10 tồn tại, vướng mắc của kinh tế Việt Nam dưới góc nhìn Chính phủ
Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần làm bộc lộ những yếu kém cơ bản của nền kinh tế
Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội “phê bình” Chính phủ gửi báo cáo muộn, Phó thủ tướng nhận thiếu sót và nêu lý do phải chỉnh sửa vào phút cuối.
Vì sao sửa?
Sáng 21/12, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện Nghị quyết số 1052 ngày 24/10/2015 về một số định hướng, nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Báo cáo số 588 của Chính phủ về nội dung này đề ngày 20/12, do một vị thứ trưởng Bộ Công Thương trình bày.
Trình bày ý kiến của Uỷ ban Kinh tế, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh “phê bình” Chính phủ gửi báo cáo chậm so với yêu cầu.
Cụ thể, ngày 7/12, Tổng thư ký Quốc hội có công văn yêu cầu gửi tài liệu phục vụ phiên họp trước ngày 12/12. Tiếp đó, ngày 16/12, Ủy ban Kinh tế có công văn đề nghị gửi báo cáo tới Thường trực Ủy ban trước 11h30 ngày 19/12.
Nhưng, đến chiều ngày 19/12, Thường trực Ủy ban Kinh tế mới nhận được báo cáo ngày 19/12 của Chính phủ gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Mà báo cáo này còn được điều chỉnh, bổ sung đến sáng ngày 20/12/2016 mới hoàn chỉnh thành báo cáo số 588.
Phát biểu cuối phiên thảo luận, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhận thiếu sót, và cho biết “hôm qua còn thay lại báo cáo vì thấy thành tích nhiều mà khuyết điểm ít quá nên phải chỉnh sửa”.
Sau khi chỉnh sửa, phần kết quả tại báo cáo của Chính phủ ngắn hơn nhiều phần những tồn tại, vướng mắc.
Chính phủ đánh giá, trong thời gian qua, công tác hội nhập kinh tế ngoài nước tương đối tốt với việc chủ động đàm phán ký kết các FTA..., nhưng việc triển khai công tác hội nhập trong nước còn yếu, chưa khai thác có hiệu quả các lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế.
10 tồn tại, vướng mắc
Sau khái quát trên, Chính phủ nêu 10 tồn tại, vướng mắc chính trong giai đoạn vừa qua.
Theo đó, hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần làm bộc lộ những yếu kém cơ bản của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng vẫn chưa được cải thiện về căn bản.
Hai là, hiệu quả đầu tư chưa được cao như mong muốn. Chậm đổi mới, chính sách liên quan đến thu hút FDI. Việc thu hút các dự án FDI tăng về số lượng, nhưng chất lượng chưa đảm bảo, công nghệ chưa tốt, đặc biệt công nghệ trong những lĩnh vực Việt Nam cần đổi mới mô hình tăng trưởng. Còn có những dự án đầu tư hàm chứa tiêu cực về môi trường, sinh thái...
Ba, sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm vẫn còn yếu so với các nước, kể cả các nước trong khu vực. Các ngành kinh tế, các doanh nghiệp mang tính mũi nhọn, có khả năng vươn ra chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới chưa nhiều, chưa có khả năng đi đầu, kéo các ngành, các doanh nghiệp khác cùng phát triển...
Ở vướng mắc thứ tư, báo cáo nêu rõ, việc phát triển thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, đôi khi lúng túng trong việc xác định hướng đi. Các thị trường bất động sản, tài chính, lao động, khoa học - công nghệ tuy đã hình thành và phát triển nhưng vẫn cần có sự cải thiện.
Thị trường công nghệ chưa được hình thành bền vững, doanh nghiệp Nhà nước chưa quan tâm nhiều đến đổi mới công nghệ, chưa quan tâm đến các dự án theo chiều sâu. Doanh nghiệp tư nhân còn khó khăn hơn do thiếu vốn, thiếu công nghệ…
Đặc biệt, vai trò của kinh tế tư nhân tuy đã được xác định là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng cần có thêm những chính sách cụ thể để phát huy trong thời gian tới.
Vướng mắc thứ năm là đã xuất hiện các điểm “cổ chai” về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực... gây cản trở cho quá trình phát triển.
Tiếp theo, vướng mắc thứ sáu là có thời gian, việc tập trung các nỗ lực hội nhập kinh tế vào khu vực Đông Á làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào các nền kinh tế lớn trong khu vực về các nguồn nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị và công nghệ thấp, về đầu tư, công nghệ và tài chính. Sự tập trung này cũng tạo hiệu ứng cộng hưởng với các nguyên nhân khác dẫn đến nhập siêu của Việt Nam tăng cao từ một số đối tác trong khu vực Đông Á.
Bảy là, công tác quản lý, điều hành của Nhà nước, điều hành của Chính phủ và quản trị của doanh nghiệp tuy đã có sự cải thiện nhưng chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.
Trong bối cảnh tình hình thế giới biến động nhanh và mạnh như thời gian qua, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp nhiều lúc tỏ ra lúng túng, thiếu chủ động xử lý những vấn đề phát sinh khi thực thi các cam kết hội nhập.
Cơ chế chính sách thiếu đồng bộ giữa các bộ, ngành về nguồn lực, chính sách thuế, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ và cơ sở hạ tầng… (ví dụ điển hình của ngành ôtô).
Tám là, lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều hạn chế như chậm đổi mới thể chế chính sách, chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp.
Tồn tại thứ chín là, tính đồng bộ, gắn kết giữa các lĩnh vực là chưa cao, công tác phối hợp về hội nhập giữa các bộ, ngành, giữa các cơ quan Trung ương với các địa phương, doanh nghiệp chưa tốt. Nhiều vấn đề mang tính liên ngành chậm được xử lý, đặc biệt là trong lĩnh vực nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển hài hòa các yếu tố kinh tế thị trường.
Bản thân hội nhập kinh tế quốc tế là một vấn đề liên ngành song trên thực tế, công tác hội nhập kinh tế quốc tế vẫn được các bộ, ngành, địa phương triển khai một cách riêng rẽ. Do vậy, xuất hiện tình trạng thiếu đồng bộ trong việc triển khai chính sách giữa các cơ quan hoặc giữa các địa phương.
Thêm vào đó, hội nhập kinh tế quốc tế chưa thực sự được ưu tiên triển khai so với các lĩnh vực hợp tác khác, báo cáo nêu rõ.
Hạn chế cuối cùng được nhìn nhận là khả năng nhận định, đánh giá và dự báo xu thế chưa cao. Các vấn đề về xây dựng cơ chế nhận biết, cảnh báo sớm tác động trong các lĩnh vực hội nhập kinh tế trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới nhìn chung còn yếu. Công tác tham mưu, tư vấn chính sách còn nhiều hạn chế.
Vì sao sửa?
Sáng 21/12, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện Nghị quyết số 1052 ngày 24/10/2015 về một số định hướng, nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Báo cáo số 588 của Chính phủ về nội dung này đề ngày 20/12, do một vị thứ trưởng Bộ Công Thương trình bày.
Trình bày ý kiến của Uỷ ban Kinh tế, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh “phê bình” Chính phủ gửi báo cáo chậm so với yêu cầu.
Cụ thể, ngày 7/12, Tổng thư ký Quốc hội có công văn yêu cầu gửi tài liệu phục vụ phiên họp trước ngày 12/12. Tiếp đó, ngày 16/12, Ủy ban Kinh tế có công văn đề nghị gửi báo cáo tới Thường trực Ủy ban trước 11h30 ngày 19/12.
Nhưng, đến chiều ngày 19/12, Thường trực Ủy ban Kinh tế mới nhận được báo cáo ngày 19/12 của Chính phủ gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Mà báo cáo này còn được điều chỉnh, bổ sung đến sáng ngày 20/12/2016 mới hoàn chỉnh thành báo cáo số 588.
Phát biểu cuối phiên thảo luận, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhận thiếu sót, và cho biết “hôm qua còn thay lại báo cáo vì thấy thành tích nhiều mà khuyết điểm ít quá nên phải chỉnh sửa”.
Sau khi chỉnh sửa, phần kết quả tại báo cáo của Chính phủ ngắn hơn nhiều phần những tồn tại, vướng mắc.
Chính phủ đánh giá, trong thời gian qua, công tác hội nhập kinh tế ngoài nước tương đối tốt với việc chủ động đàm phán ký kết các FTA..., nhưng việc triển khai công tác hội nhập trong nước còn yếu, chưa khai thác có hiệu quả các lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế.
10 tồn tại, vướng mắc
Sau khái quát trên, Chính phủ nêu 10 tồn tại, vướng mắc chính trong giai đoạn vừa qua.
Theo đó, hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần làm bộc lộ những yếu kém cơ bản của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng vẫn chưa được cải thiện về căn bản.
Hai là, hiệu quả đầu tư chưa được cao như mong muốn. Chậm đổi mới, chính sách liên quan đến thu hút FDI. Việc thu hút các dự án FDI tăng về số lượng, nhưng chất lượng chưa đảm bảo, công nghệ chưa tốt, đặc biệt công nghệ trong những lĩnh vực Việt Nam cần đổi mới mô hình tăng trưởng. Còn có những dự án đầu tư hàm chứa tiêu cực về môi trường, sinh thái...
Ba, sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm vẫn còn yếu so với các nước, kể cả các nước trong khu vực. Các ngành kinh tế, các doanh nghiệp mang tính mũi nhọn, có khả năng vươn ra chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới chưa nhiều, chưa có khả năng đi đầu, kéo các ngành, các doanh nghiệp khác cùng phát triển...
Ở vướng mắc thứ tư, báo cáo nêu rõ, việc phát triển thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, đôi khi lúng túng trong việc xác định hướng đi. Các thị trường bất động sản, tài chính, lao động, khoa học - công nghệ tuy đã hình thành và phát triển nhưng vẫn cần có sự cải thiện.
Thị trường công nghệ chưa được hình thành bền vững, doanh nghiệp Nhà nước chưa quan tâm nhiều đến đổi mới công nghệ, chưa quan tâm đến các dự án theo chiều sâu. Doanh nghiệp tư nhân còn khó khăn hơn do thiếu vốn, thiếu công nghệ…
Đặc biệt, vai trò của kinh tế tư nhân tuy đã được xác định là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng cần có thêm những chính sách cụ thể để phát huy trong thời gian tới.
Vướng mắc thứ năm là đã xuất hiện các điểm “cổ chai” về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực... gây cản trở cho quá trình phát triển.
Tiếp theo, vướng mắc thứ sáu là có thời gian, việc tập trung các nỗ lực hội nhập kinh tế vào khu vực Đông Á làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào các nền kinh tế lớn trong khu vực về các nguồn nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị và công nghệ thấp, về đầu tư, công nghệ và tài chính. Sự tập trung này cũng tạo hiệu ứng cộng hưởng với các nguyên nhân khác dẫn đến nhập siêu của Việt Nam tăng cao từ một số đối tác trong khu vực Đông Á.
Bảy là, công tác quản lý, điều hành của Nhà nước, điều hành của Chính phủ và quản trị của doanh nghiệp tuy đã có sự cải thiện nhưng chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.
Trong bối cảnh tình hình thế giới biến động nhanh và mạnh như thời gian qua, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp nhiều lúc tỏ ra lúng túng, thiếu chủ động xử lý những vấn đề phát sinh khi thực thi các cam kết hội nhập.
Cơ chế chính sách thiếu đồng bộ giữa các bộ, ngành về nguồn lực, chính sách thuế, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ và cơ sở hạ tầng… (ví dụ điển hình của ngành ôtô).
Tám là, lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều hạn chế như chậm đổi mới thể chế chính sách, chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp.
Tồn tại thứ chín là, tính đồng bộ, gắn kết giữa các lĩnh vực là chưa cao, công tác phối hợp về hội nhập giữa các bộ, ngành, giữa các cơ quan Trung ương với các địa phương, doanh nghiệp chưa tốt. Nhiều vấn đề mang tính liên ngành chậm được xử lý, đặc biệt là trong lĩnh vực nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển hài hòa các yếu tố kinh tế thị trường.
Bản thân hội nhập kinh tế quốc tế là một vấn đề liên ngành song trên thực tế, công tác hội nhập kinh tế quốc tế vẫn được các bộ, ngành, địa phương triển khai một cách riêng rẽ. Do vậy, xuất hiện tình trạng thiếu đồng bộ trong việc triển khai chính sách giữa các cơ quan hoặc giữa các địa phương.
Thêm vào đó, hội nhập kinh tế quốc tế chưa thực sự được ưu tiên triển khai so với các lĩnh vực hợp tác khác, báo cáo nêu rõ.
Hạn chế cuối cùng được nhìn nhận là khả năng nhận định, đánh giá và dự báo xu thế chưa cao. Các vấn đề về xây dựng cơ chế nhận biết, cảnh báo sớm tác động trong các lĩnh vực hội nhập kinh tế trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới nhìn chung còn yếu. Công tác tham mưu, tư vấn chính sách còn nhiều hạn chế.