21 tỷ USD vốn ODA và vốn vay ưu đãi chưa thể giải ngân
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo các bộ, ngành sớm ban hành chính sách, cơ chế sử dụng nguồn vốn ODA
Trước tình trạng vốn ODA bị “treo” không thể giải ngân được, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chỉ đạo các bộ, ngành sớm ban hành chính sách, cơ chế sử dụng nguồn vốn này.
Theo đó, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và ban hành văn bản pháp quy về chính sách, cơ chế tài chính đối với việc sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi phù hợp với quy định hiện hành và tình hình, khả năng vận động nguồn vốn này trong thời gian tới.
Đánh giá của Chính phủ, cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2015, các ngành, các cấp đã chủ động, tích cực, trong công tác vận động, tổ chức thực hiện và giải ngân nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi.
Nhiều cơ quan đã triển khai hiệu quả chủ trương chuyên nghiệp hóa ban quản lý dự án; chủ động tự tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Có 10 dự án đã cơ bản giải quyết xong các vướng mắc, giải ngân đạt nhiều tiến bộ, trong đó nổi bật là các dự án trong ngành năng lượng và giao thông vận tải.
Tuy nhiên, kết quả ký kết hiệp định và tốc độ giải ngân chương trình, dự án vẫn chậm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.
Vẫn còn 21 tỷ USD vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã cam kết nhưng chưa được giải ngân; 14 dự án, nhất là các dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội và Tp.HCM triển khai rất chậm, làm dư luận bức xúc và gây lo ngại cho các nhà tài trợ.
Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương làm chủ quản các chương trình, dự án có tỷ lệ giải ngân 6 tháng đầu năm thấp và trong danh sách chậm tiến độ cần quyết liệt hơn trong điều hành công tác giải ngân.
Ông nhấn mạnh, vấn đề giải phóng mặt bằng là khâu then chốt, đột phá cần được tập trung tháo gỡ để thúc đẩy tiến độ thực hiện các chương trình, dự án.
Theo đó, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và ban hành văn bản pháp quy về chính sách, cơ chế tài chính đối với việc sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi phù hợp với quy định hiện hành và tình hình, khả năng vận động nguồn vốn này trong thời gian tới.
Đánh giá của Chính phủ, cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2015, các ngành, các cấp đã chủ động, tích cực, trong công tác vận động, tổ chức thực hiện và giải ngân nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi.
Nhiều cơ quan đã triển khai hiệu quả chủ trương chuyên nghiệp hóa ban quản lý dự án; chủ động tự tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Có 10 dự án đã cơ bản giải quyết xong các vướng mắc, giải ngân đạt nhiều tiến bộ, trong đó nổi bật là các dự án trong ngành năng lượng và giao thông vận tải.
Tuy nhiên, kết quả ký kết hiệp định và tốc độ giải ngân chương trình, dự án vẫn chậm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.
Vẫn còn 21 tỷ USD vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã cam kết nhưng chưa được giải ngân; 14 dự án, nhất là các dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội và Tp.HCM triển khai rất chậm, làm dư luận bức xúc và gây lo ngại cho các nhà tài trợ.
Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương làm chủ quản các chương trình, dự án có tỷ lệ giải ngân 6 tháng đầu năm thấp và trong danh sách chậm tiến độ cần quyết liệt hơn trong điều hành công tác giải ngân.
Ông nhấn mạnh, vấn đề giải phóng mặt bằng là khâu then chốt, đột phá cần được tập trung tháo gỡ để thúc đẩy tiến độ thực hiện các chương trình, dự án.