16:28 15/11/2014

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân được nhiều phiếu “tín nhiệm cao” nhất

Nguyễn Lê

Số phiếu “tín nhiệm cao” cho Chủ tịch nước là 380, cho Thủ tướng 320, cho Chủ tịch Quốc hội là 340

Sáng 15/11, các vị đại biểu Quốc hội đã thể hiện chính kiến trên lá phiếu đối với 50 chức danh thuộc diện được lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội.
Sáng 15/11, các vị đại biểu Quốc hội đã thể hiện chính kiến trên lá phiếu đối với 50 chức danh thuộc diện được lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội.
3h57 phút chiều nay (15/11), kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần thứ hai bắt đầu được công bố trước Quốc hội.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thêm một lần nữa dẫn đầu về số phiếu “tín nhiệm cao” với 390 phiếu.

320 vị trong tổng số 485 vị tham gia đánh giá tín nhiệm đã dành mức “tín nhiệm cao” cho Thủ tướng.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được 380 phiếu “tín nhiệm cao”, con số tương tự của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là 340 (ở lần lấy phiếu thứ nhất, số phiếu "tín nhiệm cao" dành cho Chủ tịch nước là 330, Thủ tướng là 210, Chủ tịch Quốc hội là 328).

Một số vị bộ trưởng có tỷ lệ “tín nhiệm cao” khá cao là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng với 362 phiếu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh được 351 phiếu.

Nhìn tổng thể, bảng “tổng sắp” tín nhiệm đã có một số sự thay đổi đáng kể, chẳng hạn người xếp cuối cùng về số phiếu “tín nhiệm cao” của lần thứ nhất với 88 phiếu là Thống đốc Nguyễn Văn Bình nay đã được 323 đại biểu “tín nhiệm cao” sau một năm rưỡi, ở lần đánh giá tín nhiệm thứ hai.

Trong khi đó, chỉ giành được sự “tín nhiệm cao” của 97 vị đại biểu là Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Đứng thấp nhất về số phiếu “tín nhiệm cao” là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, với 85 phiếu.

Ở chiều ngược lại, có số phiếu "tín nhiệm thấp" cao nhất là Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, với 192 phiếu tín nhiệm thấp.

Số thành viên Chính phủ có phiếu tín nhiệm cao dưới 100 gồm các ông Nguyễn Minh Quang (85 phiếu), Hoàng Tuấn Anh (93 phiếu), Nguyễn Thái Bình (98 phiếu), và bà Nguyễn Thị Kim Tiến (97 phiếu).

Mặc dù một số thành viên Chính phủ có sự bứt phá ngoạn mục về số phiếu "tín nhiệm cao", song nhìn tổng thể các chức danh trong khối lập pháp vẫn có tỷ lệ số phiếu "tín nhiệm cao" lớn hơn khối hành pháp.

Nhiều vị Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có số phiếu "tín nhiệm cao" trên 300 phiếu như Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai được 365 phiếu, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu được 344 phiếu, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng 325 phiếu…

Trong số 5 phó thủ tướng, chỉ có hai vị được trên 300 phiếu "tín nhiệm cao", là ông Phạm Bình Minh 320 phiếu và ông Nguyễn Xuân Phúc 356 phiếu.

Ba vị còn lại, ông Vũ Đức Đam được 257 phiếu "tín nhiệm cao", ông Vũ Văn Ninh 202 phiếu và ông Hoàng Trung Hải 225 phiếu.

“Lội ngược dòng” ngoạn mục là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, với kết quả của lần thứ nhất là 209 phiếu "tín nhiệm thấp", 194 phiếu "tín nhiệm" và 88 phiếu "tín nhiệm cao".

Còn kết quả lần này, ông Bình được số phiếu "tín nhiệm cao" gần gấp 3 với 323 phiếu, 118 phiếu "tín nhiệm" và chỉ còn 41 phiếu "tín nhiệm thấp".


Cụ thể, kết quả số phiếu tín nhiệm từng loại đối với mỗi chức danh như sau:

Người được lấy tín nhiệm

Chức danh

Số phiếu

Tín nhiệm cao

Tín nhiệm

Tín nhiệm thấp

Trương Tấn Sang

Chủ tịch nước

380

84

20

Nguyễn Thị Doan

Phó chủ tịch nước

302

168

15

Nguyễn Sinh Hùng

Chủ tịch Quốc hội

340

93

52

Uông Chu Lưu

Phó chủ tịch Quốc hội

344

124

14

Nguyễn Thị Kim Ngân

Phó chủ tịch Quốc hội

390

86

9

Tòng Thị Phóng

Phó chủ tịch Quốc hội

325

127

31

Huỳnh Ngọc Sơn

Phó chủ tịch Quốc hội

295

159

28

Phan Xuân Dũng

Chủ nhiệm UB Khoa học - Công nghệ và Môi trường

212

248

23

Nguyễn Văn Giàu

Chủ nhiệm UB Kinh tế

317

155

12

Trần Văn Hằng

Chủ nhiệm UB Đối ngoại

284

183

13

Nguyễn Đức Hiền

Trưởng Ban Dân nguyện

255

228

30

Phùng Quốc Hiển

Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách

315

148

20

Nguyễn Văn Hiện

Chủ nhiệm UB Tư pháp

203

245

36

Nguyễn Kim Khoa

Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh

290

174

19

Phan Trung Lý

Chủ nhiệm UB Pháp luật

311

145

27

Trương Thị Mai

Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội

365

104

13

Nguyễn Thị Nương

Trưởng Ban Công tác đại biểu

272

183

28

Nguyễn Hạnh Phúc

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

303

154

26

Ksor Phước

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc

302

164

16

Đào Trọng Thi

Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng

224

220

39

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Chính phủ

320

96

68

Vũ Đức Đam

Phó thủ tướng Chính phủ

257

196

32

Hoàng Trung Hải

Phó thủ tướng Chính phủ

255

226

34

Phạm Bình Minh

Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao

320

146

19

Vũ Văn Ninh

Phó thủ tướng Chính phủ

202

246

35

Nguyễn Xuân Phúc

Phó thủ tướng Chính phủ

356

103

26

Hoàng Tuấn Anh

Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao và Du lịch

93

235

157

Nguyễn Thái Bình

Bộ trưởng Nội vụ

98

233

154

Nguyễn Văn Bình

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

323

118

41

Phạm Thị Hải Chuyền

Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội

108

256

119

Hà Hùng Cường

Bộ trưởng Tư pháp

200

234

49

Trịnh Đình Dũng

Bộ trưởng Xây dựng

236

201

48

Đinh Tiến Dũng

Bộ trưởng Tài chính

247

197

41

Vũ Huy Hoàng

Bộ trưởng Công thương

156

224

102

Phạm Vũ Luận

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo

133

202

149

Nguyễn Văn Nên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

200

243

39

Cao Đức Phát

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

206

224

54

Giàng Seo Phử

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UB Dân tộc

127

262

95

Trần Đại Quang

Bộ trưởng Công an

264

166

50

Nguyễn Minh Quang

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

85

287

111

Nguyễn Quân

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ

105

313

65

Nguyễn Bắc Son

Bộ trưởng Thông tin và truyền thông

136

267

79

Phùng Quang Thanh

Bộ trưởng Quốc phòng

313

129

41

Đinh La Thăng

Bộ trưởng Giao thông Vận tải

362

91

28

Nguyễn Thị Kim Tiến

Bộ trưởng Y tế

97

192

192

Huỳnh Phong Tranh

Tổng thanh tra Chính phủ

170

244

68

Bùi Quang Vinh

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư

351

112

20

Trương Hòa Bình

Chánh án TAND Tối cao

205

225

50

Nguyễn Hòa Bình

Viện trưởng VKSND Tối cao

207

235

43

Nguyễn Hữu Vạn

Tổng kiểm toán Nhà nước

105

318

62


Sau khi nghe công bố kết quả kiểm phiếu, Quôc hội đã thông qua nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm, với 100% đại biểu có mặt tán thành.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá, Quốc hội đã thực hiện nghiêm túc việc lấy phiếu tín nhiệm, các vị đại biểu đã thực hiện trách nhiệm cao cả của mình, làm việc thận trọng khách quan, công tâm và chính xác với việc lấy phiếu

Trước đó, vào đúng 8h28 phút sáng 15/11, các vị đại biểu Quốc hội bắt đầu thể hiện chính kiến trên lá phiếu đối với 50 chức danh thuộc diện được lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội.

Trong danh sách này có 4 vị lần đầu tiên được lấy phiếu tại Quốc hội, gồm Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên, Tổng kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Vạn và Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền.

Theo số liệu biểu quyết thông qua ban kiểm phiếu, thì có 484 vị đại biểu có mặt tại hội trường trước khi được phát phiếu. Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng đều có mặt tại phiên họp.

Có 11 loại phiếu theo từng chức vụ hoặc nhóm chức vụ, trên từng phiếu đã ghi rõ họ tên kèm theo các ô tương ứng ba mức tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp.

Cụ thể, 11 loại phiếu gồm phiếu tín nhiệm dành cho Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các phó chủ tịch Quốc hội, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng, các phó thủ tướng, các bộ trưởng và các thành viên Chính phủ khác, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và Tổng kiểm toán Nhà nước.

30 phút là thời gian dành để mỗi vị đại diện cho dân chọn mức tín nhiệm cho từng vị trong danh sách. Hầu hết các vị đại biểu ngồi tại chỗ để ghi phiếu đánh giá tín nhiệm.

Báo chí được yêu cầu không tác nghiệp khi đại biểu lấy phiếu để các vị đại biểu có thể thoải mái khi ghi phiếu.

Ban kiểm phiếu gồm 29 thành viên. Ông Huỳnh Văn Tý được bầu làm trưởng ban kiểm phiếu.