“20 năm vẫn chưa ra được Luật Biểu tình”
"Thủ tướng cũng đã đề xuất mà dự án Luật Biểu tình vẫn chưa được đưa vào chương trình năm 2014"
"Thủ tướng cũng đã đề xuất mà dự án Luật Biểu tình vẫn chưa được đưa vào chương trình năm 2014", đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) sốt ruột khi thảo luận tại tổ, chiều 24/5.
Trình Quốc hội dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng sau khi dự thảo sửa đổi Hiến pháp được thông qua vào cuối năm 2013 cần ưu tiên cho việc sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các dự án phục vụ cho việc tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Tuy nhiên, với các dự án luật được Chính phủ đề nghị đưa vào năm 2014, bao gồm cả Luật Trưng cầu ý dân, Luật Biểu tình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại có quan điểm khác.
Theo giải thích của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì các dự án này đã có trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ khóa 13. Hơn nữa, tại một kỳ họp Quốc hội cũng chỉ có thể thông qua từ 10-13 luật.
“Sau khi cân nhắc về các dự án do các cơ quan, tổ chức, đại biểu đề nghị, xét thứ tự ưu tiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chưa đưa các dự án này vào chương trình năm 2014, các cơ quan, tổ chức hữu quan vẫn tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và chuẩn bị để khi có điều kiện sẽ bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của từng năm cụ thể”, tờ trình nêu rõ.
Đồng ý với thứ tự ưu tiên này, song đại biểu Trương Trọng Nghĩa băn khoăn vì "Luật Biểu tình có ở cả 4 bản Hiến pháp từ 1946 đến 1992. Nếu tính từ 1992 đến nay đã hơn 20 năm mà vẫn chưa ra được Luật Biểu tình".
“Năm ngoái Thủ tướng và một số vị đại biểu đã đề xuất xây dựng luật này, tôi cũng trao đổi với nhiều vị công an và họ cũng mong có Luật Biểu tình. Xây dựng luật này là để trả món nợ đối với nhân dân, vì Hiến pháp đã cho mà ta không làm được”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Vẫn theo vị đại biểu này thì xây dựng Luật Biểu tình là để "trả nợ" nhân dân nhưng cũng là giúp nhà nước, bởi quản lý vấn đề biểu tình như hiện nay là không thích hợp. Nhiều vụ biểu tình vì lãnh thổ bị xâm phạm cũng bị đánh đồng với việc tụ tập gây rối mất trật tự.
Đề nghị đưa cả dự án Luật Biểu tình và Luật và Luật Trưng cầu dân ý vào chương trình của năm 2014, ông Nghĩa cũng nhận sẽ làm việc thật tích cực và vận động các luật gia bỏ công sức ra để cùng xây dựng dự án Luật Biểu tình theo đúng Hiến pháp để tiết kiệm ngân sách nhà nước và kịp đưa vào năm 2014.
Liên quan đến chương trình xây dựng luật cho năm 2014, nhiều vị đại biểu cũng phàn nàn về việc đưa vào rút ra khá dễ dãi, trong khi một số dự án luật thật sự cần thiết lại chậm trễ.
"Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị các vị đại biểu đưa kết quả xây dựng pháp luật là một trong những căn cứ cơ bản để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, cá nhân người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã được giao chuẩn bị, soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, nhưng ngay Quốc hội đã không giữ kỷ cương rồi", đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm nhận xét.
Trình Quốc hội dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng sau khi dự thảo sửa đổi Hiến pháp được thông qua vào cuối năm 2013 cần ưu tiên cho việc sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các dự án phục vụ cho việc tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Tuy nhiên, với các dự án luật được Chính phủ đề nghị đưa vào năm 2014, bao gồm cả Luật Trưng cầu ý dân, Luật Biểu tình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại có quan điểm khác.
Theo giải thích của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì các dự án này đã có trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ khóa 13. Hơn nữa, tại một kỳ họp Quốc hội cũng chỉ có thể thông qua từ 10-13 luật.
“Sau khi cân nhắc về các dự án do các cơ quan, tổ chức, đại biểu đề nghị, xét thứ tự ưu tiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chưa đưa các dự án này vào chương trình năm 2014, các cơ quan, tổ chức hữu quan vẫn tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và chuẩn bị để khi có điều kiện sẽ bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của từng năm cụ thể”, tờ trình nêu rõ.
Đồng ý với thứ tự ưu tiên này, song đại biểu Trương Trọng Nghĩa băn khoăn vì "Luật Biểu tình có ở cả 4 bản Hiến pháp từ 1946 đến 1992. Nếu tính từ 1992 đến nay đã hơn 20 năm mà vẫn chưa ra được Luật Biểu tình".
“Năm ngoái Thủ tướng và một số vị đại biểu đã đề xuất xây dựng luật này, tôi cũng trao đổi với nhiều vị công an và họ cũng mong có Luật Biểu tình. Xây dựng luật này là để trả món nợ đối với nhân dân, vì Hiến pháp đã cho mà ta không làm được”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Vẫn theo vị đại biểu này thì xây dựng Luật Biểu tình là để "trả nợ" nhân dân nhưng cũng là giúp nhà nước, bởi quản lý vấn đề biểu tình như hiện nay là không thích hợp. Nhiều vụ biểu tình vì lãnh thổ bị xâm phạm cũng bị đánh đồng với việc tụ tập gây rối mất trật tự.
Đề nghị đưa cả dự án Luật Biểu tình và Luật và Luật Trưng cầu dân ý vào chương trình của năm 2014, ông Nghĩa cũng nhận sẽ làm việc thật tích cực và vận động các luật gia bỏ công sức ra để cùng xây dựng dự án Luật Biểu tình theo đúng Hiến pháp để tiết kiệm ngân sách nhà nước và kịp đưa vào năm 2014.
Liên quan đến chương trình xây dựng luật cho năm 2014, nhiều vị đại biểu cũng phàn nàn về việc đưa vào rút ra khá dễ dãi, trong khi một số dự án luật thật sự cần thiết lại chậm trễ.
"Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị các vị đại biểu đưa kết quả xây dựng pháp luật là một trong những căn cứ cơ bản để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, cá nhân người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã được giao chuẩn bị, soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, nhưng ngay Quốc hội đã không giữ kỷ cương rồi", đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm nhận xét.