ANZ: Việt Nam có thể tiếp tục nới lỏng tiền tệ
ANZ quan ngại về những rủi ro đến từ môi trường toàn cầu và mức tăng trưởng tín dụng thấp đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Trong báo cáo mới cập nhật, Ngân hàng ANZ bày tỏ quan ngại về những rủi ro đến từ môi trường toàn cầu và mức tăng trưởng tín dụng thấp đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Ngân hàng này cũng dự báo, lãi suất còn có thể tiếp tục hạ trong năm nay.
Báo cáo ra ngày 2/8 của ANZ nhận định, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong những tháng tới có thể được nâng cao. Tuy nhiên, chuyên gia của ANZ cho biết, ngân hàng này “vẫn quan ngại về những rủi ro đối với mức dự báo tăng trưởng 5,5% cho toàn năm 2012”.
Theo báo cáo, những rủi ro này bắt nguồn từ những bất lợi của môi trường kinh tế toàn cầu cũng như tốc độ mở rộng tín dụng nội địa chậm hơn dự đoán. “Điều này cũng đã gây ra những ảnh hưởng trực tiếp lên nhóm ngành sản xuất công nghiệp - hoạt động kinh tế chủ chốt của Việt Nam - trong thời gian qua”, báo cáo viết.
Báo cáo dẫn các số liệu thống kê cho thấy, sản lượng sản xuất công nghiệp trong tháng 7 tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với mức tăng 8% của tháng 6. Doanh thu bán lẻ tháng 7 tăng 22,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với mức 23,2% của tháng 6.
Sự suy giảm của nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam thể hiện qua sự đi xuống của tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Báo cáo chỉ rõ, theo số liệu ban đầu, mức tăng trưởng xuất khẩu của tháng 7 đã giảm mạnh xuống còn 3% so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức tăng 16,9% trong tháng 6.
Trong nước, sức cầu yếu còn được thể hiện qua sự xuống thang liên tục của lạm phát thời gian qua. Trong tháng 7, lạm phát giảm còn 5,4%, từ mức 6,9% trong tháng 6. “Chúng tôi cho rằng tốc độ lạm phát sẽ giảm trong quý 3 lẫn quý 4 và chạm mốc 6-7% vào cuối năm”, ANZ nhận định.
Tuy không đi sâu phân tích cụ thể, nhưng quan ngại của ANZ về tăng trưởng tín dụng chậm chạp của Việt Nam cũng giống như mối quan ngại mà Ngân hàng HSBC đưa ra trong một báo cáo cách đây ít hôm. Trong báo cáo đó, HSBC cho rằng, “sự suy giảm trong tốc độ tăng trưởng tín dụng (dưới 1% tính từ đầu năm) phản ánh các vấn đề bao gồm nhu cầu nội địa suy yếu, một triệu chứng của những yếu kém về cơ cấu, cùng những yếu tố bên ngoài”.
ANZ đánh giá, chính sách hiện tại của Việt Nam đang đi đúng hướng với kế hoạch tăng trưởng kinh tế và triển vọng kiểm soát lạm phát giai đoạn 2012-2013. Đầu tháng trước, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tiến hành chính sách cắt giảm lãi suất thêm 1%. Đây là lần thứ 5 cắt giảm lãi suất kể từ đầu năm.
Báo cáo nhận định, những động thái nới lỏng tiền tệ và hỗ trợ tài khóa có thể vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng trong năm 2012 để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, ANZ không đưa ra con số dự báo cụ thể về mức cắt giảm lãi suất.
Cũng với quan điểm lãi suất của Việt Nam còn giảm, Ngân hàng JPMorgan Chase hồi tuần trước dự báo, lãi suất sẽ còn giảm thêm ít nhất 200 điểm phần trăm trong 6 tháng cuối năm. Ngân hàng Standard Chartered thì cho rằng, lãi suất sẽ giảm thêm 100 điểm phần trong trong quý 3.
Báo cáo ra ngày 2/8 của ANZ nhận định, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong những tháng tới có thể được nâng cao. Tuy nhiên, chuyên gia của ANZ cho biết, ngân hàng này “vẫn quan ngại về những rủi ro đối với mức dự báo tăng trưởng 5,5% cho toàn năm 2012”.
Theo báo cáo, những rủi ro này bắt nguồn từ những bất lợi của môi trường kinh tế toàn cầu cũng như tốc độ mở rộng tín dụng nội địa chậm hơn dự đoán. “Điều này cũng đã gây ra những ảnh hưởng trực tiếp lên nhóm ngành sản xuất công nghiệp - hoạt động kinh tế chủ chốt của Việt Nam - trong thời gian qua”, báo cáo viết.
Báo cáo dẫn các số liệu thống kê cho thấy, sản lượng sản xuất công nghiệp trong tháng 7 tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với mức tăng 8% của tháng 6. Doanh thu bán lẻ tháng 7 tăng 22,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với mức 23,2% của tháng 6.
Sự suy giảm của nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam thể hiện qua sự đi xuống của tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Báo cáo chỉ rõ, theo số liệu ban đầu, mức tăng trưởng xuất khẩu của tháng 7 đã giảm mạnh xuống còn 3% so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức tăng 16,9% trong tháng 6.
Trong nước, sức cầu yếu còn được thể hiện qua sự xuống thang liên tục của lạm phát thời gian qua. Trong tháng 7, lạm phát giảm còn 5,4%, từ mức 6,9% trong tháng 6. “Chúng tôi cho rằng tốc độ lạm phát sẽ giảm trong quý 3 lẫn quý 4 và chạm mốc 6-7% vào cuối năm”, ANZ nhận định.
Tuy không đi sâu phân tích cụ thể, nhưng quan ngại của ANZ về tăng trưởng tín dụng chậm chạp của Việt Nam cũng giống như mối quan ngại mà Ngân hàng HSBC đưa ra trong một báo cáo cách đây ít hôm. Trong báo cáo đó, HSBC cho rằng, “sự suy giảm trong tốc độ tăng trưởng tín dụng (dưới 1% tính từ đầu năm) phản ánh các vấn đề bao gồm nhu cầu nội địa suy yếu, một triệu chứng của những yếu kém về cơ cấu, cùng những yếu tố bên ngoài”.
ANZ đánh giá, chính sách hiện tại của Việt Nam đang đi đúng hướng với kế hoạch tăng trưởng kinh tế và triển vọng kiểm soát lạm phát giai đoạn 2012-2013. Đầu tháng trước, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tiến hành chính sách cắt giảm lãi suất thêm 1%. Đây là lần thứ 5 cắt giảm lãi suất kể từ đầu năm.
Báo cáo nhận định, những động thái nới lỏng tiền tệ và hỗ trợ tài khóa có thể vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng trong năm 2012 để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, ANZ không đưa ra con số dự báo cụ thể về mức cắt giảm lãi suất.
Cũng với quan điểm lãi suất của Việt Nam còn giảm, Ngân hàng JPMorgan Chase hồi tuần trước dự báo, lãi suất sẽ còn giảm thêm ít nhất 200 điểm phần trăm trong 6 tháng cuối năm. Ngân hàng Standard Chartered thì cho rằng, lãi suất sẽ giảm thêm 100 điểm phần trong trong quý 3.