“Cử tri đề nghị không vay tiền Trung Quốc”
Biển Đông, chống tham nhũng, xây công sở hoành tráng... đều đã vào chất vấn đại biểu dành cho Thủ tướng
Các vấn đề từ biển Đông, đến chống tham nhũng, tới xây công sở hoành tráng... đều đã vào chất vấn đại biểu dành cho Thủ tướng trong phiên họp sáng 17/11.
Ở hàng ghế đầu phòng họp Diên Hồng, người đứng đầu Chính phủ chăm chú lắng nghe và ghi chép.
Có thể không vay tiền Trung Quốc?
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho biết ông đã gửi đến Thủ tướng bốn chất vấn qua văn bản. Riêng câu thứ 5 ông trình bày ở hội trường và mong được Thủ tướng trả lời cho cử tri.
Ông Nghĩa nói: “Nền kinh tế Việt Nam đang có xu hướng phụ thuộc ngày càng sâu vào nền kinh tế Trung Quốc trên hầu hết các lĩnh vực, và đe dọa chủ quyền về kinh tế của chúng ta. Ở nhiều quốc gia lân cận và trên thế giới thì Trung Quốc nổi tiếng về việc mang đồng tiền đi trước để chi phối về chính trị”.
“Cử tri đề nghị không vay tiền và không nhận viện trợ từ Trung Quốc ít nhất là trong thời điểm này, bởi vì Trung Quốc đang tranh chấp và thậm chí đang chiếm lãnh thổ của Việt Nam, và đe dọa sẽ tiếp tục chiếm nhiều hơn”, đại biểu Nghĩa gửi đến Thủ tướng ý kiến cử tri.
“Nhận viện trợ, vay ODA của Trung Quốc cho dù rẻ thì sau này có kiện để đòi lãnh thổ được không, nếu trưng cầu ý dân thì tôi tin đa số nhân dân sẽ bỏ phiếu không đồng ý nhận viện trợ và vay từ Trung Quốc, và cũng còn nhiều nguồn khác để vay tiền”, ông nói.
Cũng liên quan đến Trung Quốc, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) hỏi, trước việc Trung Quốc bồi đắp và xâm lấn nghiêm trọng hơn trên biển Đông, Chính phủ sẽ có những chủ trương, giải pháp nào? Đặc biệt, Thủ tướng cho biết việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội đối với ngư dân, cảnh sát biển và kiểm ngư.
“Chính phủ tinh gọn trong một xã hội dân sự rộng lớn”
Vấn đề thứ hai được ông Nghĩa đề cập trong chất vấn Thủ tướng là tham nhũng không giảm như các nghị quyết đã yêu cầu, mà ngày càng tinh vi, và có hiện tượng chi phối chính sách luật pháp, và khi đó người tham nhũng sẽ xử lý người chống tham nhũng, chứ không phải là ngược lại.
“Cử tri hết sức lo lắng, rất mong Thủ tướng giải thích cho cử tri thêm về việc này và cho biết những cam kết về giải pháp của Chính phủ? Cử tri rất cần những lời cam kết có thể kiểm chứng và xử lý được trách nhiệm về sau”, ông Nghĩa nêu chất vấn.
Nêu thực tế là điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn, nhưng hiện nay một số địa phương đã và đang có kế hoạch “hoành tráng hóa” công sở, tốn hàng nghìn tỷ đồng, đại biểu Đỗ Văn Đương (Tp.HCM) muốn biết quan điểm xử lý của Thủ tướng trước đề xuất xây công sở quá tiêu chuẩn định mức của một số địa phương.
Đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) đề nghị Thủ tướng cho biết những giải pháp nào để xây dựng một chính phủ kiến tạo phát triển, để Chính phủ tạo cơ hội cho mọi thành viên trong xã hội, thay vì Chính phủ quản trị toàn diện, Chính phủ làm thay.
Theo đại biểu Tiến, nên đưa về cho người dân và các tổ chức xã hội những gì họ có thể làm tốt hơn. Nhà nước chỉ làm những gì người dân và xã hội không làm được.
“Đây cũng là thể hiện chủ trương xã hội hóa, phát huy nguồn lực to lớn của toàn xã hội, để nước ta sớm có một chính phủ tinh gọn trong một xã hội dân sự rộng lớn, như mô hình đầy hiệu quả của Singapore và các nước Bắc Âu, mà triết lý của họ là chính phủ quản lý tốt nhất là chính phủ ít phải quản lý nhất”, ông Tiến nói.
Chất vấn của đại biểu Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) với Thủ tướng là Chính phủ cần tổ chức lại bộ máy, tổ chức lại các lực lượng chuyên trách như thế nào và có những hành động, những chiến dịch mạnh mẽ gì để làm cho cuộc sống của người dân được an toàn hơn khi trong nhiều lĩnh vực an toàn cuộc sống của người dân vẫn tiếp tục bị đe dọa và bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Như an toàn thực phẩm, an toàn về môi trường sinh thái, an toàn lao động, an toàn giao thông, an toàn tính mạng, tài sản khi tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, an toàn cháy nổ, an toàn về đầu tư kinh doanh…
Bên cạnh những vấn đề nêu trên, chất vấn của đại biểu dành cho người đứng đầu Chính phủ còn liên quan đến giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh miền núi phía Bắc, về thực hiện chính sách nhà ở, cho người có công với cách mạng, giải pháp đẩy lùi vấn nạn phân bón giả…
Ở hàng ghế đầu phòng họp Diên Hồng, người đứng đầu Chính phủ chăm chú lắng nghe và ghi chép.
Có thể không vay tiền Trung Quốc?
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho biết ông đã gửi đến Thủ tướng bốn chất vấn qua văn bản. Riêng câu thứ 5 ông trình bày ở hội trường và mong được Thủ tướng trả lời cho cử tri.
Ông Nghĩa nói: “Nền kinh tế Việt Nam đang có xu hướng phụ thuộc ngày càng sâu vào nền kinh tế Trung Quốc trên hầu hết các lĩnh vực, và đe dọa chủ quyền về kinh tế của chúng ta. Ở nhiều quốc gia lân cận và trên thế giới thì Trung Quốc nổi tiếng về việc mang đồng tiền đi trước để chi phối về chính trị”.
“Cử tri đề nghị không vay tiền và không nhận viện trợ từ Trung Quốc ít nhất là trong thời điểm này, bởi vì Trung Quốc đang tranh chấp và thậm chí đang chiếm lãnh thổ của Việt Nam, và đe dọa sẽ tiếp tục chiếm nhiều hơn”, đại biểu Nghĩa gửi đến Thủ tướng ý kiến cử tri.
“Nhận viện trợ, vay ODA của Trung Quốc cho dù rẻ thì sau này có kiện để đòi lãnh thổ được không, nếu trưng cầu ý dân thì tôi tin đa số nhân dân sẽ bỏ phiếu không đồng ý nhận viện trợ và vay từ Trung Quốc, và cũng còn nhiều nguồn khác để vay tiền”, ông nói.
Cũng liên quan đến Trung Quốc, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) hỏi, trước việc Trung Quốc bồi đắp và xâm lấn nghiêm trọng hơn trên biển Đông, Chính phủ sẽ có những chủ trương, giải pháp nào? Đặc biệt, Thủ tướng cho biết việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội đối với ngư dân, cảnh sát biển và kiểm ngư.
“Chính phủ tinh gọn trong một xã hội dân sự rộng lớn”
Vấn đề thứ hai được ông Nghĩa đề cập trong chất vấn Thủ tướng là tham nhũng không giảm như các nghị quyết đã yêu cầu, mà ngày càng tinh vi, và có hiện tượng chi phối chính sách luật pháp, và khi đó người tham nhũng sẽ xử lý người chống tham nhũng, chứ không phải là ngược lại.
“Cử tri hết sức lo lắng, rất mong Thủ tướng giải thích cho cử tri thêm về việc này và cho biết những cam kết về giải pháp của Chính phủ? Cử tri rất cần những lời cam kết có thể kiểm chứng và xử lý được trách nhiệm về sau”, ông Nghĩa nêu chất vấn.
Nêu thực tế là điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn, nhưng hiện nay một số địa phương đã và đang có kế hoạch “hoành tráng hóa” công sở, tốn hàng nghìn tỷ đồng, đại biểu Đỗ Văn Đương (Tp.HCM) muốn biết quan điểm xử lý của Thủ tướng trước đề xuất xây công sở quá tiêu chuẩn định mức của một số địa phương.
Đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) đề nghị Thủ tướng cho biết những giải pháp nào để xây dựng một chính phủ kiến tạo phát triển, để Chính phủ tạo cơ hội cho mọi thành viên trong xã hội, thay vì Chính phủ quản trị toàn diện, Chính phủ làm thay.
Theo đại biểu Tiến, nên đưa về cho người dân và các tổ chức xã hội những gì họ có thể làm tốt hơn. Nhà nước chỉ làm những gì người dân và xã hội không làm được.
“Đây cũng là thể hiện chủ trương xã hội hóa, phát huy nguồn lực to lớn của toàn xã hội, để nước ta sớm có một chính phủ tinh gọn trong một xã hội dân sự rộng lớn, như mô hình đầy hiệu quả của Singapore và các nước Bắc Âu, mà triết lý của họ là chính phủ quản lý tốt nhất là chính phủ ít phải quản lý nhất”, ông Tiến nói.
Chất vấn của đại biểu Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) với Thủ tướng là Chính phủ cần tổ chức lại bộ máy, tổ chức lại các lực lượng chuyên trách như thế nào và có những hành động, những chiến dịch mạnh mẽ gì để làm cho cuộc sống của người dân được an toàn hơn khi trong nhiều lĩnh vực an toàn cuộc sống của người dân vẫn tiếp tục bị đe dọa và bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Như an toàn thực phẩm, an toàn về môi trường sinh thái, an toàn lao động, an toàn giao thông, an toàn tính mạng, tài sản khi tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, an toàn cháy nổ, an toàn về đầu tư kinh doanh…
Bên cạnh những vấn đề nêu trên, chất vấn của đại biểu dành cho người đứng đầu Chính phủ còn liên quan đến giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh miền núi phía Bắc, về thực hiện chính sách nhà ở, cho người có công với cách mạng, giải pháp đẩy lùi vấn nạn phân bón giả…