Petro Vietnam đối mặt tình trạng khan hiếm mỏ dầu mới
Trong 6 tháng đầu năm 2017, sản lượng khai thác dầu khí trong nước giảm so với cùng kỳ
Việc giá dầu suy giảm giai đoạn 2014 - 2016 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt
động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam, dẫn đến việc gia tăng trữ lượng gặp
nhiều khó khăn, trong khi số lượng công trình mới đưa vào để
bổ sung sản lượng khai thác rất ít, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trong một báo cáo vừa gửi đến các bộ Công Thương, Tài chính, Xây dựng.
Theo báo cáo này, trong 6 tháng đầu năm 2017, sản lượng khai thác dầu khí trong nước giảm so với cùng kỳ. Giá dầu thô bình quân 6 tháng đầu năm đạt 54,6 USD/thùng, cao hơn so với cùng kỳ. Đóng góp của ngành dầu khí chiếm tỷ trọng 5,63%/GDP cả nước và chiếm tỷ trọng 20,33%/GDP công nghiệp, đóng góp 0,69 điểm phần trong tăng trưởng GDP.
Về nguyên nhân sản lượng khai thác dầu khí trong nước giảm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đó là do hầu hết các mỏ đều đã qua thời điểm “đỉnh” khai thác, hiện tại đang thuộc giai đoạn suy giảm sản lượng tự nhiên của các mỏ theo sơ đồ công nghệ.
Trong khi đó, năm nay, chỉ một công trình mới được đưa vào khai thác là giàn Thỏ Trắng 3 của liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, báo cáo nhấn mạnh.
Số liệu từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) cho thấy, năm 2017, Petro Vietnam có kế hoạch khai thác 13,28 triệu tấn dầu, tăng 1 triệu tấn sau điều chỉnh. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức 15,2 triệu tấn năm 2016 và 16,88 triệu tấn năm 2015.
Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giá dầu đang giao dịch giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 7 tháng gần đây (46 USD/thùng), do Mỹ tăng sản lượng khai thác dầu đá phiến, Nga có xu hướng khai thác thêm dầu trong những tháng hè, việc tuân thủ cắt giảm sản lượng của các nước thành viên OPEC chưa nghiêm túc...
Bộ đánh giá, trong các tháng cuối năm, hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam có thể đối mặt nhiều rủi ro.
Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, nếu việc khai thác đá phiến của Mỹ tiếp tục tăng, xung đột ở Trung Đông gia tăng và các thành viên OPEC không đạt được thoả thuận về việc tiếp tục duy trì cắt giảm sản lượng thì giá dầu thô dự báo trong quý 3-4/2017 sẽ duy trì ở mức thấp, từ 40-50 USD/thùng, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Petro Vietnam.
Bộ đề xuất, với trách nhiệm quản lý trực tiếp, Bộ Công Thương chỉ đạo Petro Vietnam kiểm soát chặt chẽ tiến độ phát triển, khai thác các mỏ/công trình khai thác dầu khí, đảm bảo nguyên tắc khai thác an toàn, hiệu quả các mỏ, rút ngắn thời gian sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị so với kế hoạch, tối ưu và quản lý khai thác các mỏ.
Đồng thời, Petro Vietnam cần theo dõi sát diễn biến giá dầu, đảm bảo hiệu quả kinh tế trong việc khai thác dầu khí năm 2017.
Trong ngày 19/8, tổ công tác liên ngành của Chính phủ đã có buổi làm việc với Petro Vietnam. Tại đây, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dẫn lời Thủ tướng rằng, tuy trong lúc này Petro Vietnam đang khó khăn nhất, nhưng càng khó khăn càng phải quyết tâm lớn nhất.
“Sai thì chúng ta sửa. Petro Vietnam phải triển khai mạnh mẽ việc thăm dò, khai thác, quản lý dòng tiền, nhân sự... Tài nguyên của chúng ta không phải là vô hạn, trong lúc giá dầu thế giới thế này thì phải tính toán hiệu quả hơn nữa. Chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng là tăng sản lượng khai thác nhưng phải bảo đảm lâu dài nguồn năng lượng, nguyên liệu cho đất nước”, ông Mai Tiến Dũng nói.
Theo báo cáo này, trong 6 tháng đầu năm 2017, sản lượng khai thác dầu khí trong nước giảm so với cùng kỳ. Giá dầu thô bình quân 6 tháng đầu năm đạt 54,6 USD/thùng, cao hơn so với cùng kỳ. Đóng góp của ngành dầu khí chiếm tỷ trọng 5,63%/GDP cả nước và chiếm tỷ trọng 20,33%/GDP công nghiệp, đóng góp 0,69 điểm phần trong tăng trưởng GDP.
Về nguyên nhân sản lượng khai thác dầu khí trong nước giảm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đó là do hầu hết các mỏ đều đã qua thời điểm “đỉnh” khai thác, hiện tại đang thuộc giai đoạn suy giảm sản lượng tự nhiên của các mỏ theo sơ đồ công nghệ.
Trong khi đó, năm nay, chỉ một công trình mới được đưa vào khai thác là giàn Thỏ Trắng 3 của liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, báo cáo nhấn mạnh.
Số liệu từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) cho thấy, năm 2017, Petro Vietnam có kế hoạch khai thác 13,28 triệu tấn dầu, tăng 1 triệu tấn sau điều chỉnh. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức 15,2 triệu tấn năm 2016 và 16,88 triệu tấn năm 2015.
Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giá dầu đang giao dịch giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 7 tháng gần đây (46 USD/thùng), do Mỹ tăng sản lượng khai thác dầu đá phiến, Nga có xu hướng khai thác thêm dầu trong những tháng hè, việc tuân thủ cắt giảm sản lượng của các nước thành viên OPEC chưa nghiêm túc...
Bộ đánh giá, trong các tháng cuối năm, hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam có thể đối mặt nhiều rủi ro.
Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, nếu việc khai thác đá phiến của Mỹ tiếp tục tăng, xung đột ở Trung Đông gia tăng và các thành viên OPEC không đạt được thoả thuận về việc tiếp tục duy trì cắt giảm sản lượng thì giá dầu thô dự báo trong quý 3-4/2017 sẽ duy trì ở mức thấp, từ 40-50 USD/thùng, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Petro Vietnam.
Bộ đề xuất, với trách nhiệm quản lý trực tiếp, Bộ Công Thương chỉ đạo Petro Vietnam kiểm soát chặt chẽ tiến độ phát triển, khai thác các mỏ/công trình khai thác dầu khí, đảm bảo nguyên tắc khai thác an toàn, hiệu quả các mỏ, rút ngắn thời gian sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị so với kế hoạch, tối ưu và quản lý khai thác các mỏ.
Đồng thời, Petro Vietnam cần theo dõi sát diễn biến giá dầu, đảm bảo hiệu quả kinh tế trong việc khai thác dầu khí năm 2017.
Trong ngày 19/8, tổ công tác liên ngành của Chính phủ đã có buổi làm việc với Petro Vietnam. Tại đây, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dẫn lời Thủ tướng rằng, tuy trong lúc này Petro Vietnam đang khó khăn nhất, nhưng càng khó khăn càng phải quyết tâm lớn nhất.
“Sai thì chúng ta sửa. Petro Vietnam phải triển khai mạnh mẽ việc thăm dò, khai thác, quản lý dòng tiền, nhân sự... Tài nguyên của chúng ta không phải là vô hạn, trong lúc giá dầu thế giới thế này thì phải tính toán hiệu quả hơn nữa. Chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng là tăng sản lượng khai thác nhưng phải bảo đảm lâu dài nguồn năng lượng, nguyên liệu cho đất nước”, ông Mai Tiến Dũng nói.