Khi dân bức xúc, đại biểu nhân dân ở đâu?
Hội đồng nhân dân có ở bao nhiêu cấp không quan trọng mà quan trọng là có thực quyền hay không?
Câu hỏi này đã được Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch đặt ra khi các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 16/4.
Một trong những vấn đề rất lớn nhưng quan điểm rất khác nhau tại dự án luật này là mô hình tổ chức chính quyền địa phương, cấp nào nên và cấp nào không nên tổ chức hội đồng nhân dân.
Ở phiên thảo luận buổi sáng, một số vị đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh cũng tham gia thảo luận trực tuyến.
Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hải Phòng Nguyễn Đình Bích ủng hộ việc hội đồng nhân dân được tổ chức ở tất cả các cấp chính quyền như phương án một tại dự thảo.
Với phương án hai, dân bầu trực tiếp lãnh đạo ủy ban nhân dân phường, theo vị đại biểu này là “lúc đó chúng ta đã công nhận có một cấp chính quyền là phường, vì quận chia thành phường, phường là cấp dưới của quận”.
Điều này, đại biểu Nguyễn Đình Bích cho rằng không phù hợp với Hiến pháp, bởi Hiến pháp quy định cấp chính quyền gồm hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, không phải gồm chủ tịch ủy ban nhân dân và ủy ban nhân dân.
Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh Đồng Nai cũng ủng hộ phương án một, nghĩa là tất cả các đơn vị hành chính quy định tại Hiến đều tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.
"Tôi chọn phương án một, giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền như hiện nay là cấp nào cũng có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân", đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) bày tỏ quan điểm.
Theo đại biểu Phúc, “chúng ta không nên vì một số nơi hoạt động không hiệu quả, không tốt mà không tổ chức cơ quan đại diện của nhân dân ở cấp đó theo tôi là không phù hợp”.
Nếu như không tổ chức hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính nào đó, theo tôi là bỏ đi một thiết chế làm chủ gần gũi và gắn bó nhất với người dân ở địa bàn, bỏ đi một kênh giám sát quyền lực của nhân dân, điều này đi ngược lại với quan điểm tăng cường quyền làm chủ của nhân dân, làm cho chính quyền xa dân hơn, đại biểu Phúc nhấn mạnh.
Nhiều vấn đề khác liên quan đến cơ cấu tổ chức, điều kiện hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp cũng được đặt ra tại phiên thảo luận.
Tuy nhiên, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, hội đồng nhân dân phải thực quyền, tức là có dư địa để quyết, dư địa để làm, chứ còn quyết những việc trên quyết rồi, bàn việc trên bàn rồi thì chúng ta đòi quyền đó làm gì.
Đại diện cho dân bao nhiêu cấp, người đại diện đó có bảo vệ được lợi ích người dân không, chúng ta xảy ra hàng loạt vụ bức xúc của người dân, họ vi phạm pháp luật các ông đại biểu nhân dân ở đâu? đại biểu Lịch đặt câu hỏi.
Hỏi tiếp “tất cả những người ngồi đây chúng ta có biết đại biểu của ta ở phường, ở quận là ai không?’, ông Lịch trả lời ngay là “tôi không biết” và đi đến khái quát “chúng ta vẫn nặng hình thức”.
Như vậy theo ông thì hội đồng nhân dân có ở bao nhiêu cấp không quan trọng mà quan trọng là có thực quyền và bảo đảm được lợi ích của nhân dân.
Biết rằng muộn, song đại biểu Trần Du Lịch vẫn tiếp tục đề nghị nên tiến tới tổ chức chính quyền địa phương hai cấp hoàn chỉnh là cấp tỉnh và cấp cơ sở, bởi theo ông thì Hiến pháp mở cho quy định này.
Một trong những vấn đề rất lớn nhưng quan điểm rất khác nhau tại dự án luật này là mô hình tổ chức chính quyền địa phương, cấp nào nên và cấp nào không nên tổ chức hội đồng nhân dân.
Ở phiên thảo luận buổi sáng, một số vị đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh cũng tham gia thảo luận trực tuyến.
Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hải Phòng Nguyễn Đình Bích ủng hộ việc hội đồng nhân dân được tổ chức ở tất cả các cấp chính quyền như phương án một tại dự thảo.
Với phương án hai, dân bầu trực tiếp lãnh đạo ủy ban nhân dân phường, theo vị đại biểu này là “lúc đó chúng ta đã công nhận có một cấp chính quyền là phường, vì quận chia thành phường, phường là cấp dưới của quận”.
Điều này, đại biểu Nguyễn Đình Bích cho rằng không phù hợp với Hiến pháp, bởi Hiến pháp quy định cấp chính quyền gồm hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, không phải gồm chủ tịch ủy ban nhân dân và ủy ban nhân dân.
Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh Đồng Nai cũng ủng hộ phương án một, nghĩa là tất cả các đơn vị hành chính quy định tại Hiến đều tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.
"Tôi chọn phương án một, giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền như hiện nay là cấp nào cũng có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân", đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) bày tỏ quan điểm.
Theo đại biểu Phúc, “chúng ta không nên vì một số nơi hoạt động không hiệu quả, không tốt mà không tổ chức cơ quan đại diện của nhân dân ở cấp đó theo tôi là không phù hợp”.
Nếu như không tổ chức hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính nào đó, theo tôi là bỏ đi một thiết chế làm chủ gần gũi và gắn bó nhất với người dân ở địa bàn, bỏ đi một kênh giám sát quyền lực của nhân dân, điều này đi ngược lại với quan điểm tăng cường quyền làm chủ của nhân dân, làm cho chính quyền xa dân hơn, đại biểu Phúc nhấn mạnh.
Nhiều vấn đề khác liên quan đến cơ cấu tổ chức, điều kiện hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp cũng được đặt ra tại phiên thảo luận.
Tuy nhiên, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, hội đồng nhân dân phải thực quyền, tức là có dư địa để quyết, dư địa để làm, chứ còn quyết những việc trên quyết rồi, bàn việc trên bàn rồi thì chúng ta đòi quyền đó làm gì.
Đại diện cho dân bao nhiêu cấp, người đại diện đó có bảo vệ được lợi ích người dân không, chúng ta xảy ra hàng loạt vụ bức xúc của người dân, họ vi phạm pháp luật các ông đại biểu nhân dân ở đâu? đại biểu Lịch đặt câu hỏi.
Hỏi tiếp “tất cả những người ngồi đây chúng ta có biết đại biểu của ta ở phường, ở quận là ai không?’, ông Lịch trả lời ngay là “tôi không biết” và đi đến khái quát “chúng ta vẫn nặng hình thức”.
Như vậy theo ông thì hội đồng nhân dân có ở bao nhiêu cấp không quan trọng mà quan trọng là có thực quyền và bảo đảm được lợi ích của nhân dân.
Biết rằng muộn, song đại biểu Trần Du Lịch vẫn tiếp tục đề nghị nên tiến tới tổ chức chính quyền địa phương hai cấp hoàn chỉnh là cấp tỉnh và cấp cơ sở, bởi theo ông thì Hiến pháp mở cho quy định này.