Bộ Chính trị sẽ quyết thời điểm kiện Trung Quốc
Thủ tướng: “Chúng ta không kích động, không bài Hoa, nhưng phải nói rõ sự thật, không phải vì hữu nghị mà không nói”
“Chúng ta kiên quyết đấu tranh với Trung Quốc trên biển Đông, nhưng vẫn giữ quan hệ ngoại giao, kinh tế bình thường, tuyệt đối lên án các hành vi kích động, bài trừ người Hoa”.
Đó là thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 29/5.
Theo người đứng đầu Chính phủ, kể từ khi Trung Quốc tiến hành hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, bên cạnh các hoạt động lên án, bảo vệ chủ quyền trên thực địa, chúng ta đã công khai với dư luận quốc tế về sai trái của Trung Quốc và thiện chí của Việt Nam.
Động thái của Việt Nam ngay lập tức đã được dư luận quốc tế lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ.
Thông tin về tình hình hoạt động của một số lĩnh vực công thương, giao thông vận tải…, các bộ trưởng đều khẳng định, sau gần một tháng Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên biển Đông, tình hình kinh tế, thương mại trong nước vẫn khá ổn định, không bị ảnh hưởng nhiều.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, hoạt động giao thương với Trung Quốc đến nay vẫn bình thường. Bộ chỉ đạo các doanh nghiệp tiếp tục duy trì quan hệ kinh tế, thương mại bình thường với Trung Quốc. Các dự án điện mà Trung Quốc làm tổng thầu EPC hiện vẫn hoạt động bình thường. Một số dự án hoá chất, khai khoáng mà Trung Quốc là chủ đầu tư hiện sắp cho ra sản phẩm đầu tiên.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân nói, sau sự kiện biển Đông, quan hệ hợp tác khoa học công nghệ với Trung Quốc không bị ảnh hưởng nhiều, vẫn có các hoạt động hợp tác. Duy chỉ có gần đây, một số đơn vị của Trung Quốc có thông báo họ không dự họp chung, không tiếp các đoàn Việt Nam…
Tuy nhiên, Bộ xác định, các quan hệ với các tổ chức khoa học, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn tiến hành một cách bình thường, vẫn ký các dự án.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng thì cho biết, hiện các dự án giao thông ký kết và nhận ODA của Trung Quốc có giá trị hơn 9.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, vấn đề nhà thầu Trung Quốc rút là không đáng lo ngại, vì nếu họ về họ cũng bị thiệt, họ cũng muốn làm xong để lấy tiền.
Bộ cũng chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải, hàng không, hãng bay… duy trì hoạt động bình thường với khách quốc tế, trong đó có cả Trung Quốc.
Trước thông tin cho rằng, Trung Quốc lên tiếng sẽ hạn chế các hoạt động giao thương, quan hệ kinh tế với Việt Nam, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam Nguyễn Xuân Thắng cho rằng ngay cả đó là sự thật, thì đây có thể coi là cơ hội để tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu lại thị trường để tránh sự lệ thuộc vào một thị trường như trước đây.
Ông Thắng cũng đề nghị, Chính phủ nên đẩy nhanh thời gian tổ chức hội nghị với các nhà đầu tư nước ngoài để kịp thời thông báo với họ về tình hình hiện nay của Việt Nam trước hành vi sai trái của Trung Quốc.
Đồng thời, tiếp tục có phương án cụ thể để hỗ trợ cho các nhà đầu tư bị thiệt hại do ảnh hưởng của việc quấy rối vừa qua.
Kết luận phiên họp, Thủ tướng khẳng định, quan hệ kinh tế với Trung Quốc là tất yếu, khách quan của hai nước láng giềng. Tuy nhiên, cùng với đó là phải tính tới phương án lâu dài, gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, theo hướng đa dạng thị trường xuất nhập khẩu, thị trường du lịch, đầu tư, lao động…
Riêng đối với hành vi hạ đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc, ông nói, chúng ta không bất ngờ trước âm mưu này, bởi Trung Quốc vẫn luôn muốn hiện thực hoá chủ quyền phi pháp của họ trên đường lưỡi bò.
Cho dù chỉ mới đây thôi, trong chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đồng ý hai bên thoả thuận lập các tổ công tác để đàm phán cùng phát triển những nơi được cho là có tranh chấp. Song, Trung Quốc đột nhiên cho hạ đặt giàn khoan trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Chúng ta cũng đã có hơn 30 cuộc giao thiệp với Trung Quốc để nhằm giải quyết vụ việc trên biển Đông. Và, trong khi lãnh đạo Việt Nam đề nghị gặp nhau, thì phía Trung Quốc trả lời “không phải thời điểm thích hợp”, Thủ tướng cho biết.
Về quan điểm của Chính phủ trong vấn đề biển Đông, Thủ tướng cho biết, tới đây Việt Nam sẽ tiếp tục đấu tranh trên thực địa, tiếp tục cản phá, đẩy đuổi, dù đuổi chưa được cũng phải có mặt, vì đây là vùng biển của chúng ta.
Cùng với đó, là tiếp tục đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc, nói rõ đây là vi phạm chủ quyền, yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan.
“Chúng ta không kích động, không bài Hoa, nhưng phải nói rõ sự thật, không phải vì hữu nghị mà không nói”, Thủ tướng chỉ đạo.
Ông cũng đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể trong vấn đề biển Đông, đó là tiếp tục khẳng định chủ quyền trên thực địa của chúng ta; tiếp tục đấu tranh với Trung Quốc, kể cả cấp cao nhất để nói rõ vi phạm này, yêu cầu phải dừng, rút giàn khoan; cung cấp thông tin tới cộng đồng quốc tế về hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc và thể hiện thái độ thiện chí của Việt Nam; coi trọng quan hệ với Trung Quốc, giữ hoà bình hữu nghị, làm ăn bình thường, hai bên cùng có lợi.
Đặc biệt, Thủ tướng cho biết, hiện Bộ Chính trị chỉ đạo phải tiếp tục đấu tranh bằng biện pháp hoà bình, đúng theo luật pháp quốc tế.
Riêng về giải pháp đấu tranh pháp lý, Thủ tướng cho biết chúng ta đã chuẩn bị hàng chục năm nay, còn thời điểm nào hợp lý thì Bộ Chính trị sẽ quyết định.
Chỉ đạo chung về kinh tế xã hội, Thủ tướng yêu cầu bên cạnh đấu tranh chủ quyền trên biển Đông phải tập trung thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Hiện tổng cầu vẫn còn yếu, tín dụng thấp, nên các bộ ngành phải tập trung tăng tổng cầu, đẩy tín dụng lên cùng với xử lý nợ xấu.
Cùng với đó là xem xét phương án lãi suất hợp lý, khi lạm phát cả năm dự báo chỉ khoảng 5%.
Đó là thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 29/5.
Theo người đứng đầu Chính phủ, kể từ khi Trung Quốc tiến hành hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, bên cạnh các hoạt động lên án, bảo vệ chủ quyền trên thực địa, chúng ta đã công khai với dư luận quốc tế về sai trái của Trung Quốc và thiện chí của Việt Nam.
Động thái của Việt Nam ngay lập tức đã được dư luận quốc tế lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ.
Thông tin về tình hình hoạt động của một số lĩnh vực công thương, giao thông vận tải…, các bộ trưởng đều khẳng định, sau gần một tháng Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên biển Đông, tình hình kinh tế, thương mại trong nước vẫn khá ổn định, không bị ảnh hưởng nhiều.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, hoạt động giao thương với Trung Quốc đến nay vẫn bình thường. Bộ chỉ đạo các doanh nghiệp tiếp tục duy trì quan hệ kinh tế, thương mại bình thường với Trung Quốc. Các dự án điện mà Trung Quốc làm tổng thầu EPC hiện vẫn hoạt động bình thường. Một số dự án hoá chất, khai khoáng mà Trung Quốc là chủ đầu tư hiện sắp cho ra sản phẩm đầu tiên.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân nói, sau sự kiện biển Đông, quan hệ hợp tác khoa học công nghệ với Trung Quốc không bị ảnh hưởng nhiều, vẫn có các hoạt động hợp tác. Duy chỉ có gần đây, một số đơn vị của Trung Quốc có thông báo họ không dự họp chung, không tiếp các đoàn Việt Nam…
Tuy nhiên, Bộ xác định, các quan hệ với các tổ chức khoa học, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn tiến hành một cách bình thường, vẫn ký các dự án.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng thì cho biết, hiện các dự án giao thông ký kết và nhận ODA của Trung Quốc có giá trị hơn 9.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, vấn đề nhà thầu Trung Quốc rút là không đáng lo ngại, vì nếu họ về họ cũng bị thiệt, họ cũng muốn làm xong để lấy tiền.
Bộ cũng chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải, hàng không, hãng bay… duy trì hoạt động bình thường với khách quốc tế, trong đó có cả Trung Quốc.
Trước thông tin cho rằng, Trung Quốc lên tiếng sẽ hạn chế các hoạt động giao thương, quan hệ kinh tế với Việt Nam, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam Nguyễn Xuân Thắng cho rằng ngay cả đó là sự thật, thì đây có thể coi là cơ hội để tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu lại thị trường để tránh sự lệ thuộc vào một thị trường như trước đây.
Ông Thắng cũng đề nghị, Chính phủ nên đẩy nhanh thời gian tổ chức hội nghị với các nhà đầu tư nước ngoài để kịp thời thông báo với họ về tình hình hiện nay của Việt Nam trước hành vi sai trái của Trung Quốc.
Đồng thời, tiếp tục có phương án cụ thể để hỗ trợ cho các nhà đầu tư bị thiệt hại do ảnh hưởng của việc quấy rối vừa qua.
Kết luận phiên họp, Thủ tướng khẳng định, quan hệ kinh tế với Trung Quốc là tất yếu, khách quan của hai nước láng giềng. Tuy nhiên, cùng với đó là phải tính tới phương án lâu dài, gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, theo hướng đa dạng thị trường xuất nhập khẩu, thị trường du lịch, đầu tư, lao động…
Riêng đối với hành vi hạ đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc, ông nói, chúng ta không bất ngờ trước âm mưu này, bởi Trung Quốc vẫn luôn muốn hiện thực hoá chủ quyền phi pháp của họ trên đường lưỡi bò.
Cho dù chỉ mới đây thôi, trong chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đồng ý hai bên thoả thuận lập các tổ công tác để đàm phán cùng phát triển những nơi được cho là có tranh chấp. Song, Trung Quốc đột nhiên cho hạ đặt giàn khoan trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Chúng ta cũng đã có hơn 30 cuộc giao thiệp với Trung Quốc để nhằm giải quyết vụ việc trên biển Đông. Và, trong khi lãnh đạo Việt Nam đề nghị gặp nhau, thì phía Trung Quốc trả lời “không phải thời điểm thích hợp”, Thủ tướng cho biết.
Về quan điểm của Chính phủ trong vấn đề biển Đông, Thủ tướng cho biết, tới đây Việt Nam sẽ tiếp tục đấu tranh trên thực địa, tiếp tục cản phá, đẩy đuổi, dù đuổi chưa được cũng phải có mặt, vì đây là vùng biển của chúng ta.
Cùng với đó, là tiếp tục đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc, nói rõ đây là vi phạm chủ quyền, yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan.
“Chúng ta không kích động, không bài Hoa, nhưng phải nói rõ sự thật, không phải vì hữu nghị mà không nói”, Thủ tướng chỉ đạo.
Ông cũng đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể trong vấn đề biển Đông, đó là tiếp tục khẳng định chủ quyền trên thực địa của chúng ta; tiếp tục đấu tranh với Trung Quốc, kể cả cấp cao nhất để nói rõ vi phạm này, yêu cầu phải dừng, rút giàn khoan; cung cấp thông tin tới cộng đồng quốc tế về hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc và thể hiện thái độ thiện chí của Việt Nam; coi trọng quan hệ với Trung Quốc, giữ hoà bình hữu nghị, làm ăn bình thường, hai bên cùng có lợi.
Đặc biệt, Thủ tướng cho biết, hiện Bộ Chính trị chỉ đạo phải tiếp tục đấu tranh bằng biện pháp hoà bình, đúng theo luật pháp quốc tế.
Riêng về giải pháp đấu tranh pháp lý, Thủ tướng cho biết chúng ta đã chuẩn bị hàng chục năm nay, còn thời điểm nào hợp lý thì Bộ Chính trị sẽ quyết định.
Chỉ đạo chung về kinh tế xã hội, Thủ tướng yêu cầu bên cạnh đấu tranh chủ quyền trên biển Đông phải tập trung thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Hiện tổng cầu vẫn còn yếu, tín dụng thấp, nên các bộ ngành phải tập trung tăng tổng cầu, đẩy tín dụng lên cùng với xử lý nợ xấu.
Cùng với đó là xem xét phương án lãi suất hợp lý, khi lạm phát cả năm dự báo chỉ khoảng 5%.