Năm nay Việt Nam chỉ thu hồi được 1/5 tài sản tham nhũng
Việc thu hồi và phát hiện tài sản tham nhũng là một thách thức của các cơ quan tố tụng
“Nếu xét riêng về thu hồi tài sản trong các vụ việc liên quan đến tham nhũng phát hiện qua hoạt động thanh tra thì mức thu hồi trong năm 2014 cũng chỉ đạt 22,3% so với tổng số tiền thiệt hại”.
Thông tin trên được Cục trưởng Cục Chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ, Phạm Trọng Đạt đưa ra tại hội nghị đối thoại về phòng chống tham nhũng lần thứ 13, diễn ra ngày 26/11.
Theo đại diện Thanh tra Chính phủ, con số trên mặc dù còn khá khiêm tốn, song cũng tăng đáng kể (hơn 18%) so với 2013. Như vậy, có thể thấy, tỷ lệ thu hồi tài sản do tham nhũng trong năm 2013 là quá thấp.
Tổng số tiền ước tính thu hồi được từ các vụ việc tham nhũng trong năm 2014 chỉ là 1.500 tỷ đồng trên tổng số 6.740 tỷ đồng bị thiệt hại.
Ông Đạt cũng lưu ý, trong năm 2014, tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hành, tín dụng, chứng khoán, quản lý sử dụng đất đai… vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn.
Nguyên nhân chủ yếu là do việc khắc phục những sơ hở, bất cập của cơ chế, chính sách trên một số lĩnh vực còn chậm. Cùng với đó là hiệu quả thực hiện một số biện pháp phòng chống tham nhũng còn thấp; việc tự phát hiện tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị còn yếu. Trong khi đó, cơ chế bảo vệ và khuyến khích, khen thưởng người tố cáo tham nhũng vẫn chưa đủ mạnh.
Điểm sáng hiếm hoi được đại diện Thanh tra Chính phủ đưa ra trong quá trình đấu tranh chống tham nhũng trong năm qua chính là tiến độ điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh.
Năm 2014, các cơ quan tố tụng đã phát hiện, khởi tố mới 256 vụ/593 bị can tham nhũng, hoàn thành việc xét xử sơ thẩm 287 vụ tham nhũng và đã kết tội gần 700 tội phạm tham nhũng.
Một số vụ án kinh tế, tham nhũng lớn như vụ Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, vụ Dương Chí Dũng và đồng phạm… được xét xử nghiêm minh đã có tác dụng răn đe mạnh mẽ, tạo ảnh hưởng tích cực trong xã hội, lãnh đạo Cục Chống tham nhũng cho biết.
Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, để đấu tranh với tham nhũng, trong thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp như lấy phiếu tín nhiệm, chất vấn tại Quốc hội, công khai minh bạch và hiện đại hoá trong quản lý, giảm thủ tục hành chính trong thành lập doanh nghiệp, hải quan, thế, đất đai... Cùng với đó là thái độ và tinh thần của Việt Nam với các vụ án tham nhũng rất rõ ràng, đó là kiên quyết xử lý.
Tuy nhiên, theo Phó thủ tướng, các quy định về thu hồi tài sản tham nhũng dù đã khá đầy đủ, từ các bộ luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, phòng chống rửa tiền… nhưng trên thực tế tỷ lệ thu hồi vẫn quá thấp, khó phát hiện để thu hồi.
Thông tin trên được Cục trưởng Cục Chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ, Phạm Trọng Đạt đưa ra tại hội nghị đối thoại về phòng chống tham nhũng lần thứ 13, diễn ra ngày 26/11.
Theo đại diện Thanh tra Chính phủ, con số trên mặc dù còn khá khiêm tốn, song cũng tăng đáng kể (hơn 18%) so với 2013. Như vậy, có thể thấy, tỷ lệ thu hồi tài sản do tham nhũng trong năm 2013 là quá thấp.
Tổng số tiền ước tính thu hồi được từ các vụ việc tham nhũng trong năm 2014 chỉ là 1.500 tỷ đồng trên tổng số 6.740 tỷ đồng bị thiệt hại.
Ông Đạt cũng lưu ý, trong năm 2014, tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hành, tín dụng, chứng khoán, quản lý sử dụng đất đai… vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn.
Nguyên nhân chủ yếu là do việc khắc phục những sơ hở, bất cập của cơ chế, chính sách trên một số lĩnh vực còn chậm. Cùng với đó là hiệu quả thực hiện một số biện pháp phòng chống tham nhũng còn thấp; việc tự phát hiện tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị còn yếu. Trong khi đó, cơ chế bảo vệ và khuyến khích, khen thưởng người tố cáo tham nhũng vẫn chưa đủ mạnh.
Điểm sáng hiếm hoi được đại diện Thanh tra Chính phủ đưa ra trong quá trình đấu tranh chống tham nhũng trong năm qua chính là tiến độ điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh.
Năm 2014, các cơ quan tố tụng đã phát hiện, khởi tố mới 256 vụ/593 bị can tham nhũng, hoàn thành việc xét xử sơ thẩm 287 vụ tham nhũng và đã kết tội gần 700 tội phạm tham nhũng.
Một số vụ án kinh tế, tham nhũng lớn như vụ Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, vụ Dương Chí Dũng và đồng phạm… được xét xử nghiêm minh đã có tác dụng răn đe mạnh mẽ, tạo ảnh hưởng tích cực trong xã hội, lãnh đạo Cục Chống tham nhũng cho biết.
Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, để đấu tranh với tham nhũng, trong thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp như lấy phiếu tín nhiệm, chất vấn tại Quốc hội, công khai minh bạch và hiện đại hoá trong quản lý, giảm thủ tục hành chính trong thành lập doanh nghiệp, hải quan, thế, đất đai... Cùng với đó là thái độ và tinh thần của Việt Nam với các vụ án tham nhũng rất rõ ràng, đó là kiên quyết xử lý.
Tuy nhiên, theo Phó thủ tướng, các quy định về thu hồi tài sản tham nhũng dù đã khá đầy đủ, từ các bộ luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, phòng chống rửa tiền… nhưng trên thực tế tỷ lệ thu hồi vẫn quá thấp, khó phát hiện để thu hồi.