Một năm của các bộ trưởng: Trật tự mới từ ông Đinh La Thăng
Những sắc màu mới trong cách thức điều hành của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
Không ồn ào như năm đầu tiên trong nhiệm kỳ, năm 2013 chứng kiến một Bộ trưởng Đinh La Thăng “kiệm mình” hơn trong những điểm nóng, nhưng dường như, các công việc của ngành giao thông đã có một trật tự mới…
Liệu cơm, gắp mắm
Ngành giao thông trong nhiệm kỳ Bộ trưởng Đinh La Thăng đã nhận nhiệm vụ khá nặng nề trong việc “xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa đất nước cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”, trong bối cảnh huy động các nguồn vốn không còn thuận lợi.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2011 - 2015 ngành cần 480.000 tỷ đồng, trong khi giai đoạn 2016 - 2020 cần tới 730.000 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn ngân sách dành cho ngành năm 2011 - 2013 lại chỉ đạt 20% so với nhu cầu vốn cho giai đoạn 2011 - 2015.
Không chỉ vậy, Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, một văn bản với tinh thần “siết” đầu tư công, đã làm cho thử thách của ngành giao thông càng lớn hơn.
Báo cáo tại Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay đã rà soát, điều chỉnh quy mô và phân kỳ đầu tư các công trình giao thông vận tải cho phù hợp với điều kiện về vốn và nhu cầu thực tiễn, trong đó, đáng chú ý là việc cắt giảm được khoảng 20.000 tỷ đồng tổng mức đầu tư tại một số công trình, dự án lớn.
Thử thách nguồn vốn trong một năm kinh tế khó khăn buộc ngành giao thông của ông Thăng phải huy động tối đa mọi nguồn lực. Lần đầu tiên, một dự án cụ thể là đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết được các cán bộ của Bộ Giao thông Vận tải mang đi “chào hàng” với các nhà đầu tư quốc tế.
Bản báo cáo mà Bộ trưởng Đinh La Thăng gửi tới Quốc hội cũng cho rằng công tác quản lý tiến độ, chất lượng các công trình “đã có chuyển biến tích cực” và “hiện nay không còn tình trạng công trình chậm tiến độ”.
Ngoài công trường, dẫu có nhiều dị nghị, câu chuyện về thưởng tiến độ mà ngành giao thông áp dụng với các nhà thầu trong thời gian qua thực sự cũng là một dấu ấn.
Một ấn tượng khác là nhiều doanh nghiệp thuộc Bộ đã giảm được tình trạng vay nợ lớn, bước đầu lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, số nợ phải trả trên vốn điều lệ đã giảm bình quân 50% so với cuối năm 2011, thời điểm mà ông Thăng bắt đầu tiếp nhận "ghế nóng".
Làm nhân sự “từ tổ chức”
Công tác cán bộ đã được ông Đinh La Thăng quan tâm đặc biệt ngay từ khi mới nhận chức Bộ trưởng, khi ông nhận ra rằng “một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu trách nhiệm, quan liêu, tư lợi, làm việc cầm chừng, mức độ hoàn thành nhiệm vụ thấp, hoặc không hoàn thành nhiệm vụ, từ đó dẫn đến tình trạng xây dựng và ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành còn chậm, tính khả thi chưa cao”.
Điều này đã dẫn tới “tình trạng đầu tư dàn trải, chưa hiệu quả, một số công trình xây dựng chậm tiến độ, kém chất lượng; nhiều doanh nghiệp nhà nước vay nợ lớn, hoạt động kém hiệu quả, chậm được sắp xếp, tái cơ cấu, cổ phần hóa”, như nhận xét của chính ông Thăng trong một bài viết gần đây.
Nhưng cách thức “làm nhân sự” của Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có sự thay đổi đáng kể. Sau những động thái quyết liệt lúc mới nhậm chức, điển hình là câu chuyện “trảm tướng” tại sân bay Đà Nẵng, thời gian gần đây, ông chú trọng nhiều hơn đến công tác cán bộ nội bộ một cách có tổ chức, thông qua Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông Vận tải.
Trong bài viết của mình, ông Thăng cho biết Ban Cán sự đã "chỉ rõ những yếu kém, hạn chế, đề ra kế hoạch khắc phục gắn với trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp", kết quả là đã “tạo những chuyển biến bước đầu quan trọng" và “đã phân tích chỉ rõ yếu kém làm cản trở sự phát triển của ngành”.
Ông Thăng cho hay lãnh đạo Bộ và các đơn vị đã “thường xuyên kiểm tra các dự án, làm việc với các địa phương, các chủ đầu tư, nhà thầu trong nước và các đối tác nước ngoài để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình. Nhờ đó, không còn tình trạng công trình chậm tiến độ, nhiều công trình đã vượt tiến độ, bảo đảm chất lượng, phát huy hiệu quả cao khi đưa vào sử dụng”.
Mới đây, tại một hội nghị về công tác xây dựng Đảng của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Đinh La Thăng được tường thuật là đã “đề nghị phải xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm, tuyệt đối không bao che, dung túng”. Và từ năm 2014, Đảng ủy Bộ phải “tiếp tục và tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo sâu sát nội dung sinh hoạt chi bộ hàng tháng, cụ thể, thiết thực”.
Ông Thăng hẳn rất tin tưởng rằng, cho dù người đứng đầu nhiệt tình và quyết liệt đến đâu, công việc cũng khó lòng “chạy” được nếu không có sự đồng hành của cấp dưới.
Hồi tháng 6, trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Bộ trưởng Thăng đứng trong nhóm các bộ trưởng “điểm cao”, bên cạnh những bộ trưởng thuộc các lĩnh vực “ít va chạm” với công luận như an ninh quốc phòng, tư pháp… Kết quả này khiến nhiều người ngạc nhiên, khi nghĩ về những “điều tiếng” mà ông đã phải nhận từ công luận trong năm công tác đầu tiên.
Nhưng, như lời một số đại biểu Quốc hội mà VnEconomy từng trao đổi thừa nhận, họ tin vào một cách làm, một thái độ ứng xử mới với công việc từ ông Đinh La Thăng.
Khi mới nhậm chức, Bộ trưởng Thăng vẫn giữ mái tóc “nửa cua” đầy cá tính đã theo ông từ ngày còn làm sếp ở Tổng công ty Sông Đà. Thời gian gần đây, mái tóc ấy đã được rẽ ngôi “ba - bảy”, có vẻ thích hợp hơn nhiều với hình ảnh một chính khách.
Hy vọng, cho dù với mái tóc nào đi nữa, hình ảnh một bộ trưởng “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” mà ông tạo ra từ ngày mới nhậm chức, vẫn sẽ được “giữ lửa” trong thời gian tới.
Liệu cơm, gắp mắm
Ngành giao thông trong nhiệm kỳ Bộ trưởng Đinh La Thăng đã nhận nhiệm vụ khá nặng nề trong việc “xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa đất nước cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”, trong bối cảnh huy động các nguồn vốn không còn thuận lợi.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2011 - 2015 ngành cần 480.000 tỷ đồng, trong khi giai đoạn 2016 - 2020 cần tới 730.000 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn ngân sách dành cho ngành năm 2011 - 2013 lại chỉ đạt 20% so với nhu cầu vốn cho giai đoạn 2011 - 2015.
Không chỉ vậy, Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, một văn bản với tinh thần “siết” đầu tư công, đã làm cho thử thách của ngành giao thông càng lớn hơn.
Báo cáo tại Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay đã rà soát, điều chỉnh quy mô và phân kỳ đầu tư các công trình giao thông vận tải cho phù hợp với điều kiện về vốn và nhu cầu thực tiễn, trong đó, đáng chú ý là việc cắt giảm được khoảng 20.000 tỷ đồng tổng mức đầu tư tại một số công trình, dự án lớn.
Thử thách nguồn vốn trong một năm kinh tế khó khăn buộc ngành giao thông của ông Thăng phải huy động tối đa mọi nguồn lực. Lần đầu tiên, một dự án cụ thể là đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết được các cán bộ của Bộ Giao thông Vận tải mang đi “chào hàng” với các nhà đầu tư quốc tế.
Bản báo cáo mà Bộ trưởng Đinh La Thăng gửi tới Quốc hội cũng cho rằng công tác quản lý tiến độ, chất lượng các công trình “đã có chuyển biến tích cực” và “hiện nay không còn tình trạng công trình chậm tiến độ”.
Ngoài công trường, dẫu có nhiều dị nghị, câu chuyện về thưởng tiến độ mà ngành giao thông áp dụng với các nhà thầu trong thời gian qua thực sự cũng là một dấu ấn.
Một ấn tượng khác là nhiều doanh nghiệp thuộc Bộ đã giảm được tình trạng vay nợ lớn, bước đầu lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, số nợ phải trả trên vốn điều lệ đã giảm bình quân 50% so với cuối năm 2011, thời điểm mà ông Thăng bắt đầu tiếp nhận "ghế nóng".
Làm nhân sự “từ tổ chức”
Công tác cán bộ đã được ông Đinh La Thăng quan tâm đặc biệt ngay từ khi mới nhận chức Bộ trưởng, khi ông nhận ra rằng “một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu trách nhiệm, quan liêu, tư lợi, làm việc cầm chừng, mức độ hoàn thành nhiệm vụ thấp, hoặc không hoàn thành nhiệm vụ, từ đó dẫn đến tình trạng xây dựng và ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành còn chậm, tính khả thi chưa cao”.
Điều này đã dẫn tới “tình trạng đầu tư dàn trải, chưa hiệu quả, một số công trình xây dựng chậm tiến độ, kém chất lượng; nhiều doanh nghiệp nhà nước vay nợ lớn, hoạt động kém hiệu quả, chậm được sắp xếp, tái cơ cấu, cổ phần hóa”, như nhận xét của chính ông Thăng trong một bài viết gần đây.
Nhưng cách thức “làm nhân sự” của Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có sự thay đổi đáng kể. Sau những động thái quyết liệt lúc mới nhậm chức, điển hình là câu chuyện “trảm tướng” tại sân bay Đà Nẵng, thời gian gần đây, ông chú trọng nhiều hơn đến công tác cán bộ nội bộ một cách có tổ chức, thông qua Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông Vận tải.
Trong bài viết của mình, ông Thăng cho biết Ban Cán sự đã "chỉ rõ những yếu kém, hạn chế, đề ra kế hoạch khắc phục gắn với trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp", kết quả là đã “tạo những chuyển biến bước đầu quan trọng" và “đã phân tích chỉ rõ yếu kém làm cản trở sự phát triển của ngành”.
Ông Thăng cho hay lãnh đạo Bộ và các đơn vị đã “thường xuyên kiểm tra các dự án, làm việc với các địa phương, các chủ đầu tư, nhà thầu trong nước và các đối tác nước ngoài để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình. Nhờ đó, không còn tình trạng công trình chậm tiến độ, nhiều công trình đã vượt tiến độ, bảo đảm chất lượng, phát huy hiệu quả cao khi đưa vào sử dụng”.
Mới đây, tại một hội nghị về công tác xây dựng Đảng của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Đinh La Thăng được tường thuật là đã “đề nghị phải xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm, tuyệt đối không bao che, dung túng”. Và từ năm 2014, Đảng ủy Bộ phải “tiếp tục và tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo sâu sát nội dung sinh hoạt chi bộ hàng tháng, cụ thể, thiết thực”.
Ông Thăng hẳn rất tin tưởng rằng, cho dù người đứng đầu nhiệt tình và quyết liệt đến đâu, công việc cũng khó lòng “chạy” được nếu không có sự đồng hành của cấp dưới.
Hồi tháng 6, trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Bộ trưởng Thăng đứng trong nhóm các bộ trưởng “điểm cao”, bên cạnh những bộ trưởng thuộc các lĩnh vực “ít va chạm” với công luận như an ninh quốc phòng, tư pháp… Kết quả này khiến nhiều người ngạc nhiên, khi nghĩ về những “điều tiếng” mà ông đã phải nhận từ công luận trong năm công tác đầu tiên.
Nhưng, như lời một số đại biểu Quốc hội mà VnEconomy từng trao đổi thừa nhận, họ tin vào một cách làm, một thái độ ứng xử mới với công việc từ ông Đinh La Thăng.
Khi mới nhậm chức, Bộ trưởng Thăng vẫn giữ mái tóc “nửa cua” đầy cá tính đã theo ông từ ngày còn làm sếp ở Tổng công ty Sông Đà. Thời gian gần đây, mái tóc ấy đã được rẽ ngôi “ba - bảy”, có vẻ thích hợp hơn nhiều với hình ảnh một chính khách.
Hy vọng, cho dù với mái tóc nào đi nữa, hình ảnh một bộ trưởng “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” mà ông tạo ra từ ngày mới nhậm chức, vẫn sẽ được “giữ lửa” trong thời gian tới.