Đại biểu Quốc hội thắc mắc “những khoản thu kỳ cục”
Luật Ngân sách (sửa đổi) có ngăn chặn được tình trạng chi vượt dự toán lớn không?
Được kỳ vọng là sẽ trả lời thấu đáo câu hỏi này, song dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) vẫn khiến nhiều vị đại biểu băn khoăn, tại phiên thảo luận sáng 2/6 của Quốc hội.
Giải trình không thuyết phục
Được tranh luận suốt quá trình hoàn thiện dự thảo luật từ khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 đến nay là quy trình quyết định ngân sách.
Nhiều ý kiến đề nghị để tránh hình thức, đảm bảo thực quyền của Quốc hội cần quyết định ngân sách qua 2 kỳ họp. Giai đoạn 1, tại kỳ họp giữa năm, Quốc hội sẽ quyết định khung ngân sách, tổng thu, tổng chi, bội chi, cơ cấu thu, cơ cấu chi, định hướng ưu tiên nhiệm vụ chi trong một số ngành, một số lĩnh vực.
Trên cơ sở đó, tại kỳ họp cuối năm Chính phủ báo cáo về dự toán thu, chi chính thức và phương án phân bổ cụ thể ngân sách Trung ương cũng như dự toán ngân sách nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định.
Thừa nhận rất nhiều ưu điểm của quy trình này, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng chưa thật phù hợp trong tình hình hiện nay.
Vì, Quốc hội một năm chỉ họp hai kỳ và kỳ họp giữa năm (tháng 5, tháng 6), Quốc hội không quyết định về khung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho năm sau.
Trường hợp điều chỉnh lại quy định để giao Quốc hội quyết định về khung ngân sách cùng với khung về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại kỳ họp giữa năm, đòi hỏi công tác dự báo phải có bước cải thiện lớn, chính sách kinh tế vĩ mô và tài chính – ngân sách nhà nước có tính ổn định cao.
Với giải trình này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ như quy trình hiện hành.
Nói thẳng là giải trình này không thuyết phục, đại biểu Trần Du Lịch tính toán, một năm họp khoảng 60 ngày thì Quốc hội có thể dành 10% quỹ thời gian của hai kỳ họp để bàn ngân sách, giữa kỳ và cuối kỳ.
Theo đại biểu Lịch, tại kỳ họp giữa năm Quốc hội phải bàn đến nơi đến chốn và Chính phủ chỉ xét phân bố ngân sách theo đúng quan điểm đó để cuối năm Quốc hội thông qua.
“Như vậy, Quốc hội mới kiểm soát được, còn nếu như hiện nay vẫn là hình thức”, đại biểu Lịch nhấn mạnh.
“Những khoản thu kỳ cục”
Cũng còn nhiều băn khoăn về dự thảo luật, đại biểu Quốc hội Ngô Văn Minh (Quảng Nam) nói không hiểu tại sao vẫn còn có những khoản thu mà trước đây gọi là để ngoài cân đối, bây giờ dùng thuật ngữ là chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước.
Theo vị đại biểu này thì đây là “những khoản thu kỳ cục”, khi mà nguồn lực của đất nước, nguồn lực ngân sách vốn đã kém, yếu, hạn chế, quy định như vậy sẽ càng phân tán nguồn lực này.
Nhìn nhận là giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quy trình làm ngân sách chưa thuyết phục, ông Minh đề nghị đưa vào luật quy định dự toán ngân sách hàng năm phải được thảo luận cho ý kiến tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, trước kỳ họp cuối năm của Quốc hội.
Một quy định nữa được đại biểu Minh đề nghị bổ sung vào là Quốc hội xem xét, báo cáo việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước của năm trước vào kỳ họp đầu năm sau để kịp thời điều chỉnh, xem xét.
Nêu thực tế quyết toán ngân sách năm 2013 vượt hơn 110.000 tỷ đồng, đại biểu Bùi Đức Thụ đặt vấn đề Luật Ngân sách (sửa đổi) lần này có ngăn chặn được tình trạng chi vượt dự toán lớn không?
Nhìn nhận là chỉ góp phần hạn chế chứ chưa ngăn chặn được, ông Thụ nêu lý do dự thảo luật sửa đổi vẫn quy định như luật ngân sách hiện hành cho phép được chuyển nguồn ngân sách từ năm hiện hành sang năm sau, vẫn cho phép được ứng trước dự toán năm sau để bổ sung vào dự toán chi và có khống chế không vượt quá 20% số lượng chi xây dựng cơ bản.
Dự thảo luật sửa đổi lần này vẫn cho phép trong trường hợp cần thiết thì Chính phủ được sử dụng dự trữ tài chính và mức sử dụng dự trữ tài chính nâng từ tối đa 30% lên 70%. Như vậy nếu sử dụng những nguồn này thì sẽ dẫn đến thực chi theo quy định của pháp luật sẽ vượt quá so với dự toán chi mà Quốc hội đã duyệt, ông Thụ nói.
Nguyên nhân thứ hai, theo đại biểu Thụ là do quản lý điều hành ngân sách dẫn đến làm tăng chi so với dự toán được duyệt. Và để khắc phục, đại biểu Thụ kiên trì đề nghị cần phải chuyển từ nghị quyết Quốc hội về dự toán ngân sách, phân bổ ngân sách hàng năm sang luật ngân sách thường niên.
Giải trình không thuyết phục
Được tranh luận suốt quá trình hoàn thiện dự thảo luật từ khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 đến nay là quy trình quyết định ngân sách.
Nhiều ý kiến đề nghị để tránh hình thức, đảm bảo thực quyền của Quốc hội cần quyết định ngân sách qua 2 kỳ họp. Giai đoạn 1, tại kỳ họp giữa năm, Quốc hội sẽ quyết định khung ngân sách, tổng thu, tổng chi, bội chi, cơ cấu thu, cơ cấu chi, định hướng ưu tiên nhiệm vụ chi trong một số ngành, một số lĩnh vực.
Trên cơ sở đó, tại kỳ họp cuối năm Chính phủ báo cáo về dự toán thu, chi chính thức và phương án phân bổ cụ thể ngân sách Trung ương cũng như dự toán ngân sách nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định.
Thừa nhận rất nhiều ưu điểm của quy trình này, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng chưa thật phù hợp trong tình hình hiện nay.
Vì, Quốc hội một năm chỉ họp hai kỳ và kỳ họp giữa năm (tháng 5, tháng 6), Quốc hội không quyết định về khung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho năm sau.
Trường hợp điều chỉnh lại quy định để giao Quốc hội quyết định về khung ngân sách cùng với khung về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại kỳ họp giữa năm, đòi hỏi công tác dự báo phải có bước cải thiện lớn, chính sách kinh tế vĩ mô và tài chính – ngân sách nhà nước có tính ổn định cao.
Với giải trình này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ như quy trình hiện hành.
Nói thẳng là giải trình này không thuyết phục, đại biểu Trần Du Lịch tính toán, một năm họp khoảng 60 ngày thì Quốc hội có thể dành 10% quỹ thời gian của hai kỳ họp để bàn ngân sách, giữa kỳ và cuối kỳ.
Theo đại biểu Lịch, tại kỳ họp giữa năm Quốc hội phải bàn đến nơi đến chốn và Chính phủ chỉ xét phân bố ngân sách theo đúng quan điểm đó để cuối năm Quốc hội thông qua.
“Như vậy, Quốc hội mới kiểm soát được, còn nếu như hiện nay vẫn là hình thức”, đại biểu Lịch nhấn mạnh.
“Những khoản thu kỳ cục”
Cũng còn nhiều băn khoăn về dự thảo luật, đại biểu Quốc hội Ngô Văn Minh (Quảng Nam) nói không hiểu tại sao vẫn còn có những khoản thu mà trước đây gọi là để ngoài cân đối, bây giờ dùng thuật ngữ là chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước.
Theo vị đại biểu này thì đây là “những khoản thu kỳ cục”, khi mà nguồn lực của đất nước, nguồn lực ngân sách vốn đã kém, yếu, hạn chế, quy định như vậy sẽ càng phân tán nguồn lực này.
Nhìn nhận là giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quy trình làm ngân sách chưa thuyết phục, ông Minh đề nghị đưa vào luật quy định dự toán ngân sách hàng năm phải được thảo luận cho ý kiến tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, trước kỳ họp cuối năm của Quốc hội.
Một quy định nữa được đại biểu Minh đề nghị bổ sung vào là Quốc hội xem xét, báo cáo việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước của năm trước vào kỳ họp đầu năm sau để kịp thời điều chỉnh, xem xét.
Nêu thực tế quyết toán ngân sách năm 2013 vượt hơn 110.000 tỷ đồng, đại biểu Bùi Đức Thụ đặt vấn đề Luật Ngân sách (sửa đổi) lần này có ngăn chặn được tình trạng chi vượt dự toán lớn không?
Nhìn nhận là chỉ góp phần hạn chế chứ chưa ngăn chặn được, ông Thụ nêu lý do dự thảo luật sửa đổi vẫn quy định như luật ngân sách hiện hành cho phép được chuyển nguồn ngân sách từ năm hiện hành sang năm sau, vẫn cho phép được ứng trước dự toán năm sau để bổ sung vào dự toán chi và có khống chế không vượt quá 20% số lượng chi xây dựng cơ bản.
Dự thảo luật sửa đổi lần này vẫn cho phép trong trường hợp cần thiết thì Chính phủ được sử dụng dự trữ tài chính và mức sử dụng dự trữ tài chính nâng từ tối đa 30% lên 70%. Như vậy nếu sử dụng những nguồn này thì sẽ dẫn đến thực chi theo quy định của pháp luật sẽ vượt quá so với dự toán chi mà Quốc hội đã duyệt, ông Thụ nói.
Nguyên nhân thứ hai, theo đại biểu Thụ là do quản lý điều hành ngân sách dẫn đến làm tăng chi so với dự toán được duyệt. Và để khắc phục, đại biểu Thụ kiên trì đề nghị cần phải chuyển từ nghị quyết Quốc hội về dự toán ngân sách, phân bổ ngân sách hàng năm sang luật ngân sách thường niên.