17:33 03/11/2016

Kinh tế Việt Nam: “Tương lai thuận buồm xuôi gió”

Duy Cường

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước tại Hội nghị Vietnam Summit 2016

<font face="Arial, Verdana"><span style="font-size: 13.3333px;">Hội nghị Vietnam Summit 2016.</span></font>
<font face="Arial, Verdana"><span style="font-size: 13.3333px;">Hội nghị Vietnam Summit 2016.</span></font>
Theo đánh giá của The Economist, kinh tế Việt Nam vẫn có triển vọng tích cực dù sức tăng trưởng tại các thị trường mới nổi đang chững lại. EIU, một tổ chức thuộc The Economist dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt khoảng 6%, và có thể sẽ tăng cao hơn trong năm 2017.

“Việt Nam đang tiếp gần dòng chảy kinh tế toàn cầu, nhưng vị trí địa lý cũng cho thấy Việt Nam gắn chặt với chuỗi cung ứng trong khu vực. Việt Nam cũng được hưởng lợi từ các thỏa thuận thương mại, điển hình là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong tương lai. Chính sách hoạch định kinh tế dài hạn và ổn định của Chính phủ Việt Nam đã giúp nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh”, The Economist nhìn nhận.

Sáng 3/11 tại Tp.HCM, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc đối thoại với The Economist và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước tại Hội nghị Vietnam Summit 2016 về chủ đề “Tương lai thuận buồm xuôi gió”, do The Economist tổ chức.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói: 
 
Việt Nam đã đổi mới 30 năm và quá trình đổi mới của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích, trở thành một nước thu nhập trung bình, duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 6% năm. 
 
Các thành tựu kinh tế của Việt Nam trong 30 năm đổi mới có nhiều nguyên nhân và nguyên nhân lớn nhất là Việt Nam đã chuyển đổi cơ chế từ nền kinh tế bao cấp sang xây dựng nền kinh tế thị trường. Sự chuyển đổi đó đã gỡ bỏ rào cản để phát triển kinh tế và đã thành công trong chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế. 
 
Nguyên nhân thứ 2, Việt Nam đã tận dụng phát huy được những lợi thế là nhân công, nông nghiệp và trên cơ sở đó đã tận dụng để phát triển những thế mạnh Việt Nam. 
 
Thứ 3, Việt Nam đã sớm quyết tâm hội nhập kinh tế quốc tế, lấy hội nhập kinh tế làm trọng tâm. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp Việt Nam tiếp cận thế giới, thúc đẩy thương mại đồng thời những chuẩn mực thương mại quốc tế để Việt Nam hoàn thiện thể chế trong nước. Đó là những yếu tố thúc đẩy để Việt Nam thành công quá trình 30 năm đổi mới. Tôi cho rằng đó là những bài học kinh nghiệm của Việt Nam. 
 
Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại sao lại diễn ra lâu như vậy? Việt Nam mong đợi gì từ quá trình này, thưa ông?
 
Việt Nam đang tiến hành quá trình đổi mới, đặc biệt là đối với doanh nghiệp Nhà nước, qua quá trình cổ phần hoá. Đây là một trong các mục tiêu của quá trình đổi mới ở Việt Nam. Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp đã tiến hành thời gian qua cũng đã đạt nhiều kết quả. Cho tới nay tỷ lệ các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá chiếm tỷ lệ lớn. 
 
Hiện nay chúng tôi đang tiếp tục cổ phần hoá đặc biệt cổ phần hoá các doanh nghiệp có số vốn lớn của Nhà nước. Mục tiêu đổi mới doanh nghiệp, tăng cường hiệu quả, quản trị tốt hơn, tỷ lệ nhà nước nắm giữ sẽ giảm, tạo điều kiện doanh nghiệp đổi mới làm ăn hiệu quả. 
 
Tất nhiên có doanh nghiệp gặp khó khăn, không hiệu quả thì vấn đề bán vốn gặp khó khăn nhất định nhưng quyết tâm là cổ phần hoá và đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá, chỉ giữ lại doanh nghiệp Nhà nước có liên quan đến vấn đề an ninh, năng lượng của đất nước. 
 
Kinh tế Việt Nam đã đi lên từ đáy, Việt Nam sẽ áp dụng mô hình tăng trưởng mới nào để thúc đẩy phát triển kinh tế, thưa ông?
 
Chúng tôi chủ trương tạo môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư có sân chơi bình đẳng trong đầu tư, đó là thể chế. Đồng thời, thời gian tới chú trọng hơn vấn đề đầu tư đảm bảo phát triển bền vững, có những điều kiện về môi trường, đảm bảo đầu tư không phải bằng mọi giá mà đầu tư vào những lĩnh vực mà Việt Nam có ưu tiên trong đó sử dụng kỹ thuật cao, đảm bảo được vấn đề môi trường tích cực và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong đó có nguồn nhân lực. 
 
Mục đích là tăng cường khuyến khích liên kết các vùng, tránh tình trạng có sự cạnh tranh các tỉnh trong việc thúc đẩy đầu tư bằng mọi giá, ảnh hưởng các vùng, sự liên kết các tỉnh, vùng là yếu tố giảm bớt sự không hiệu quả trong đầu tư.
 
Ông nói đến việc ưu tiên sử dụng ứng công nghệ cao để phát triển kinh tế, vậy cụ thể như thế nào thưa ông?
 
Trước đây phát triển kinh tế dựa nhiều vào nguồn nhân công rẻ, sử dụng nhiều vốn bây giờ có thể nói kinh tế Việt Nam phát triển tới mức những nhân tố này không thể phát huy tác dụng như trước đây. Do đó, chúng tôi đặt ra vấn đề thay đổi mô hình phát triển, nâng cao chất lượng, phát huy nhân tố hiệu quả đó là tăng năng suất lao động và sử dụng tri thức trong việc thúc đẩy sản xuất. Đây là nhân tố để thay đổi mô hình phát triển, kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu. 
 
Ví dụ, trong nông nghiệp không chỉ phát triển theo chiều rộng mà sẽ tập trung phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao. Trong nông nghiệp để sử dụng kỹ thuật cao cũng đòi hỏi vấn đề như tích tụ ruộng đất tạo nền sản xuất với môi trường rộng lớn hơn những cá nhân riêng lẻ tạo ra sự cạnh tranh của nền kinh tế. 
 
70% lực lượng lao động ở Việt Nam đang làm việc trong ngành nông nghiệp, vậy làm thế nào thúc đẩy khu vực này phát triển mạnh và giảm lực lượng lao động tại khu vực này?
 
Hiện nền nông nghiệp vẫn chiếm số đông nguồn lao động, lên đến 70%, mục tiêu thời gian tới chúng tôi sẽ cố gắng giảm số người làm trong nông nghiệp xuống với mục tiêu có thể nói là tham vọng, khoảng 40%.
 
Để giảm số lượng người làm trong nông nghiệp cần phải nâng cao chất lượng nông nghiệp, tăng cường sử dụng kỹ thuật đồng thời chuyển dịch người làm nông nghiệp sang ngành công nghiệp và dịch vụ. 
 
Việc chuyển dịch người lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ là mục tiêu lớn, quá trình chuyển dịch đòi hỏi tăng cường đầu tư vào con người thông qua giáo dục, dạy nghề để có thể nâng trình độ lao động từ giản đơn lên có nghề vì bất kỳ mô hình nào trong tương lai cũng đòi hỏi lực lượng tay nghề cao. 
 
Thưa ông, liên quan đến vấn đề giáo dục, Việt Nam đã làm gì để nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục? 
 
Một trong những lý do trong 30 năm đổi mới để đạt được thành tích còn yếu tố là trình độ dân trí Việt Nam tăng số người biết chữ, giảm người mù chữ. Thời gian tới chúng tôi đặt ra mục tiêu đổi mới giáo dục toàn diện và triệt để vì một trong ba đột phá là phát triển nguồn nhân lực.
 
Có phát triển mới tạo mô hình tăng trưởng đi vào chất lượng. Nhiều biện pháp đang thực hiện, từ phổ thông tới đại học, ngoài vấn đề phát triển đại học và trình độ cao thời gian tới sẽ tập trung vào vấn đề dạy nghề, nâng cao trình độ dạy nghề. 

Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa sẽ giảm dần việc làm, vậy giải quyết vấn đề đó thế nào thưa ông?
 
Đó là vấn đề mà nền kinh tế nào cũng đối phó với việc tăng năng suất lao động, sử dụng tự động hoá dẫn đến mất công ăn việc làm. Việt Nam thâm dụng lao động nên đối phó vấn đề đó càng lớn. 
 
Để phát triển kinh tế chắc chắn phải thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ nhất là đang bước vào cách mạng công nghiệp thứ 4, tăng năng suất lao động lên phải đổi phó với việc giải quyết công ăn việc làm, phải đào tạo lại. 
 
Ngành nghề nào cũng cần có lao động lành nghề. Báo cáo gần đẩy của tổ chức thế giới đối với Việt Nam cho thấy, quá trình cách mạng công nghệ lần thứ 4 và tự động hoá có thể tác động tới 68% lao động ngành dệt may và giày dép vì sử dụng tay nghề đơn giản. 
 
Chính phủ và doanh nghiệp cần thực hiện việc đào tạo lại, nâng cao tay nghề  đồng thời việc tạo công ăn việc làm. Mỗi năm phải tạo ra 1,5 triệu việc làm, mở rộng ngành nghề, kết hợp lao động tự động hoá và lao động đơn giản. 
 
Vậy mục tiêu phát triển kinh tế trong những năm tới sẽ thế nào?
 
Trong 30 năm qua chúng tôi duy trì tăng trưởng thích hợp, có thời đỉểm khá cao. Tuy nhiên trong thời gian tới để duy trì tốc độ là khó. Nhân tố để duy trì tốc độ 30 năm qua đã đến giới hạn, đòi hỏi mô hình mới, với chất lượng. Chúng tôi đặt ra phát triển nhanh nhưng bền vững, duy trì tăng trưởng hợp lý.
 
Trong 5 năm tới dự kiến tăng trưởng ở mức 6,5- 6,7 -7%. Nỗ lưc duy trì tăng trưởng nhưng chúng tôi không tăng trưởng mọi giá và có tác động đến môi trường. 

Ông có thể nói chi tiết hơn về mô hình tăng trưởng mởi ở Việt Nam?
  
Có rất nhiều yếu tố như cấn đề chất lượng, năng suất lao động, tính cạnh tranh của nền kinh tế nói chung. Nhưng trong mô hình đó thì thúc đây các yếu tố nâng cao năng suất, đó là áp dụng nhiều hơn về công nghệ kỹ thuật cao để nâng cao chất lượng khi yếu tố nhân công rẻ, và vốn nhiều không còn thế mạnh. Và yếu tố về tri thức và kỹ thuật thúc đẩy tăng trưởng. 

Chúng tôi cũng chú trọng xuất khẩu. Vì nền kinh tế rất mở, thương mại đóng góp rất lớn vào kinh tế Việt Nam. 

Yếu tố thứ 3 là quan tâm đến thị trường trong nước. Phát huy cầu trong nước để kích thích tăng trưởng trong nước, đổi mới mô hình tăng trưởng. 

Trong nông nghiệp sẽ tăng cường kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, kể cả lúa gạo, các mặt hàng trái cây. 

Trong dịch vụ công nghiệp cũng vậy. Các nội dung như là cải cách các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Nhà nước. Cải cách hệ thống tài chính trong đó có ngân hàng. Rất nhiều nội dung liên quan tới đổi mới mô hình tăng trưởng. 
 
Ông nói đến việc thương mại là nhân tố quan trọng với nền kinh tế, vậy Việt Nam đặt ra những mục tiêu nào để thúc đẩy lĩnh vực này?

Thương mại thế giới toàn cầu bị sụt giảm. Điều đó tác động kinh tế Việt Nam. Bởi kinh tế Việt Nam dựa nhiều vào xuất khẩu. Đó là mối lo ngại đối với nền kinh tế. 

Chúng tôi đi theo hướng là thúc đẩy. Việt Nam là một trong những nước tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do. Chúng tôi đã ký kết các văn bản liên quan tới 55 đối tác của Việt Nam. Chúng tôi mong muốn thúc đẩy kể cả xuất, nhập khẩu. 

Gần đây chúng tôi nghe nói đến Chính phủ kiến tạo, vấn đề chính yếu là gì? Chúng tôi chờ đợi môi trường kinh doanh tốt, thuận lợi hơn, không cần phải đi “xin” quá nhiều?

Hiểu kiến tạo ở đây là Chính phủ đưa ra chính sách, chính sách đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong khuôn khổ luật pháp cho phép để các doanh nghiệp, người dân phát huy hết tiềm năng để hoạt động kinh doanh, phát triển kinh tế, kiến tạo đưa chính sách tạo môi trường thuận lợi để mọi thành phần trong đất nước tham gia hoạt động kinh doanh đúng như đại biểu nói là không có vấn đề “xin” cho mà trong sân chơi bình đẳng thì mọi người dân đều hoạt động. 

Kiến tạo là tạo điều kiện chứ không phải Chính phủ đi vào điều hành quản lý các lĩnh vực cụ thể, mà tạo ra sân chơi, Chính phủ sẽ minh bạch trong chính sách, chính sách đó sẽ áp dụng chung. Đó là nội dung cơ bản của Chính phủ kiến tạo. 

Ông có lo ngại về tiến trình gia nhập TPP, điều gì sẽ xảy ra nếu TPP không được thông qua?  

Việt Nam tham gia thương lượng ký kết Hiệp định Thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) là quyết định mà Việt Nam mong muốn thúc đẩy tự do thương mại giữa các nước trong Thái Bình Dương với nhau, mở ra những cơ hội cho kinh tế Việt Nam cũng như kinh tế của các thành viên TPP.
 
Việt Nam mong muốn TPP được các nước phê chuẩn, chúng tôi trông đợi Hoa Kỳ cũng sẽ phê chuẩn bởi Hoa Kỳ là nước quan trọng trong TPP, nếu Hoa Kỳ không phê chuẩn thì TPP không có hiệu lực, điều đó hết sức quan trọng và Việt Nam cũng đang trong quá trình xem xét phê chuẩn. 

Đây là quyết tâm của Việt Nam. 

Nếu TPP được thông qua thì đó là lợi ích của các nước thành viên không chỉ riêng Việt Nam. Nếu không thông qua vì lí do nào đó, đó là điều thiệt với các nước bởi các nước dành nhiều thời gian xây dựng hiệp định thế hệ mới, tiêu chuẩn cao hơn. Việt Nam còn các hiệp định khác, như FTA Á Âu, EU, ASEAN, với một số nước khác cũng như trong APEC đang khởi động các vòng đàm phán.