Công bố loạt sai phạm trong vụ thay cây ở Hà Nội
Thanh tra thành phố Hà Nội chỉ rõ một số sai phạm trong quá trình thực hiện đề án cải tạo, thay thế cây xanh tại Thủ đô
Thanh tra thành phố Hà Nội vừa công bố kết luận thanh tra việc cải tạo, thay thế cây xanh trên một số tuyến phố trên địa bàn Hà Nội thời gian qua, trong đó chỉ rõ một số sai phạm cần phải xử lý.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, từ 2010, thành phố đã thực hiện thí điểm cải tạo, thay thế cây xanh trên một số tuyến phố, địa điểm công cộng, kêu gọi sự hỗ trợ, đóng góp kinh phí trồng cây và tổ chức thực hiện của các đơn vị, tổ chức, cá nhân.
Năm 2014 và 3 tháng đầu năm 2015, Sở Xây dựng cấp phép và các đơn vị đã thực hiện cải tạo và thay thế cây với số cây chặt hạ 593 cây, dịch chuyển 151 cây, và đã trồng cây thay thế, trồng mới bổ sung.
Kinh phí thực hiện do các tổ chức, cá nhân tài trợ như: Vingroup, VPBank, Công an thành phố Hà Nội…
Tuy nhiên, việc cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường ở một số tuyến phố vừa qua chưa được xã hội đồng thuận, có ý kiến nhiều chiều, phê phán gay gắt.
Chủ trương đúng, cách làm sai
Kinh phí thực hiện khái toán giai đoạn 2014-2015 trong kế hoạch cải tạo, thay thế cây xanh là 73,38 tỷ đồng.
Các trục đường, tuyến phố thực hiện thí điểm cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường: Tràng Thi-Điện Biên Phủ, Phố Huế-Hàng Bài-Đinh Tiên Hoàng, Ngô Quyền, Phan Chu Trinh, Thái Hà-Chùa Bộc, Nguyễn Chí Thanh.
Tuy nhiên, việc triển khai đề án còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót.
Cụ thể, trong đề án, tiêu đề một số mục nêu chung chung, chưa nêu rõ tiêu chí để đánh giá, phân định và làm rõ về số lượng cây dự kiến phải chặt hạ, thay thế do có nguy cơ đổ gãy, cây khô chết, cây sâu mục, cây che khuất tầm nhìn ảnh hưởng đến an toàn giao thông và an toàn tính mạng, tài sản của người dân, trong tổng số 2.208 cây.
Việc tổng hợp thành số liệu 4.500 cây trong kế hoạch là chưa cụ thể từng nội dung việc cải tạo, thay thế cây xanh theo kế hoạch làm cho dư luận lo ngại về số lượng cây sẽ bị “chặt hạ” quá nhiều.
Ngoài ra, việc xác định, ước tính chi phí cải tạo, thay thế cây xanh theo cách tính bình quân 10 triệu đồng/cây bao gồm cả việc chặt hạ, dịch chuyển, trồng cây thay thế, cây bổ sung, chi phí bó vỉa gốc cây và hoàn trả vỉa hè cho toàn bộ 6.708 cây là không chặt chẽ, chưa phù hợp với từng nội dung thực hiện cho từng loại cây, từng tuyến đường phố, gây nghi ngờ, băn khoăn việc có thể dẫn đến thất thoát, lãng phí, tham nhũng...
Theo cơ quan thanh tra, đối với việc cấp phép chặt hạ, dịch chuyển cây, trồng thay thế, bổ sung cây xanh vừa qua cơ bản được thực hiện theo đúng quy định của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị. Tuy nhiên, việc cấp phép còn một số hạn chế, thiếu sót, như việc khảo sát chưa kỹ trước khi cấp phép dẫn đến cấp giấy phép một số cây trồng thay thế, bổ sung không đảm bảo điều kiện để trồng.
Một số cây trồng thay thế mặc dù là loại cây thuộc danh mục cây đô thị nhưng không đúng loại cây đã được cấp phép.
Việc thực hiện chặt hạ, thay thế, vận chuyển cây, gỗ chủ yếu thực hiện vào ban đêm để không cản trở, ách tắc giao thông... nhưng Sở Xây dựng và các đơn vị thực hiện đã không chủ động thông tin, tuyên truyền nên dư luận hiểu sai là làm vụng trộm, lén lút.
Tổng kinh phí thực hiện công tác chặt hạ, giải tỏa, đào gốc, đánh gốc, trồng cây, đánh chuyển cây trên các tuyến phố năm 2014 là 4.625.075.000 đồng.
Đơn giá thanh quyết toán năm 2014 chi phí chặt hạ, đánh gốc cây theo đúng đơn giá do UBND thành phố ban hành là 34.322.712 đồng (trường hợp thi công bằng xe nâng, không đổ đất màu). Việc một số cơ quan báo chí đăng thông tin về đơn giá chặt hạ, nhưng không nói rõ đây chỉ là một trường hợp cá biệt, đã làm cho dư luận hiểu không đúng bản chất vụ việc.
Về đơn giá gắn biển mã số cây để phục vụ công tác quản lý, theo khái toán kinh phí gắn biển mã số cây tại đề án cải tạo, thay thế cây xanh hai bên đường giai đoạn 2014-2015 là 4,5 tỷ đồng cho 45.738 cây/470 tuyến phố/10 quận, với đơn giá bình quân là 98.386 đồng/biển.
Đến nay có một đơn vị là Vingroup đã chuyển số tiền 841.476.000 đồng cho Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh để thực hiện; các đơn vị khác thực hiện cải tạo, thay thế, trồng cây, bàn giao cây trồng cho thành phố. Các đơn vị đã lập dự toán tạm tính giá trị quy đổi thành tiền để Sở Xây dựng xem xét, thực hiện công tác ghi thu, ghi chi theo quy định là 5.372.700.000 đồng.
Cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ
Một nội dung được dư luận quan tâm là việc cải tạo, thay thế cây xanh tuyến đường Nguyễn Chí Thanh.
Cơ quan thanh tra cho biết, theo đề án, tuyến đường Nguyễn Chí Thanh được xác định là một trong những tuyến đường thực hiện thí điểm việc cải tạo, thay thế cây xanh.
Hiện trạng cây xanh trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh chủ yếu là cây keo lá tràm đã trồng gần 20 năm, là cây thân giòn, dễ gãy; cây hoa sữa trồng với mật độ rất dày gây mùi nồng nặc, nhiều hộ dân sống ở gần từ lâu mong muốn được thay cây. Ngoài ra có một số cây sâu mục, không đúng chủng loại cây đô thị.
Trước thực tế đó, Công an thành phố Hà Nội đã tự nguyện vận động cán bộ, chiến sỹ đóng góp ủng hộ và ngân hàng VPBank đã đề nghị xin được đóng góp kinh phí để trồng lại cây xanh trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh bằng cây vàng tâm với đơn giá dưới 2 triệu đồng/cây và trồng vào đầu năm Ất Mùi 2015.
Xung quanh ý kiến về loại cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây vàng tâm hay cây mỡ, theo xác định của Viện Khoa học lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 30 cây đã được lấy mẫu ở hai bên đường phố Nguyễn Chí Thanh đều thuộc cùng một loài cây có tên Việt Nam là "mỡ".
Với kết quả trên, Thanh tra Hà Nội kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo rà soát, điều chỉnh biện pháp, cách làm, khắc phục những việc làm không phù hợp vừa qua trong việc cải tạo, thay thế cây xanh trên địa bàn thành phố đảm bảo chặt chẽ, theo đúng quy định, thiết thực, hiệu quả...
Đồng thời, nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của lãnh đạo UBND thành phố, do thiếu kiểm tra, sâu sát trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện việc cải tạo, thay thế cây xanh trong thời gian vừa qua.
Chỉ đạo kiểm điểm và xử lý kỷ luật theo quy định đối với các đơn vị, cá nhân thuộc Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan trong công tác tham mưu, đề xuất, tổ chức thực hiện để xảy ra những hạn chế, thiếu sót như trong kết luận nêu.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, từ 2010, thành phố đã thực hiện thí điểm cải tạo, thay thế cây xanh trên một số tuyến phố, địa điểm công cộng, kêu gọi sự hỗ trợ, đóng góp kinh phí trồng cây và tổ chức thực hiện của các đơn vị, tổ chức, cá nhân.
Năm 2014 và 3 tháng đầu năm 2015, Sở Xây dựng cấp phép và các đơn vị đã thực hiện cải tạo và thay thế cây với số cây chặt hạ 593 cây, dịch chuyển 151 cây, và đã trồng cây thay thế, trồng mới bổ sung.
Kinh phí thực hiện do các tổ chức, cá nhân tài trợ như: Vingroup, VPBank, Công an thành phố Hà Nội…
Tuy nhiên, việc cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường ở một số tuyến phố vừa qua chưa được xã hội đồng thuận, có ý kiến nhiều chiều, phê phán gay gắt.
Chủ trương đúng, cách làm sai
Kinh phí thực hiện khái toán giai đoạn 2014-2015 trong kế hoạch cải tạo, thay thế cây xanh là 73,38 tỷ đồng.
Các trục đường, tuyến phố thực hiện thí điểm cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường: Tràng Thi-Điện Biên Phủ, Phố Huế-Hàng Bài-Đinh Tiên Hoàng, Ngô Quyền, Phan Chu Trinh, Thái Hà-Chùa Bộc, Nguyễn Chí Thanh.
Tuy nhiên, việc triển khai đề án còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót.
Cụ thể, trong đề án, tiêu đề một số mục nêu chung chung, chưa nêu rõ tiêu chí để đánh giá, phân định và làm rõ về số lượng cây dự kiến phải chặt hạ, thay thế do có nguy cơ đổ gãy, cây khô chết, cây sâu mục, cây che khuất tầm nhìn ảnh hưởng đến an toàn giao thông và an toàn tính mạng, tài sản của người dân, trong tổng số 2.208 cây.
Việc tổng hợp thành số liệu 4.500 cây trong kế hoạch là chưa cụ thể từng nội dung việc cải tạo, thay thế cây xanh theo kế hoạch làm cho dư luận lo ngại về số lượng cây sẽ bị “chặt hạ” quá nhiều.
Ngoài ra, việc xác định, ước tính chi phí cải tạo, thay thế cây xanh theo cách tính bình quân 10 triệu đồng/cây bao gồm cả việc chặt hạ, dịch chuyển, trồng cây thay thế, cây bổ sung, chi phí bó vỉa gốc cây và hoàn trả vỉa hè cho toàn bộ 6.708 cây là không chặt chẽ, chưa phù hợp với từng nội dung thực hiện cho từng loại cây, từng tuyến đường phố, gây nghi ngờ, băn khoăn việc có thể dẫn đến thất thoát, lãng phí, tham nhũng...
Theo cơ quan thanh tra, đối với việc cấp phép chặt hạ, dịch chuyển cây, trồng thay thế, bổ sung cây xanh vừa qua cơ bản được thực hiện theo đúng quy định của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị. Tuy nhiên, việc cấp phép còn một số hạn chế, thiếu sót, như việc khảo sát chưa kỹ trước khi cấp phép dẫn đến cấp giấy phép một số cây trồng thay thế, bổ sung không đảm bảo điều kiện để trồng.
Một số cây trồng thay thế mặc dù là loại cây thuộc danh mục cây đô thị nhưng không đúng loại cây đã được cấp phép.
Việc thực hiện chặt hạ, thay thế, vận chuyển cây, gỗ chủ yếu thực hiện vào ban đêm để không cản trở, ách tắc giao thông... nhưng Sở Xây dựng và các đơn vị thực hiện đã không chủ động thông tin, tuyên truyền nên dư luận hiểu sai là làm vụng trộm, lén lút.
Tổng kinh phí thực hiện công tác chặt hạ, giải tỏa, đào gốc, đánh gốc, trồng cây, đánh chuyển cây trên các tuyến phố năm 2014 là 4.625.075.000 đồng.
Đơn giá thanh quyết toán năm 2014 chi phí chặt hạ, đánh gốc cây theo đúng đơn giá do UBND thành phố ban hành là 34.322.712 đồng (trường hợp thi công bằng xe nâng, không đổ đất màu). Việc một số cơ quan báo chí đăng thông tin về đơn giá chặt hạ, nhưng không nói rõ đây chỉ là một trường hợp cá biệt, đã làm cho dư luận hiểu không đúng bản chất vụ việc.
Về đơn giá gắn biển mã số cây để phục vụ công tác quản lý, theo khái toán kinh phí gắn biển mã số cây tại đề án cải tạo, thay thế cây xanh hai bên đường giai đoạn 2014-2015 là 4,5 tỷ đồng cho 45.738 cây/470 tuyến phố/10 quận, với đơn giá bình quân là 98.386 đồng/biển.
Đến nay có một đơn vị là Vingroup đã chuyển số tiền 841.476.000 đồng cho Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh để thực hiện; các đơn vị khác thực hiện cải tạo, thay thế, trồng cây, bàn giao cây trồng cho thành phố. Các đơn vị đã lập dự toán tạm tính giá trị quy đổi thành tiền để Sở Xây dựng xem xét, thực hiện công tác ghi thu, ghi chi theo quy định là 5.372.700.000 đồng.
Cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ
Một nội dung được dư luận quan tâm là việc cải tạo, thay thế cây xanh tuyến đường Nguyễn Chí Thanh.
Cơ quan thanh tra cho biết, theo đề án, tuyến đường Nguyễn Chí Thanh được xác định là một trong những tuyến đường thực hiện thí điểm việc cải tạo, thay thế cây xanh.
Hiện trạng cây xanh trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh chủ yếu là cây keo lá tràm đã trồng gần 20 năm, là cây thân giòn, dễ gãy; cây hoa sữa trồng với mật độ rất dày gây mùi nồng nặc, nhiều hộ dân sống ở gần từ lâu mong muốn được thay cây. Ngoài ra có một số cây sâu mục, không đúng chủng loại cây đô thị.
Trước thực tế đó, Công an thành phố Hà Nội đã tự nguyện vận động cán bộ, chiến sỹ đóng góp ủng hộ và ngân hàng VPBank đã đề nghị xin được đóng góp kinh phí để trồng lại cây xanh trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh bằng cây vàng tâm với đơn giá dưới 2 triệu đồng/cây và trồng vào đầu năm Ất Mùi 2015.
Xung quanh ý kiến về loại cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây vàng tâm hay cây mỡ, theo xác định của Viện Khoa học lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 30 cây đã được lấy mẫu ở hai bên đường phố Nguyễn Chí Thanh đều thuộc cùng một loài cây có tên Việt Nam là "mỡ".
Với kết quả trên, Thanh tra Hà Nội kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo rà soát, điều chỉnh biện pháp, cách làm, khắc phục những việc làm không phù hợp vừa qua trong việc cải tạo, thay thế cây xanh trên địa bàn thành phố đảm bảo chặt chẽ, theo đúng quy định, thiết thực, hiệu quả...
Đồng thời, nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của lãnh đạo UBND thành phố, do thiếu kiểm tra, sâu sát trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện việc cải tạo, thay thế cây xanh trong thời gian vừa qua.
Chỉ đạo kiểm điểm và xử lý kỷ luật theo quy định đối với các đơn vị, cá nhân thuộc Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan trong công tác tham mưu, đề xuất, tổ chức thực hiện để xảy ra những hạn chế, thiếu sót như trong kết luận nêu.