5 năm, Việt Nam giải ngân 1,889 tỷ USD vốn ODA
Thông tin từ báo cáo mới nhất về tình hình ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 2010 - 2015
Tổng vốn ODA vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giải ngân giai đoạn 2010- 2015 ước đạt 27,165 tỷ USD, bằng 88,7% tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết trong thời kỳ này.
Trong đó, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đạt 25,276 tỷ USD (chiếm khoảng 94,95%), vốn ODA đạt 1,889 tỷ USD.
Đây là những thông tin tại báo cáo mới nhất về tình hình ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 2010 - 2015 của Chính phủ.
9 tháng đầu năm 2015, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài ký kết đạt khoảng 2.729 triệu USD, trong đó vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đạt khoảng 2.698 triệu USD, vốn ODA đạt khoảng 31,91 triệu USD. Ước thực hiện cả năm 2015 ký kết đạt khoảng 3.500 triệu USD.
Về cơ cấu vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo ngành và lĩnh vực, báo cáo nêu, các lĩnh vực giao thông vận tải, môi trường (cấp, thoát nước, đối phó với biến đổi khí hậu…) và phát triển đô thị, năng lượng và công nghiệp là những ngành có tỷ trọng vốn ODA và vốn vay ưu đãi tương đối cao.
Còn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với xóa đói giảm nghèo, y tế, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, tăng cường năng lực thể chế,... chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn.
Chính phủ nhận định, tình hình giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đã có nhiều cải thiện, đã tăng từ mức 3,541 tỷ USD năm 2010 lên mức 5,655 tỷ USD năm 2014. Ước thực hiện cả năm 2015 là 5 tỷ USD.
Báo cáo cũng dành dung lượng cho thông tin về vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước (vốn nước ngoài - vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài).
Theo đó, tổng số vốn nước ngoài được Thủ tướng giao trong giai đoạn 2010-2015 là 96.519 tỷ đồng. Ước giải ngân vốn nước ngoài giai đoạn 2010-2015 đạt khoảng 237.933 tỷ đồng.
Chính phủ cũng cho biết, hiện nay, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đang quản lý, cho vay trên 460 dự án với dư nợ 140.000 tỷ đồng. Trong 5 năm 2011-2015, đã có trên 100 dự án mới với số vốn vay theo tín dụng đầu tư đã ký trên 40.000 tỷ đồng.
Tổng số vốn giải ngân trong giai đoạn 2011-2015 là trên 91.000 tỷ đồng, bình quân hàng năm giải ngân cho nền kinh tế là trên 18.000 tỷ đồng.
Trong 5 năm 2011-2015, có 152 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, chủ yếu là các dự án cấp nước, thủy điện, truyền tải và phân phối điện, chế biến lâm sản, đường giao thông...
9 tháng đầu năm 2015, Ngân hàng Phát triển Việt Nam quản lý cho vay lại 460 dự án với số vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký là 13.238 triệu USD.
Giải ngân đạt 17.098 tỷ đồng, bằng 142% kế hoạch năm 2015. Dư nợ đến 30/9/2015 là 145.134 tỷ đồng; nợ quá hạn: 2.223 tỷ đồng, chiếm 1,5% dư nợ; lãi, phí quá hạn: 926 tỷ đồng.
Dự kiến cả năm 2015 hoàn thành kế hoạch giao của Thủ tướng Chính phủ với dự kiến số vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký là 15.523 tỷ đồng, báo cáo nêu rõ.
Trong đó, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đạt 25,276 tỷ USD (chiếm khoảng 94,95%), vốn ODA đạt 1,889 tỷ USD.
Đây là những thông tin tại báo cáo mới nhất về tình hình ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 2010 - 2015 của Chính phủ.
9 tháng đầu năm 2015, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài ký kết đạt khoảng 2.729 triệu USD, trong đó vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đạt khoảng 2.698 triệu USD, vốn ODA đạt khoảng 31,91 triệu USD. Ước thực hiện cả năm 2015 ký kết đạt khoảng 3.500 triệu USD.
Về cơ cấu vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo ngành và lĩnh vực, báo cáo nêu, các lĩnh vực giao thông vận tải, môi trường (cấp, thoát nước, đối phó với biến đổi khí hậu…) và phát triển đô thị, năng lượng và công nghiệp là những ngành có tỷ trọng vốn ODA và vốn vay ưu đãi tương đối cao.
Còn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với xóa đói giảm nghèo, y tế, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, tăng cường năng lực thể chế,... chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn.
Chính phủ nhận định, tình hình giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đã có nhiều cải thiện, đã tăng từ mức 3,541 tỷ USD năm 2010 lên mức 5,655 tỷ USD năm 2014. Ước thực hiện cả năm 2015 là 5 tỷ USD.
Báo cáo cũng dành dung lượng cho thông tin về vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước (vốn nước ngoài - vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài).
Theo đó, tổng số vốn nước ngoài được Thủ tướng giao trong giai đoạn 2010-2015 là 96.519 tỷ đồng. Ước giải ngân vốn nước ngoài giai đoạn 2010-2015 đạt khoảng 237.933 tỷ đồng.
Chính phủ cũng cho biết, hiện nay, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đang quản lý, cho vay trên 460 dự án với dư nợ 140.000 tỷ đồng. Trong 5 năm 2011-2015, đã có trên 100 dự án mới với số vốn vay theo tín dụng đầu tư đã ký trên 40.000 tỷ đồng.
Tổng số vốn giải ngân trong giai đoạn 2011-2015 là trên 91.000 tỷ đồng, bình quân hàng năm giải ngân cho nền kinh tế là trên 18.000 tỷ đồng.
Trong 5 năm 2011-2015, có 152 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, chủ yếu là các dự án cấp nước, thủy điện, truyền tải và phân phối điện, chế biến lâm sản, đường giao thông...
9 tháng đầu năm 2015, Ngân hàng Phát triển Việt Nam quản lý cho vay lại 460 dự án với số vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký là 13.238 triệu USD.
Giải ngân đạt 17.098 tỷ đồng, bằng 142% kế hoạch năm 2015. Dư nợ đến 30/9/2015 là 145.134 tỷ đồng; nợ quá hạn: 2.223 tỷ đồng, chiếm 1,5% dư nợ; lãi, phí quá hạn: 926 tỷ đồng.
Dự kiến cả năm 2015 hoàn thành kế hoạch giao của Thủ tướng Chính phủ với dự kiến số vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký là 15.523 tỷ đồng, báo cáo nêu rõ.