Phó thống đốc tranh luận với chuyên gia về lãi suất
Chuyên gia “ca thán”, lãi suất ở Việt Nam cao nhất thế giới thì doanh nghiệp làm gì cũng “chết”
Chuyên gia “ca thán” lãi suất ở Việt Nam cao nhất thế giới thì doanh nghiệp làm gì cũng “chết”, nhưng Phó thống đốc quả quyết lãi suất đang rất hợp lý.
Sau khá nhiều bình luận có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2014 đang diễn ra tại Ninh Bình, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chiều 27/9 đã lên tiếng.
Theo nhận xét của một số chuyên gia thì Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) thiếu cả năng lực và nguồn lực để hoạt động hiệu quả, trong khi nợ xấu vẫn là điểm nghẽn lớn của phục hồi kinh tế.
Chuyên gia Võ Đại Lược cho rằng các nước trong khu vực đi vay 40 - 50 tỷ USD về xử nợ xấu, còn ta chả có tỷ nào.
Về lãi suất, ông Lược nói hiện nay lãi suất của Việt Nam vào hàng cao nhất thế giới, lãi suất cơ bản là 9%, còn lãi suất cho vay 10 đến 13% trong khi lãi suất ở châu Âu là âm, ở Nhật và Mỹ đều là 0.
Với lãi suất cao như thế thì doanh nghiệp làm gì cũng “chết”, không thể cạnh tranh được, ông Lược nhấn mạnh.
Cho rằng giảm lãi suất là việc khó, nhưng theo chuyên gia Võ Đại Lược, nếu không xử lý chuyện này thì nền kinh tế khó có thể tăng trưởng được.
Mở đầu phần phát biểu, Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói các ý kiến tại diễn đàn là cơ sở đầu vào rất hữu ích trong việc nghiên cứu xây dựng thẩm định chính sách thời gian tới của Ngân hàng Nhà nước.
Sau đó, bà lần lượt đề cập đến các vấn đề được đề cập trong các phiên thảo luận. Về tăng trưởng tín dụng, bà Hồng cập nhật số liệu đến 23/9 tăng 6,73% so với 2013. Tăng trưởng tín dụng cả năm có thể từ đạt 10 đến 12 % gần sát với chỉ tiêu định hướng, theo Phó thống đốc.
Bà Hồng cũng lưu ý rằng, để khơi thông vốn tín dụng thì cần cả sự cố gắng cả doanh nghiệp trong việc quản trị tốt dòng tiền của mình chứ riêng sự tích cực của ngân hàng cũng không đủ.
Theo tân Phó thống đốc (bà Hồng mới được bổ nhiệm vào chức vụ Phó thống đốc từ ngày 16/8 vừa qua) thì hệ thống ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế Việt Nam rất khó khăn. Bởi, với các nước khi nắm bắt về khả năng tài chính của doanh nghiệp thì họ có nhiều cơ sở thông tin tốt, còn ở Việt Nam nhiều thông tin rất khó đánh giá. Báo cáo báo cáo tài chính thường không đầy đủ, và đặc biệt là việc hình sự hóa cũng khiến ngân hàng phải rất thận trọng, bà Hồng nói.
Về tỷ giá, bà Hồng khẳng định suốt 3 năm qua tỷ giá rất ổn định, dưới “sức ép”của Ngân hàng Nhà nước.
Liên quan đến quan điểm của chuyên gia Võ Đại Lược về lãi suất, bà Hồng nhắc lại thời điểm cuối 2011, Ngân hàng Nhà nước từng đứng trước thách thức vô cùng lớn, khi lãi suất trên 20% một năm và lạm phát rất cao.
Khi đó Ngân hàng Nhà nước đã phải điều hành làm sao để giảm lãi suất nhưng vẫn kiềm chế được lạm phát. “Nhưng bằng mọi biện pháp cố gắng của Ngân hàng nhà nước thì đến nay, mặt bằng đã giảm rất mạnh, mặt bằng lãi suất cho vay mới hiện nay so với cuối 2011 chỉ còn bằng 40% và trở về bằng mức lãi suất của giai đoạn 2005 - 2006”, Phó thống đốc thông tin thêm.
Vẫn theo bà Hồng, điều rất đáng chú ý là lãi suất hiện nay rất hợp lý và tạo ổn định cho thị trường, không còn hiện tượng dùng lãi suất để cạnh tranh lôi kéo dẫn đến khó khăn về thanh khoản như cuối năm 2011, đó là một cố gắng lớn.
Mong muốn của doanh nghiệp là vẫn tiếp tục giảm lãi suất nhưng liệu là giảm tiếp thì có phải là động lực để tín dụng khơi thông hay không, vì tín dụng vướng mắc rất nhiều chứ không chỉ riêng lãi suất, bà Hồng đặt câu hỏi.
Chuyên gia Võ Đại Lược đứng dậy, sau lời xin lỗi Phó thống đốc, ông bình luận, trước đây lãi suất 18% hay cao hơn nhưng vẫn là thấp là bởi vì so với lạm phát là âm, còn hiện nay lãi suất 6% nhưng vẫn cao là vì lạm phát có 2%.
Đáp lời ông Lược, bà Hồng nhấn mạnh là điều hành lãi suất của Ngân hàng Trung ương phải rất cân nhắc đến diễn biến của lạm phát. Và kỳ vọng lạm phát của cả 2014 đâu đó là 5%, trần lãi suất huy động trên 6 tháng còn có 6%, còn cho vay thì lãi suất trung dài hạn mới 10 đến 13%, cho vay ngắn hạn và 5 lĩnh vực ưu tiên thì trần hiện là 8%, có dự án chỉ có 5%.
Chuyển sang vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau về cơ cấu lại tổ chức tín dụng, bà Hồng nhắc lại nhận xét của chuyên gia Võ Trí Thành là đã đẩy lùi nguy cơ đổ vỡ, đảm bảo an toàn hệ thống.
Một câu ngắn gọn như thế nhưng để đạt được nhận định đó thì vô cùng khó khăn, là sự rất cố gắng của hệ thống, bà Hồng phát biểu.
Ngành ngân hàng đã cố gắng rất nhiều nhưng tái cơ cấu doanh nghiệp không song hành cũng rất là khó, tái cơ cấu ngân hàng cần phải song hành với hai trọng tâm còn lại, bà Hồng nêu quan điểm.
Nợ xấu và sở hữu chéo là nhóm vấn đề cuối cùng được bà Hồng nhắc đến, nhưng bà chỉ nói về nợ xấu mà không thông tin gì về sở hữu chéo.
Với nợ xấu, Phó thống đốc cho biết đã có bước tiến mới trong phân loại và đánh giá nợ xấu chặt chẽ hơn. Một năm qua, VAMC mua khoảng 74 nghìn tỷ đồng nợ xấu và có những khoản bán được, có khoản cơ cấu lại cho khách hàng.
Trong điều kiện ngân sách không có đồng nào cho xử lý nợ xấu, VAMC không có tiền nên cũng cần phải có thời gian, bà Hồng nói.
Có ý kiến chuyên gia nói là đi vay tiền nước ngoài để xử lý nợ xấu nhưng nợ công đang cao như vậy thì có được hay không, bà Hồng băn khoăn.
Hướng về Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ở bàn chủ tọa, bà Hồng nhấn mạnh rằng, trong điều hành thì Ngân hàng Nhà nước không chỉ có một mục tiêu duy nhất là xử lý nợ xấu, mà cơ quan này không bao giờ xa rời kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an toàn hệ thống.
Sau khá nhiều bình luận có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2014 đang diễn ra tại Ninh Bình, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chiều 27/9 đã lên tiếng.
Theo nhận xét của một số chuyên gia thì Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) thiếu cả năng lực và nguồn lực để hoạt động hiệu quả, trong khi nợ xấu vẫn là điểm nghẽn lớn của phục hồi kinh tế.
Chuyên gia Võ Đại Lược cho rằng các nước trong khu vực đi vay 40 - 50 tỷ USD về xử nợ xấu, còn ta chả có tỷ nào.
Về lãi suất, ông Lược nói hiện nay lãi suất của Việt Nam vào hàng cao nhất thế giới, lãi suất cơ bản là 9%, còn lãi suất cho vay 10 đến 13% trong khi lãi suất ở châu Âu là âm, ở Nhật và Mỹ đều là 0.
Với lãi suất cao như thế thì doanh nghiệp làm gì cũng “chết”, không thể cạnh tranh được, ông Lược nhấn mạnh.
Cho rằng giảm lãi suất là việc khó, nhưng theo chuyên gia Võ Đại Lược, nếu không xử lý chuyện này thì nền kinh tế khó có thể tăng trưởng được.
Mở đầu phần phát biểu, Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói các ý kiến tại diễn đàn là cơ sở đầu vào rất hữu ích trong việc nghiên cứu xây dựng thẩm định chính sách thời gian tới của Ngân hàng Nhà nước.
Sau đó, bà lần lượt đề cập đến các vấn đề được đề cập trong các phiên thảo luận. Về tăng trưởng tín dụng, bà Hồng cập nhật số liệu đến 23/9 tăng 6,73% so với 2013. Tăng trưởng tín dụng cả năm có thể từ đạt 10 đến 12 % gần sát với chỉ tiêu định hướng, theo Phó thống đốc.
Bà Hồng cũng lưu ý rằng, để khơi thông vốn tín dụng thì cần cả sự cố gắng cả doanh nghiệp trong việc quản trị tốt dòng tiền của mình chứ riêng sự tích cực của ngân hàng cũng không đủ.
Theo tân Phó thống đốc (bà Hồng mới được bổ nhiệm vào chức vụ Phó thống đốc từ ngày 16/8 vừa qua) thì hệ thống ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế Việt Nam rất khó khăn. Bởi, với các nước khi nắm bắt về khả năng tài chính của doanh nghiệp thì họ có nhiều cơ sở thông tin tốt, còn ở Việt Nam nhiều thông tin rất khó đánh giá. Báo cáo báo cáo tài chính thường không đầy đủ, và đặc biệt là việc hình sự hóa cũng khiến ngân hàng phải rất thận trọng, bà Hồng nói.
Về tỷ giá, bà Hồng khẳng định suốt 3 năm qua tỷ giá rất ổn định, dưới “sức ép”của Ngân hàng Nhà nước.
Liên quan đến quan điểm của chuyên gia Võ Đại Lược về lãi suất, bà Hồng nhắc lại thời điểm cuối 2011, Ngân hàng Nhà nước từng đứng trước thách thức vô cùng lớn, khi lãi suất trên 20% một năm và lạm phát rất cao.
Khi đó Ngân hàng Nhà nước đã phải điều hành làm sao để giảm lãi suất nhưng vẫn kiềm chế được lạm phát. “Nhưng bằng mọi biện pháp cố gắng của Ngân hàng nhà nước thì đến nay, mặt bằng đã giảm rất mạnh, mặt bằng lãi suất cho vay mới hiện nay so với cuối 2011 chỉ còn bằng 40% và trở về bằng mức lãi suất của giai đoạn 2005 - 2006”, Phó thống đốc thông tin thêm.
Vẫn theo bà Hồng, điều rất đáng chú ý là lãi suất hiện nay rất hợp lý và tạo ổn định cho thị trường, không còn hiện tượng dùng lãi suất để cạnh tranh lôi kéo dẫn đến khó khăn về thanh khoản như cuối năm 2011, đó là một cố gắng lớn.
Mong muốn của doanh nghiệp là vẫn tiếp tục giảm lãi suất nhưng liệu là giảm tiếp thì có phải là động lực để tín dụng khơi thông hay không, vì tín dụng vướng mắc rất nhiều chứ không chỉ riêng lãi suất, bà Hồng đặt câu hỏi.
Chuyên gia Võ Đại Lược đứng dậy, sau lời xin lỗi Phó thống đốc, ông bình luận, trước đây lãi suất 18% hay cao hơn nhưng vẫn là thấp là bởi vì so với lạm phát là âm, còn hiện nay lãi suất 6% nhưng vẫn cao là vì lạm phát có 2%.
Đáp lời ông Lược, bà Hồng nhấn mạnh là điều hành lãi suất của Ngân hàng Trung ương phải rất cân nhắc đến diễn biến của lạm phát. Và kỳ vọng lạm phát của cả 2014 đâu đó là 5%, trần lãi suất huy động trên 6 tháng còn có 6%, còn cho vay thì lãi suất trung dài hạn mới 10 đến 13%, cho vay ngắn hạn và 5 lĩnh vực ưu tiên thì trần hiện là 8%, có dự án chỉ có 5%.
Chuyển sang vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau về cơ cấu lại tổ chức tín dụng, bà Hồng nhắc lại nhận xét của chuyên gia Võ Trí Thành là đã đẩy lùi nguy cơ đổ vỡ, đảm bảo an toàn hệ thống.
Một câu ngắn gọn như thế nhưng để đạt được nhận định đó thì vô cùng khó khăn, là sự rất cố gắng của hệ thống, bà Hồng phát biểu.
Ngành ngân hàng đã cố gắng rất nhiều nhưng tái cơ cấu doanh nghiệp không song hành cũng rất là khó, tái cơ cấu ngân hàng cần phải song hành với hai trọng tâm còn lại, bà Hồng nêu quan điểm.
Nợ xấu và sở hữu chéo là nhóm vấn đề cuối cùng được bà Hồng nhắc đến, nhưng bà chỉ nói về nợ xấu mà không thông tin gì về sở hữu chéo.
Với nợ xấu, Phó thống đốc cho biết đã có bước tiến mới trong phân loại và đánh giá nợ xấu chặt chẽ hơn. Một năm qua, VAMC mua khoảng 74 nghìn tỷ đồng nợ xấu và có những khoản bán được, có khoản cơ cấu lại cho khách hàng.
Trong điều kiện ngân sách không có đồng nào cho xử lý nợ xấu, VAMC không có tiền nên cũng cần phải có thời gian, bà Hồng nói.
Có ý kiến chuyên gia nói là đi vay tiền nước ngoài để xử lý nợ xấu nhưng nợ công đang cao như vậy thì có được hay không, bà Hồng băn khoăn.
Hướng về Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ở bàn chủ tọa, bà Hồng nhấn mạnh rằng, trong điều hành thì Ngân hàng Nhà nước không chỉ có một mục tiêu duy nhất là xử lý nợ xấu, mà cơ quan này không bao giờ xa rời kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an toàn hệ thống.