngắn hạn, bộ máy hành chính hoạt động chưa hiệu quả, vẫn còn tình trạng lãng phí, tham nhũng, một số chính sách về đất đai chưa phù hợp thực tiễn và chi phí tài chính cao. Nhóm 2, trong trung hạn gồm rủi ro kinh tế vĩ mô và rủi ro thể chế vi mô. Nhóm 3, trong dài hạn là kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực. Năm 2016 Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt, đạt chỉ tiêu CPI dưới 5%.
5. Năm bùng nổ về phát triển doanh nghiệp
Cùng với sự kiện Văn kiện Đại hội Đảng XII lần đầu tiên chính thức xác định khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, là sự vào cuộc của Chính phủ mạnh mẽ nhất trong nhiều năm qua vực dậy khu vực kinh tế này. Ngay khi được Quốc hội bầu làm Thủ tướng vào tháng 4/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã triệu tập Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp, với sự tham gia của doanh nghiệp ở tất cả các thành phần kinh tế.
Sau hội nghị này, lần đầu tiên có một Nghị quyết riêng cho doanh nghiệp được ban hành mang tên nghị quyết 35 nhấn mạnh doanh nghiệp là đối tượng để phục vụ. Tất cả các doanh nghiệp đều bình đẳng, không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực và đầu tư kinh doanh. Chính phủ cũng phát đi thông điệp cởi trói tối đa cho doanh nghiệp, đồng thời tuyên chiến không khoan nhượng với giấy phép con, lợi ích nhóm...
Kết quả của một loạt hành động trên đã đưa năm 2016 trở thành năm bùng nổ về phát triển doanh nghiệp. Kỳ tích đã được thiết lập khi lần đầu tiên, trong năm 2016, Việt Nam có 110.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 16,2% so với năm 2015. Số vốn cam kết đưa vào thị trường là 891.094 tỷ đồng, đạt tỷ trọng 8,09 tỷ đồng cho mỗi doanh nghiệp thành lập mới; tăng 48,1% so cùng kỳ năm 2015. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 26.689 doanh nghiệp, tăng 43,1%.
6. Rút vốn nhà nước của các “ông lớn”
Điểm nhấn đáng chú ý nhất của quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2016 là sự rút lui của Nhà nước tại nhiều doanh nghiệp lớn. Trong đó, thương vụ đấu giá cổ phần của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) được giới quan sát đặt nhiều kỳ vọng và cũng ngậm ngùi thất vọng.
Kết quả cuộc đấu giá thành công ngày 12/12 cho thấy, chỉ có 60% cổ phần chào bán đã được mua với mức giá 144.000 đồng/cổ phần. Cụ thể, số lượng cổ phần chào bán thành công là 78.378.300 cổ phần, tương ứng 5,4% vốn điều lệ VNM trong tổng lô chào bán 9% của SCIC. Như vậy, tổng giá trị cổ phần bán ra khoảng 11.386 tỷ đồng, tương đương gần 500 triệu USD.
Vinamilk chỉ là một trong số 10 “ông lớn” được Chính phủ quyết định thoái hoàn toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Kế hoạch này được đặt ra từ cuối năm 2015 song đến nay, những doanh nghiệp còn lại vẫn đang trong quá trình chuẩn bị.
Dù vậy, nỗ lực thoái vốn đầu tư ngoài ngành năm qua cũng đã đạt những kết quả tích cực. Cụ thể, năm 2016, các đơn vị đã thoái được 3.646 tỷ đồng, thu về 6.840 tỷ đồng. Nếu tính cả phần vốn thu về từ cuộc đấu giá cổ phần Vinamilk thì tổng số tiền Nhà nước nhận được là hơn 18.200 tỷ đồng.
Về cổ phần hóa, năm 2016 đã có 56 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa. Tổng giá trị thực tế của 56 doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa là 34.017 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 24.390 tỷ đồng.
7. Formosa gây sự cố ô nhiễm môi trường biển
Tháng 4 năm 2016, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) đã gây ra sự cố ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung. Sự cố này gây ra hậu quả lớn về kinh tế, xã hội, môi trường trước mắt và lâu dài; đã ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản, làm muối, dịch vụ hậu cần nghề cá, du lịch; đồng thời đã làm xáo trộn, gây mất an ninh trật tự, tâm lý bức xúc, bất an trong nhân dân.
Sau sự cố, Formosa đã thừa nhận hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại cho Chính phủ Việt Nam số tiền 500 triệu USD; đồng thời triển khai các biện pháp để khắc phục các vi phạm.
Qua sự cố môi trường lớn này cũng như thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay đặt ra vấn đề cấp bách bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững, đòi hỏi phải thay đổi tư duy phát triển, tăng trưởng kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường phải được xác định là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển.
Đó chính là việc chú trọng tiêu chí môi trường trong lựa chọn các dự án đầu tư, không cho phép đầu tư các dự án, các loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường, nhất là dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường ở các vùng nhạy cảm.
8. Khởi động cuộc chiến chống tham nhũng quyền lực
Đầu tháng 11 Ban Bí thư Trung ương Đảng dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã họp và thống nhất 100% bằng phiếu kín quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công Thương trong thời gian 2011-2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Công Thương.
Cùng trong tháng 11 Quốc hội cũng đã ra Nghị quyết phê phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng trước cử tri cả nước do đã có những vi phạm về công tác cán bộ trong thời gian đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công Thương, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ Công Thương, gây bức xúc trong xã hội.
Đây được xem là sự kiện chống tham nhũng đáng chú ý nhất năm và báo hiệu sự khởi đầu cho cuộc chiến chống tham nhũng quyền lực ở cấp cao. Năm 2016 còn được xem là năm những cuộc chạy trốn ra nước ngoài của những lãnh đạo phạm tội. Ngoài Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy còn có Lê Chung Dũng - nguyên Phó tổng giám đốc PV Power.
9. Thiên tai gây thiệt hại 1,7 tỷ USD
Tác động của biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều hiện tượng thiên tai cực đoan ở Việt Nam, không chỉ khiến 235 người chết trong năm 2016 mà còn gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính tổng thiệt hại toàn ngành do thiên tai trong năm vừa qua lên đến 37.650 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD) - đây là con số cao nhất từ trước tới nay.
Những tháng đầu năm, nhiều vùng miền đã trải qua nạn hạn hán khốc liệt nhất từ trước tới nay. Hậu quả là ở vùng ĐBSCL có 11/13 tỉnh bị ảnh hưởng xâm nhập mặn, với 405.000 ha lúa và hoa màu, 28.500ha cây ăn quả, 82.000 ha diện tích tôm nuôi bị mất trắng... Khu vực Tây Nguyên cũng đã có 157.000 ha đất nông nghiệp bị hạn.
Ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, hạn hán cũng đã khiến 40.500 ha lúa phải dừng sản xuất, 36.000 ha cây trồng khác bị hạn... Từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 12/2016, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã gặp liên tiếp 5 đợt mưa lũ lớn trên diện rộng với cường độ cực đoan, gây ra lũ chồng lũ ở nhiều tỉnh.
Tính riêng 5 đợt này, đã khiến 111 người chết và mất tích, hơn 316.000 ngôi nhà, hơn 42.800 ha lúa, 39.000 ha hoa màu bị ngập hư hại. Ngày 26/4/2016, Chính phủ công bố Kế hoạch ứng phó khẩn cấp của Chính phủ và Liên hợp quốc cần 48,5 triệu USD. Trong năm đã huy động được 26,4 triệu USD, đáp ứng 54,4% kế hoạch ứng phó khẩn cấp, trong đó nguồn lực quốc tế huy động được 18,4 triệu USD.
10. Ngành văn hóa, thể thao và du lịch thăng hoa
Với tổng điểm 202,5 ở chung kết nội dung 10m súng ngắn hơi nam, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã đi vào lịch sử khi trở thành vận động viên đầu tiên của Việt Nam giành Huy chương vàng tại kỳ Olympic; vận động viên Lê Văn Công phá kỷ lục Paralympic, dành huy chương vàng môn cử tạ.
Cùng với tấm huy chương mang tầm cỡ thế giới của Hoàng Xuân Vinh là sự kiện “kình ngư” Nguyễn Thị Ánh Viên không có đối thủ trên đường đua xanh tại Đông Nam Á khi giành tới 8 huy chương vàng tại sự kiện thể thao lớn nhất khu vực. Sau đó nữ vận động viên này đã phá kỷ lục Giải bơi vô địch châu Á với thành tích 4 phút 37 giây 71 và dành huy chương vàng 400 m cá nhân hỗn hợp.
Năm 2016, đội tuyển bóng đá U19 Việt Nam làm nên chấn động ở giải U19 châu Á và giành quyền tham dự U20 World Cup. Đây là lần đầu tiên bóng đá Việt Nam giành vé tham dự một giải đấu tầm thế giới. Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) đã gửi lời chúc mừng đến người hâm mộ Việt Nam.
Năm 2016 là năm đầu tiên các danh lam, thắng cảnh của Việt Nam được nhà làm phim Hollywood đưa vào các cảnh quay trong bộ phim bom tấn của mình; cũng là năm Việt Nam có thêm 3 di sản thế giới được vinh danh. Đây còn là năm đầu tiên ngành du lịch đón được vị khách thứ 10 triệu, một sự kiện có ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng trong hành trình 56 năm phát triển của ngành du lịch Việt Nam.