Để xảy ra oan sai, xử lý trách nhiệm người đứng đầu
Quốc hội thông qua nghị quyết về tăng cường các biện pháp phòng chống oan sai
Không chỉ xử lý trách nhiệm người trực tiếp sai phạm mà Quốc hội còn yêu cầu xử lý trách nhiệm liên đới của người đứng đầu cơ quan gây nên oan, sai, để xảy ra bức cung, dùng nhục hình.
Chiều 26/6, trước khi bế mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội đã thông qua nghị quyết về tăng cường các biện pháp phòng chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự.
Tại đây, Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao sự cố gắng, tích cực của cơ quan điều tra, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, viện kiểm sát và tòa án các cấp trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; về cơ bản đã bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Tuy nhiên, nghị quyết nêu rõ vẫn còn xảy ra một số vụ oan, sai, có vụ nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận, có một số trường hợp còn chậm bồi thường cho người bị thiệt hại. So với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì việc phòng, chống oan, sai còn hạn chế, bất cập.
Không để xảy ra bức cung, nhục hình
Để tạo chuyển biến căn bản, không để xảy ra oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, tại nghị quyết Quốc hội giao Chính phủ, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao thực hiện tốt một số nhiệm vụ, biện pháp cụ thể.
Như, chỉ đạo cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án các cấp tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội về công tác tư pháp, các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, về bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội và tranh tụng trong xét xử; chấp hành nghiêm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự.
Khi đã xác định có oan, sai thì phải kịp thời minh oan cho người bị oan, bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định pháp luật, xử lý nghiêm minh và xem xét trách nhiệm hoàn trả theo Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với người mắc sai phạm, xử lý trách nhiệm liên đới của người đứng đầu cơ quan gây nên oan, sai, để xảy ra bức cung, dùng nhục hình.
Nhiệm vụ tiếp theo là chỉ đạo cơ quan điều tra các cấp chủ động, tích cực điều tra, khám phá kịp thời các loại tội phạm; áp dụng các biện pháp ngăn chặn chính xác để giảm tối đa các trường hợp bắt, tạm giữ hình sự sau đó chuyển xử lý hành chính; không để xảy ra bức cung, dùng nhục hình; không để xảy ra các trường hợp chết do tự sát, chết do can phạm đánh nhau tại cơ sở giam giữ và làm rõ trách nhiệm của cán bộ trực tiếp quản lý và người đứng đầu cơ sở này.
Khắc phục việc làm oan người vô tội do hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế; chấn chỉnh việc đình chỉ điều tra không đúng pháp luật để tránh oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm; tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia các vụ án theo quy định pháp luật cũng là nhiệm vụ được Quốc hội lưu ý
Đồng thời, nghị quyết cũng yêu cầu khắc phục tình trạng bỏ lọt tội phạm do hành chính hóa các quan hệ hình sự, nâng cao chất lượng điều tra các vụ án thuộc thẩm quyền, bảo đảm không để xảy ra oan, sai.
Đầu tư thiết bị ghi âm, ghi hình
Vớ Bộ Công an, yêu cầu của Quốc hội là sớm hoàn thiện, ban hành hướng dẫn cụ thể về quy trình điều tra các loại án, về khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, nhất là đối với các vụ án giết người, hiếp dâm không quả tang. Bộ này cũng được giao tiếp tục triển khai có hiệu quả các biện pháp chống bức cung, dùng nhục hình.
Trong nhiệm vụ của viện kiểm sát các cấp, Quốc hội yêu cầu khắc phục tình trạng buông lỏng trách nhiệm, thống nhất một chiều với cơ quan điều tra trong phân loại, xử lý vụ án, kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là đơn kêu oan, đơn tố cáo bức cung, nhục hình.
Yêu cầu với tòa án các cấp, bên cạnh không để xảy ra trường hợp kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm còn là kiên quyết tuyên bị cáo vô tội trong trường hợp không có căn cứ kết tội. Chấn chỉnh, khắc phục việc xử phạt bị cáo quá nặng hoặc quá nhẹ, cho bị cáo hưởng án treo không đúng pháp luật, nhất là đối với các bị cáo phạm tội về kinh tế, chức vụ, tham nhũng.
Nghị quyết cũng yêu cầu Chính phủ đầu tư kinh phí để nâng cấp trang thiết bị cho hoạt động điều tra, khám nghiệm hiện trường, giám định tư pháp, nhất là các thiết bị ghi âm, ghi hình để ghi nhận chứng cứ, chống bức cung, dùng nhục hình.
Chiều 26/6, trước khi bế mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội đã thông qua nghị quyết về tăng cường các biện pháp phòng chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự.
Tại đây, Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao sự cố gắng, tích cực của cơ quan điều tra, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, viện kiểm sát và tòa án các cấp trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; về cơ bản đã bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Tuy nhiên, nghị quyết nêu rõ vẫn còn xảy ra một số vụ oan, sai, có vụ nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận, có một số trường hợp còn chậm bồi thường cho người bị thiệt hại. So với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì việc phòng, chống oan, sai còn hạn chế, bất cập.
Không để xảy ra bức cung, nhục hình
Để tạo chuyển biến căn bản, không để xảy ra oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, tại nghị quyết Quốc hội giao Chính phủ, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao thực hiện tốt một số nhiệm vụ, biện pháp cụ thể.
Như, chỉ đạo cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án các cấp tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội về công tác tư pháp, các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, về bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội và tranh tụng trong xét xử; chấp hành nghiêm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự.
Khi đã xác định có oan, sai thì phải kịp thời minh oan cho người bị oan, bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định pháp luật, xử lý nghiêm minh và xem xét trách nhiệm hoàn trả theo Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với người mắc sai phạm, xử lý trách nhiệm liên đới của người đứng đầu cơ quan gây nên oan, sai, để xảy ra bức cung, dùng nhục hình.
Nhiệm vụ tiếp theo là chỉ đạo cơ quan điều tra các cấp chủ động, tích cực điều tra, khám phá kịp thời các loại tội phạm; áp dụng các biện pháp ngăn chặn chính xác để giảm tối đa các trường hợp bắt, tạm giữ hình sự sau đó chuyển xử lý hành chính; không để xảy ra bức cung, dùng nhục hình; không để xảy ra các trường hợp chết do tự sát, chết do can phạm đánh nhau tại cơ sở giam giữ và làm rõ trách nhiệm của cán bộ trực tiếp quản lý và người đứng đầu cơ sở này.
Khắc phục việc làm oan người vô tội do hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế; chấn chỉnh việc đình chỉ điều tra không đúng pháp luật để tránh oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm; tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia các vụ án theo quy định pháp luật cũng là nhiệm vụ được Quốc hội lưu ý
Đồng thời, nghị quyết cũng yêu cầu khắc phục tình trạng bỏ lọt tội phạm do hành chính hóa các quan hệ hình sự, nâng cao chất lượng điều tra các vụ án thuộc thẩm quyền, bảo đảm không để xảy ra oan, sai.
Đầu tư thiết bị ghi âm, ghi hình
Vớ Bộ Công an, yêu cầu của Quốc hội là sớm hoàn thiện, ban hành hướng dẫn cụ thể về quy trình điều tra các loại án, về khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, nhất là đối với các vụ án giết người, hiếp dâm không quả tang. Bộ này cũng được giao tiếp tục triển khai có hiệu quả các biện pháp chống bức cung, dùng nhục hình.
Trong nhiệm vụ của viện kiểm sát các cấp, Quốc hội yêu cầu khắc phục tình trạng buông lỏng trách nhiệm, thống nhất một chiều với cơ quan điều tra trong phân loại, xử lý vụ án, kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là đơn kêu oan, đơn tố cáo bức cung, nhục hình.
Yêu cầu với tòa án các cấp, bên cạnh không để xảy ra trường hợp kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm còn là kiên quyết tuyên bị cáo vô tội trong trường hợp không có căn cứ kết tội. Chấn chỉnh, khắc phục việc xử phạt bị cáo quá nặng hoặc quá nhẹ, cho bị cáo hưởng án treo không đúng pháp luật, nhất là đối với các bị cáo phạm tội về kinh tế, chức vụ, tham nhũng.
Nghị quyết cũng yêu cầu Chính phủ đầu tư kinh phí để nâng cấp trang thiết bị cho hoạt động điều tra, khám nghiệm hiện trường, giám định tư pháp, nhất là các thiết bị ghi âm, ghi hình để ghi nhận chứng cứ, chống bức cung, dùng nhục hình.