“Không quyết tâm thì Quốc hội sẽ mắc nợ chị em”
Nhiều vị đại biểu nam đã lên tiếng mạnh mẽ đề nghị nâng tỷ lệ đại biểu nữ tại các cơ quan dân cử
“Cần phải tìm người có tình cảm với nhân dân, khi đã có tình cảm với
nhân dân thì không ngại gì vượt qua nhóm lợi ích, không sợ thiểu số
chống lại nhân dân”, đại biểu Đỗ Văn Đương góp ý trong phiên thảo luận về dự án luật bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân, hôm 15/11 tại Quốc hội..
Tiêu chuẩn người ứng cử đại biểu Quốc hội là nội dung được nhiều vị đại biểu quan tâm thảo luận.
Theo đại biểu Trần Du Lịch thì dự thảo luật đưa ra một tiêu chí cho người ứng cử từ hội đồng nhân dân xã cho tới Quốc hội là không ổn.
“Tôi cho rằng ứng cử đại biểu Quốc hội tiêu chuẩn phải cao hơn nhiều, không chỉ là những người không vi phạm pháp luật mà còn liên quan đến phạm trù đạo đức. Không phải chỉ không có tiền án mà kể cả tiền sự”, ông Lịch nhấn mạnh.
Theo phân tích của đại biểu Đương thì Quốc hội, hội đồng nhân dân là những cơ quan dân cử thì trình độ học vấn cũng vô cùng, bởi vì có nhiều thành phần dân tộc, nhà sư cũng có. Nhưng quan trọng là người dân tộc thiểu số hay nhà sư thì đều là những người có trí tuệ, đại diện cho dân tộc, các thành phần trong xã hội.
Đại biểu Danh Út (Kiên Giang) cũng cho rằng không nên quy định cụ thể về trình độ kiến thức của đại biểu, bởi vì đại biểu dân cử có tính đại diện, khó có tiêu chuẩn chung cho từng lớp xã hội.
Quy định cụ thể về trình độ, theo đại biểu Danh Út là không đúng quy định của Hiến pháp về quyền ứng cử vào Quốc hội, hội đồng nhân dân của công dân.
Điều đặc biệt ở phiên thảo luận là khá nhiều vị đại biểu nam đã lên tiếng mạnh mẽ đề nghị nâng tỷ lệ đại biểu nữ tại các cơ quan dân cử.
Nhấn mạnh hai chữ quyết tâm, đại biểu Vũ Trọng Kim nói, nếu không quyết tâm thì Quốc hội sẽ mắc nợ chị em lâu dài quá và mất bình đẳng giới còn lâu dài.
“Theo kinh nghiệm của tôi, khi hợp tác làm việc với các chị em hiệu quả công việc cao, tự tin và có sản phẩm tốt. Ở đây tôi nghĩ không nên có tâm lý phong kiến để ảnh hưởng đến sự tham gia của chị em trong sự phát triển xã hội nói chung”, ông Kim bày tỏ quan điểm.
Vị đại biểu là Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng không ngần ngại “kêu gọi mọi người hãy quyết tâm ngay từ bây giờ” để Quốc hội khóa 14 lập tỷ lệ đại biểu nữ 30% và phấn đấu 35%.
“Mấy lần ứng cử của tôi chung với nữ, là toàn nữ rớt”, đại biểu Trần Du Lịch cho biết.
"Macxim Gorki nói "Trời không ánh sáng hoa nào nở, dạ vắng yêu thương, cảnh những sầu, đời thiếu mẹ hiền không phụ nữ, anh hùng thi sĩ hỏi còn đâu?". Phụ nữ lớn như vậy, chúng ta phải giải phóng về cách làm, chúng ta gò ép cơ cấu không là không ổn. Khi đã bầu là phải tôn trọng phiếu của người dân", ông Lịch góp ý.
Tiêu chuẩn người ứng cử đại biểu Quốc hội là nội dung được nhiều vị đại biểu quan tâm thảo luận.
Theo đại biểu Trần Du Lịch thì dự thảo luật đưa ra một tiêu chí cho người ứng cử từ hội đồng nhân dân xã cho tới Quốc hội là không ổn.
“Tôi cho rằng ứng cử đại biểu Quốc hội tiêu chuẩn phải cao hơn nhiều, không chỉ là những người không vi phạm pháp luật mà còn liên quan đến phạm trù đạo đức. Không phải chỉ không có tiền án mà kể cả tiền sự”, ông Lịch nhấn mạnh.
Theo phân tích của đại biểu Đương thì Quốc hội, hội đồng nhân dân là những cơ quan dân cử thì trình độ học vấn cũng vô cùng, bởi vì có nhiều thành phần dân tộc, nhà sư cũng có. Nhưng quan trọng là người dân tộc thiểu số hay nhà sư thì đều là những người có trí tuệ, đại diện cho dân tộc, các thành phần trong xã hội.
Đại biểu Danh Út (Kiên Giang) cũng cho rằng không nên quy định cụ thể về trình độ kiến thức của đại biểu, bởi vì đại biểu dân cử có tính đại diện, khó có tiêu chuẩn chung cho từng lớp xã hội.
Quy định cụ thể về trình độ, theo đại biểu Danh Út là không đúng quy định của Hiến pháp về quyền ứng cử vào Quốc hội, hội đồng nhân dân của công dân.
Điều đặc biệt ở phiên thảo luận là khá nhiều vị đại biểu nam đã lên tiếng mạnh mẽ đề nghị nâng tỷ lệ đại biểu nữ tại các cơ quan dân cử.
Nhấn mạnh hai chữ quyết tâm, đại biểu Vũ Trọng Kim nói, nếu không quyết tâm thì Quốc hội sẽ mắc nợ chị em lâu dài quá và mất bình đẳng giới còn lâu dài.
“Theo kinh nghiệm của tôi, khi hợp tác làm việc với các chị em hiệu quả công việc cao, tự tin và có sản phẩm tốt. Ở đây tôi nghĩ không nên có tâm lý phong kiến để ảnh hưởng đến sự tham gia của chị em trong sự phát triển xã hội nói chung”, ông Kim bày tỏ quan điểm.
Vị đại biểu là Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng không ngần ngại “kêu gọi mọi người hãy quyết tâm ngay từ bây giờ” để Quốc hội khóa 14 lập tỷ lệ đại biểu nữ 30% và phấn đấu 35%.
“Mấy lần ứng cử của tôi chung với nữ, là toàn nữ rớt”, đại biểu Trần Du Lịch cho biết.
"Macxim Gorki nói "Trời không ánh sáng hoa nào nở, dạ vắng yêu thương, cảnh những sầu, đời thiếu mẹ hiền không phụ nữ, anh hùng thi sĩ hỏi còn đâu?". Phụ nữ lớn như vậy, chúng ta phải giải phóng về cách làm, chúng ta gò ép cơ cấu không là không ổn. Khi đã bầu là phải tôn trọng phiếu của người dân", ông Lịch góp ý.