“Sẽ sửa nghị định về quản lý lao động nước ngoài”
Theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, lao động nước ngoài không có chuyên môn tại Việt Nam phần đông từ Trung Quốc
Trong phần trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 19/11, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền nói, tới đây sẽ sửa nghị định về quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam.
Trả lời chất vấn của đại biểu Đỗ Thị Hoàng (Quảng Ninh) về vấn đề quản lý lao động nước ngoài, Bộ trưởng Hải Chuyền cho biết, Luật Quản lý lao động ngoài nước và Nghị định 102 của Chính phủ đã quy định rất rõ đối tượng nào được vào lao động ở Việt Nam.
Đó là những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật đáp ứng phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Báo cáo của Bộ gửi đại biểu Quốc hội nêu rõ tổng số lao động nước ngoài ở Việt Nam là 78.000 lao động
“Thực chất vẫn còn có lao động không có chuyên môn nghiệp vụ, nhưng đang làm việc tại các doanh nghiệp trong nước. Những người này phần lớn đi theo con đường du lịch và chủ yếu là lao động Trung Quốc”, theo Bộ trưởng.
Để quản lý nhóm đối tượng này, Bộ trưởng cho biết đã và đang phối hợp với các ngành liên quan, trong đó có việc phối hợp với công an để thực hiện việc kiểm tra, phát hiện những đối tượng khai gian để xử lý theo đúng quy định.
“Về phía người sử dụng lao động, nhiều doanh nghiệp kêu Nghị định 102 chặt chẽ, không đưa được người lao động vào để phục vụ sản xuất. Trong thời gian tới, Bộ tiếp tục thực hiện Nghị định 102 và sẽ sửa đổi để quản lý tốt lao động nước ngoài vào Việt Nam”, Bộ trưởng Hải Chuyền nói.
Trả lời chất vấn của đại biểu Đỗ Thị Hoàng (Quảng Ninh) về vấn đề quản lý lao động nước ngoài, Bộ trưởng Hải Chuyền cho biết, Luật Quản lý lao động ngoài nước và Nghị định 102 của Chính phủ đã quy định rất rõ đối tượng nào được vào lao động ở Việt Nam.
Đó là những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật đáp ứng phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Báo cáo của Bộ gửi đại biểu Quốc hội nêu rõ tổng số lao động nước ngoài ở Việt Nam là 78.000 lao động
“Thực chất vẫn còn có lao động không có chuyên môn nghiệp vụ, nhưng đang làm việc tại các doanh nghiệp trong nước. Những người này phần lớn đi theo con đường du lịch và chủ yếu là lao động Trung Quốc”, theo Bộ trưởng.
Để quản lý nhóm đối tượng này, Bộ trưởng cho biết đã và đang phối hợp với các ngành liên quan, trong đó có việc phối hợp với công an để thực hiện việc kiểm tra, phát hiện những đối tượng khai gian để xử lý theo đúng quy định.
“Về phía người sử dụng lao động, nhiều doanh nghiệp kêu Nghị định 102 chặt chẽ, không đưa được người lao động vào để phục vụ sản xuất. Trong thời gian tới, Bộ tiếp tục thực hiện Nghị định 102 và sẽ sửa đổi để quản lý tốt lao động nước ngoài vào Việt Nam”, Bộ trưởng Hải Chuyền nói.