Doanh nghiệp tốn hơn 14.000 tỷ vì kiểm tra chuyên ngành
Chỉ riêng 3 Bộ đã làm doanh nghiệp mất hơn 12.000 tỷ trong năm 2016 vì kiểm tra chuyên ngành
“Bộ Y tế cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương làm cho doanh nghiệp phải tốn 28 triệu 793 nghìn ngày công trong tổng số 30 triệu ngày, tốn 12.208 tỷ đồng trong tổng số 14.300 tỷ đồng của cả năm 2016 vì chi phí cho kiểm tra chuyên ngành”.
Thông tin được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đưa ra khi ông dẫn đầu Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra Bộ Y tế về công tác kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu, ngày 20/9.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, rằng chúng ta phải bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước nhưng cũng phải tạo điều kiện thông thoáng cho kinh tế phát triển, tháo gỡ khó khăn cho người dân, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, chống lợi ích nhóm, chống co kéo lợi ích cục bộ, đặc biệt rất lưu ý bỏ rào cản, giấy phép con.
Với công tác kiểm tra chuyên ngành nói chung và của Bộ Y tế nói riêng, Thủ tướng khẳng định còn bất cập, trong đó nổi lên là tình trạng kiểm tra còn chồng chéo, một mặt hàng chịu điều chỉnh nhiều văn bản, chịu sự kiểm tra của nhiều bộ, nhiều cơ quan.
Tỷ lệ kiểm tra rất nhiều, nhưng làm hồ sơ rất nhiều, kiểm tra sản phẩm thì ít, tỷ lệ phát hiện chỉ 0,06%, tỷ lệ rất nhỏ, trong khi kiểm tra chủ yếu bằng thủ công, bằng cảm quan, không có quy chuẩn, tiêu chuẩn.
Danh mục mặt hàng phải kiểm tra rất nhiều. Tỷ lệ hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành lên tới 35%, trong khi Hải quan chỉ kiểm tra 6%.
Hải quan quy định thời gian làm thủ tục cho hàng xuất khẩu 50 giờ, nhập khẩu 70 giờ, nhưng kiểm tra chuyên ngành kéo dài hơn nhiều lần, nhiều thủ tục tới 10 ngày rưỡi.
Cũng tại buổi làm việc, Tổ công tác của Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Y tế hủy bỏ ngay công văn 1216 có nội dung trái ý kiến kết luận của Thủ tướng.
Cụ thể, tại buổi đối thoại với doanh nghiệp về việc bổ sung iod vào muối, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã kết luận là chỉ kiểm tra các cơ sở sản xuất muối, còn không kiểm tra doanh nghiệp sử dụng muối. Nhưng Vụ trưởng Vụ Pháp chế thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký công văn 1216 yêu cầu tất cả các thực phẩm đều phải sử dụng muối iod và tất cả các thực phẩm này đều phải kiểm tra.
“Văn bản này vừa trái hoàn toàn ý kiến của Thủ tướng, vừa không đúng thẩm quyền. Tự Vụ Pháp chế sinh ra văn bản này. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế ra công văn hủy ngay công văn 1216”, Tổ trưởng Tổ công tác nêu rõ.
Đáng chú ý, tại buổi làm việc, Tổ công tác của Thủ tướng đã không đồng tình với bản báo cáo “toàn màu hồng” của Bộ Y tế.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói rằng: “Nếu báo cáo như Bộ Y tế thì tất cả tốt hết rồi. Không cần kiểm tra gì nữa. Nếu căn cứ vào báo cáo của Bộ Y tế thì tới đây chúng tôi không biết báo cáo gì với Chính phủ, vì tốt hết rồi. Cứ bao biện thế này thì chúng tôi không cần nghe nữa”.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, tất cả các vấn đề cần phải thẳng thắn, không nên quanh co. “Nếu Bộ Y tế làm được thì nói là làm được, còn nếu không làm được thì nói để chúng tôi báo cáo Thủ tướng quyết định”.
Sau đó, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cho biết Bộ Y tế có 5 nhóm mặt hàng phải kiểm tra an toàn thực phẩm. Bộ đề xuất sửa đổi quy định theo hướng doanh nghiệp chỉ cần 3 lần kiểm tra liên tục được chấp nhận, thì từ lần thứ tư sẽ không phải kiểm tra nữa. Như vậy sẽ giảm được tới 90% số lượng hàng hóa phải kiểm tra.
Thông tin được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đưa ra khi ông dẫn đầu Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra Bộ Y tế về công tác kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu, ngày 20/9.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, rằng chúng ta phải bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước nhưng cũng phải tạo điều kiện thông thoáng cho kinh tế phát triển, tháo gỡ khó khăn cho người dân, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, chống lợi ích nhóm, chống co kéo lợi ích cục bộ, đặc biệt rất lưu ý bỏ rào cản, giấy phép con.
Với công tác kiểm tra chuyên ngành nói chung và của Bộ Y tế nói riêng, Thủ tướng khẳng định còn bất cập, trong đó nổi lên là tình trạng kiểm tra còn chồng chéo, một mặt hàng chịu điều chỉnh nhiều văn bản, chịu sự kiểm tra của nhiều bộ, nhiều cơ quan.
Tỷ lệ kiểm tra rất nhiều, nhưng làm hồ sơ rất nhiều, kiểm tra sản phẩm thì ít, tỷ lệ phát hiện chỉ 0,06%, tỷ lệ rất nhỏ, trong khi kiểm tra chủ yếu bằng thủ công, bằng cảm quan, không có quy chuẩn, tiêu chuẩn.
Danh mục mặt hàng phải kiểm tra rất nhiều. Tỷ lệ hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành lên tới 35%, trong khi Hải quan chỉ kiểm tra 6%.
Hải quan quy định thời gian làm thủ tục cho hàng xuất khẩu 50 giờ, nhập khẩu 70 giờ, nhưng kiểm tra chuyên ngành kéo dài hơn nhiều lần, nhiều thủ tục tới 10 ngày rưỡi.
Cũng tại buổi làm việc, Tổ công tác của Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Y tế hủy bỏ ngay công văn 1216 có nội dung trái ý kiến kết luận của Thủ tướng.
Cụ thể, tại buổi đối thoại với doanh nghiệp về việc bổ sung iod vào muối, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã kết luận là chỉ kiểm tra các cơ sở sản xuất muối, còn không kiểm tra doanh nghiệp sử dụng muối. Nhưng Vụ trưởng Vụ Pháp chế thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký công văn 1216 yêu cầu tất cả các thực phẩm đều phải sử dụng muối iod và tất cả các thực phẩm này đều phải kiểm tra.
“Văn bản này vừa trái hoàn toàn ý kiến của Thủ tướng, vừa không đúng thẩm quyền. Tự Vụ Pháp chế sinh ra văn bản này. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế ra công văn hủy ngay công văn 1216”, Tổ trưởng Tổ công tác nêu rõ.
Đáng chú ý, tại buổi làm việc, Tổ công tác của Thủ tướng đã không đồng tình với bản báo cáo “toàn màu hồng” của Bộ Y tế.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói rằng: “Nếu báo cáo như Bộ Y tế thì tất cả tốt hết rồi. Không cần kiểm tra gì nữa. Nếu căn cứ vào báo cáo của Bộ Y tế thì tới đây chúng tôi không biết báo cáo gì với Chính phủ, vì tốt hết rồi. Cứ bao biện thế này thì chúng tôi không cần nghe nữa”.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, tất cả các vấn đề cần phải thẳng thắn, không nên quanh co. “Nếu Bộ Y tế làm được thì nói là làm được, còn nếu không làm được thì nói để chúng tôi báo cáo Thủ tướng quyết định”.
Sau đó, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cho biết Bộ Y tế có 5 nhóm mặt hàng phải kiểm tra an toàn thực phẩm. Bộ đề xuất sửa đổi quy định theo hướng doanh nghiệp chỉ cần 3 lần kiểm tra liên tục được chấp nhận, thì từ lần thứ tư sẽ không phải kiểm tra nữa. Như vậy sẽ giảm được tới 90% số lượng hàng hóa phải kiểm tra.