“Chính phủ đang cân nhắc vay 1 tỷ USD để đảo nợ”
Phương thức và lãi suất của đợt phát hành trái phiếu quốc tế sắp tới chưa được tiết lộ
“Do khoản vay khoảng 1 tỷ USD của chúng ta trước đây lãi cao nên Chính phủ đang tính toán vay một khoản khác tương đương với lãi suất thấp hơn”.
Thông tin này được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên xác nhận tại buổi họp báo Chính phủ, chiều tối 28/8.
Theo Bộ trưởng Nên, mục đích của việc phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ giống như việc vay để đảo nợ. Hiện nay chúng ta có một khoản vay trên dưới 1 tỷ USD, nhưng phải chịu lãi suất cao vì vay vào thời điểm lãi suất cao trước đây.
Do đó, hiện Chính phủ nhận thấy có thể vay một khoản khác tương ứng như vậy với lãi suất thấp, với tinh thần là không làm thay đổi số nợ, nhưng lãi phải trả thì thấp hơn.
“Con số cụ thể tôi có thể thông báo sau với các bạn, nhưng mục đích là như vậy, nên Chính phủ đã thống nhất cao việc này”, Bộ trưởng Nên nói.
Liên quan đến phương thức và kế hoạch tiếp thị cũng như lãi suất của đợt phát hành trái phiếu quốc tế lần này của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu cho biết những nội dung đó thuộc về bí mật nghiệp vụ, không thể thông tin vào lúc này được.
Như vậy, nếu việc vay đảo nợ này được thực hiện thì đây là lần thứ 3 trong vòng 9 năm, Chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế.
Trước đây, năm 2005 Chính phủ đã có đợt phát hành trái phiếu quốc tế tại thị trường chứng khoán New York, để vay 750 triệu USD với kỳ hạn 10 năm, lãi suất 7,125%/năm.
Số trái phiếu này sẽ đến hạn trả nợ gốc và lãi vào năm 2016. Tuy nhiên, do Chính phủ cho Vinashin vay lại toàn bộ số trái phiếu nói trên và khoản vay đã không được sử dụng hiệu quả, nên Vinashin hầu như không có khả năng trả nợ cho Chính phủ.
Đến năm 2010, Chính phủ lại phát hành 1 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 10 năm tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore với lãi suất danh nghĩa 6,75%/năm. Số tiền này sau đó được Chính phủ cho một số tập đoàn kinh tế lớn như Dầu khí, Điện lực, Vinalines... vay lại.
Trong khi đó, theo kế hoạch vay của Chính phủ năm 2014 được Thủ tướng phê duyệt hồi tháng 4/2014, thì năm nay Chính phủ sẽ vay 367.000 tỷ đồng. Trong đó vay trong nước 367.000 tỷ đồng, trong đó, vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước là 197.000 tỷ đồng; phát hành trái phiếu cho đầu tư là 100.000 tỷ đồng và đảo nợ khoảng 70.000 tỷ đồng; rút vốn vay nước ngoài là 4.520 triệu USD, tương đương 95.800 tỷ đồng.
Kế hoạch trả nợ của Chính phủ được xác định là 208.883 tỷ đồng, bao gồm 159.683 tỷ đồng trả nợ trong nước; trả nợ nước ngoài là 49.200 tỷ đồng.
Theo Bộ trưởng Nên, mục đích của việc phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ giống như việc vay để đảo nợ. Hiện nay chúng ta có một khoản vay trên dưới 1 tỷ USD, nhưng phải chịu lãi suất cao vì vay vào thời điểm lãi suất cao trước đây.
Do đó, hiện Chính phủ nhận thấy có thể vay một khoản khác tương ứng như vậy với lãi suất thấp, với tinh thần là không làm thay đổi số nợ, nhưng lãi phải trả thì thấp hơn.
“Con số cụ thể tôi có thể thông báo sau với các bạn, nhưng mục đích là như vậy, nên Chính phủ đã thống nhất cao việc này”, Bộ trưởng Nên nói.
Liên quan đến phương thức và kế hoạch tiếp thị cũng như lãi suất của đợt phát hành trái phiếu quốc tế lần này của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu cho biết những nội dung đó thuộc về bí mật nghiệp vụ, không thể thông tin vào lúc này được.
Như vậy, nếu việc vay đảo nợ này được thực hiện thì đây là lần thứ 3 trong vòng 9 năm, Chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế.
Trước đây, năm 2005 Chính phủ đã có đợt phát hành trái phiếu quốc tế tại thị trường chứng khoán New York, để vay 750 triệu USD với kỳ hạn 10 năm, lãi suất 7,125%/năm.
Số trái phiếu này sẽ đến hạn trả nợ gốc và lãi vào năm 2016. Tuy nhiên, do Chính phủ cho Vinashin vay lại toàn bộ số trái phiếu nói trên và khoản vay đã không được sử dụng hiệu quả, nên Vinashin hầu như không có khả năng trả nợ cho Chính phủ.
Đến năm 2010, Chính phủ lại phát hành 1 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 10 năm tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore với lãi suất danh nghĩa 6,75%/năm. Số tiền này sau đó được Chính phủ cho một số tập đoàn kinh tế lớn như Dầu khí, Điện lực, Vinalines... vay lại.
Trong khi đó, theo kế hoạch vay của Chính phủ năm 2014 được Thủ tướng phê duyệt hồi tháng 4/2014, thì năm nay Chính phủ sẽ vay 367.000 tỷ đồng. Trong đó vay trong nước 367.000 tỷ đồng, trong đó, vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước là 197.000 tỷ đồng; phát hành trái phiếu cho đầu tư là 100.000 tỷ đồng và đảo nợ khoảng 70.000 tỷ đồng; rút vốn vay nước ngoài là 4.520 triệu USD, tương đương 95.800 tỷ đồng.
Kế hoạch trả nợ của Chính phủ được xác định là 208.883 tỷ đồng, bao gồm 159.683 tỷ đồng trả nợ trong nước; trả nợ nước ngoài là 49.200 tỷ đồng.