Tăng thuế VAT: “Người thu nhập thấp ít nhiều vẫn bị ảnh hưởng”
Nếu tăng VAT lên 12%, theo PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi, người tiêu dùng, nhất là những người có thu nhập thấp ít nhiều vẫn bị ảnh hưởng
Việc Bộ Tài chính công bố Dự thảo Luật sửa 5 Luật về thuế vẫn đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia đã có chia sẻ quan điểm với báo chí về việc tăng thuế VAT lên 12% theo đề xuất mới đây của Bộ Tài chính.
Bà đánh giá như thế nào về tác động của tăng thuế VAT, nhận định của đại diện Bộ Tài chính cho rằng tăng VAT không ảnh hưởng đến người nghèo và thu nhập thấp?
Thuế VAT là thuế gián thu, vì thế tăng thuế thường dẫn đến tăng giá hàng hóa, dịch vụ ở mức độ khác nhau. Mặc dù thuế suất phổ thông đề xuất tăng lên 12% không áp dụng cho nhóm lương thực, thực phẩm, y tế, giáo dục, nhưng người tiêu dùng, nhất là những người có thu nhập thấp ít nhiều vẫn bị ảnh hưởng.
Còn đối với doanh nghiệp, nếu chứng từ hóa đơn đầy đủ và hợp pháp, thì doanh nghiệp được khấu trừ VAT. Nếu có tác động đến doanh nghiệp chỉ ở khía cạnh chứng từ, hóa đơn chưa đúng quy định, doanh nghiệp không được khấu trừ thuế, doanh nghiệp sẽ đưa vào chi phí, do đó ở một chừng mực nhất định, sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp.
Hiện nay, trên 90% doanh nghiệp kê khai nộp thuế, khấu trừ thuế và quyết toán thuế qua mạng, nên số doanh nghiệp không đáp ứng được quy định về khấu trừ thuế đã hạn chế nhiều. Nhưng tăng thuế VAT, nếu thu nhập của dân cư không thay đổi, họ có thể tiết kiệm chi tiêu, điều này sẽ ảnh hưởng trở lại đối với doanh nghiệp.
Khi tăng thuế sẽ tăng nguồn thu ngân sách, có điều kiện cơ cấu lại nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế. Nhưng tăng thuế sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng. Do vậy, Bộ Tài chính cần có đánh giá đầy đủ tác động của việc điều chỉnh 5 sắc thuế đến các nhóm lợi ích dân cư khác nhau, để có sự chia sẻ và tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện chính sách thuế.
Bộ Tài chính nói rằng thuế VAT 10% của Việt Nam không theo thông lệ quốc tế, vậy VAT lên 12% là để chạy theo xu hướng chung trên thế giới?
Khi đề xuất tăng thuế VAT lên 12%, Bộ Tài chính chắc chắn phải cân nhắc trên các khía cạnh. Khi thuế thu nhập doanh nghiệp dự kiến điều chỉnh từ 20% giảm xuống 17% và 15% đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có doanh thu 50 tỷ đồng và dưới 3 tỷ đồng. Thuế thu nhập cá nhân dự kiến còn 5 bậc, mức chịu thuế thu nhập vãng lai chịu thuế từ 2 triệu đồng lên 5 triệu đồng…giả sử các yếu tố khác không thay đổi, thì nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế sẽ giảm bao nhiêu.
Tương tự, khi mở rộng cơ sở thuế đối với các sắc thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế Tài nguyên, thuế VAT…thì dự kiến sẽ tăng thu ngân sách được bao nhiêu, từ đó dự kiến mức tăng thuế để vừa đảm bảo nguồn thu và ổn định nguồn thu cho ngân sách, bảo đảm công bằng trong việc nộp thuế và có điều kiện thu hẹp độ doãng của bội chi ngân sách nhà nước.
Còn tăng thuế VAT lên 12% có phải xu hướng chung trên thế giới? Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới có xu hướng giảm thuế trực thu (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân) để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, cải thiện thu nhập của người lao động.
Khi phải cơ cấu lại nguồn thu, người ta thường điều chỉnh thuế gián thu (thuế VAT), song song với cơ cấu lại nguồn chi. Việt Nam cũng đang thực hiện theo xu hướng này. Thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 32%, xuống 20% và dự kiến đến năm 2019 xuống còn 17% và 15%. Thuế thu nhập cá nhân doãng bậc phải nộp thuế, sẽ có lợi cho người lao động có thu nhập ở mức trung bình khá và khá.
Khi bội chi ngân sách lớn, cần phải cơ cấu lại chi tiêu, tiết kiệm chi là biện pháp cấp thiết, nhưng để tăng nguồn thu ổn định hơn, Bộ Tài chính xem xét đến phương án điều chỉnh thuế gián thu - thuế VAT.
Tỷ trọng thuế VAT trong ngân sách hiện là bao nhiêu và nếu không tăng thuế VAT, thì có cách nào để giảm thâm hụt ngân sách, thưa bà?
Năm 2016, tỷ trọng thuế VAT trong tổng thu ngân sách khoảng 27%, nếu so sánh thuế VAT trong tổng thu ngân sách có thể cao hơn một số quốc gia như EU (EU trung bình là 21%). Nhưng cần lưu ý rằng chỉ so sánh ở một sắc thuế là chưa đủ, bởi để đánh giá mức thu cao hay thấp, cần xem xét đến tất cả các khoản thuế và phí trong tổng thu ngân sách và thực trạng nền kinh tế của quốc gia đó.
Năm 2016, theo số liệu của Bộ Tài chính, tỷ trọng thu thuế hàng hóa dịch vụ chiếm khoảng 47,5% tổng thu ngân sách trong khi tỷ trọng này ở Lào, Campuchia, Thái Lan và Philipines lần lượt là 55,9%; 55,5%;53,9% và 45,6%.
Đặt vấn đề có cách nào để giảm thâm hụt ngân sách, nếu không tăng thuế? Tôi cho rằng tăng thuế là một trong những giải pháp. Kinh nghiệm nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy tăng thuế không dễ có được sự đồng thuận trong xã hội, bởi nó tác động đến lợi ích của các nhóm dân cư khác nhau. Việt Nam cũng đang trong tình trạng này.
Hiện nay Bộ Tài chính đã, đang thực hiện nhiều giải pháp như: Cơ cấu lại chi tiêu ngân sách, đặc biệt là chi thường xuyên và chi trả nợ nhưng không phải một sớm một chiều khắc phục ngay những bất hợp lý; Ứng dụng công nghệ tin học trong việc thu thuế và quản lý thuế, để hạn chế thất thu, tránh và trốn thuế; Nâng cao hiệu quả chi ngân sách…
Nhưng do những bất ổn của chi ngân sách hàng chục năm để lại, ảnh hưởng lớn đến an ninh tài chính quốc gia, bên cạnh cơ cấu lại chi tiêu ngân sách là việc phải làm, thì việc mở rộng cơ sở thuế, điều chỉnh tăng, giảm 5 sắc thuế, trong đó có thuế VAT cần được tính tới.
Trong đề xuất của Bộ Tài chính, giá nước sạch sinh hoạt, dịch vụ giáo dục được đề nghị điều chỉnh từ 5% lên 10%, bà có nhận định gì về vấn đề này?
Ở Việt Nam hiện nay vẫn còn một số hàng hóa, dịch vụ chưa tính đủ chi phí vào giá thành, thuế VAT đối với một số mặt hàng vẫn được ưu đãi, trong đó có nước sinh hoạt, dịch vụ giáo dục…
Dự thảo điều chỉnh thuế VAT đối với nước sạch, thiết bị y tế, giáo dục từ 5% lên 10% theo tôi là cần thiết. Bởi lĩnh vực này đã được xã hội hóa rộng rãi từ vài năm gần đây, nhưng các doanh nghiệp vẫn chịu mức thuế suất 5%. Vì vậy điều chỉnh để đảm bảo bình đẳng với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở lĩnh vực khác đang chịu mức thuế suất là 10%.
Bà đánh giá như thế nào về tác động của tăng thuế VAT, nhận định của đại diện Bộ Tài chính cho rằng tăng VAT không ảnh hưởng đến người nghèo và thu nhập thấp?
Thuế VAT là thuế gián thu, vì thế tăng thuế thường dẫn đến tăng giá hàng hóa, dịch vụ ở mức độ khác nhau. Mặc dù thuế suất phổ thông đề xuất tăng lên 12% không áp dụng cho nhóm lương thực, thực phẩm, y tế, giáo dục, nhưng người tiêu dùng, nhất là những người có thu nhập thấp ít nhiều vẫn bị ảnh hưởng.
Còn đối với doanh nghiệp, nếu chứng từ hóa đơn đầy đủ và hợp pháp, thì doanh nghiệp được khấu trừ VAT. Nếu có tác động đến doanh nghiệp chỉ ở khía cạnh chứng từ, hóa đơn chưa đúng quy định, doanh nghiệp không được khấu trừ thuế, doanh nghiệp sẽ đưa vào chi phí, do đó ở một chừng mực nhất định, sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp.
Hiện nay, trên 90% doanh nghiệp kê khai nộp thuế, khấu trừ thuế và quyết toán thuế qua mạng, nên số doanh nghiệp không đáp ứng được quy định về khấu trừ thuế đã hạn chế nhiều. Nhưng tăng thuế VAT, nếu thu nhập của dân cư không thay đổi, họ có thể tiết kiệm chi tiêu, điều này sẽ ảnh hưởng trở lại đối với doanh nghiệp.
Khi tăng thuế sẽ tăng nguồn thu ngân sách, có điều kiện cơ cấu lại nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế. Nhưng tăng thuế sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng. Do vậy, Bộ Tài chính cần có đánh giá đầy đủ tác động của việc điều chỉnh 5 sắc thuế đến các nhóm lợi ích dân cư khác nhau, để có sự chia sẻ và tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện chính sách thuế.
Bộ Tài chính nói rằng thuế VAT 10% của Việt Nam không theo thông lệ quốc tế, vậy VAT lên 12% là để chạy theo xu hướng chung trên thế giới?
Khi đề xuất tăng thuế VAT lên 12%, Bộ Tài chính chắc chắn phải cân nhắc trên các khía cạnh. Khi thuế thu nhập doanh nghiệp dự kiến điều chỉnh từ 20% giảm xuống 17% và 15% đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có doanh thu 50 tỷ đồng và dưới 3 tỷ đồng. Thuế thu nhập cá nhân dự kiến còn 5 bậc, mức chịu thuế thu nhập vãng lai chịu thuế từ 2 triệu đồng lên 5 triệu đồng…giả sử các yếu tố khác không thay đổi, thì nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế sẽ giảm bao nhiêu.
Tương tự, khi mở rộng cơ sở thuế đối với các sắc thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế Tài nguyên, thuế VAT…thì dự kiến sẽ tăng thu ngân sách được bao nhiêu, từ đó dự kiến mức tăng thuế để vừa đảm bảo nguồn thu và ổn định nguồn thu cho ngân sách, bảo đảm công bằng trong việc nộp thuế và có điều kiện thu hẹp độ doãng của bội chi ngân sách nhà nước.
Còn tăng thuế VAT lên 12% có phải xu hướng chung trên thế giới? Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới có xu hướng giảm thuế trực thu (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân) để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, cải thiện thu nhập của người lao động.
Khi phải cơ cấu lại nguồn thu, người ta thường điều chỉnh thuế gián thu (thuế VAT), song song với cơ cấu lại nguồn chi. Việt Nam cũng đang thực hiện theo xu hướng này. Thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 32%, xuống 20% và dự kiến đến năm 2019 xuống còn 17% và 15%. Thuế thu nhập cá nhân doãng bậc phải nộp thuế, sẽ có lợi cho người lao động có thu nhập ở mức trung bình khá và khá.
Khi bội chi ngân sách lớn, cần phải cơ cấu lại chi tiêu, tiết kiệm chi là biện pháp cấp thiết, nhưng để tăng nguồn thu ổn định hơn, Bộ Tài chính xem xét đến phương án điều chỉnh thuế gián thu - thuế VAT.
Tỷ trọng thuế VAT trong ngân sách hiện là bao nhiêu và nếu không tăng thuế VAT, thì có cách nào để giảm thâm hụt ngân sách, thưa bà?
Năm 2016, tỷ trọng thuế VAT trong tổng thu ngân sách khoảng 27%, nếu so sánh thuế VAT trong tổng thu ngân sách có thể cao hơn một số quốc gia như EU (EU trung bình là 21%). Nhưng cần lưu ý rằng chỉ so sánh ở một sắc thuế là chưa đủ, bởi để đánh giá mức thu cao hay thấp, cần xem xét đến tất cả các khoản thuế và phí trong tổng thu ngân sách và thực trạng nền kinh tế của quốc gia đó.
Năm 2016, theo số liệu của Bộ Tài chính, tỷ trọng thu thuế hàng hóa dịch vụ chiếm khoảng 47,5% tổng thu ngân sách trong khi tỷ trọng này ở Lào, Campuchia, Thái Lan và Philipines lần lượt là 55,9%; 55,5%;53,9% và 45,6%.
Đặt vấn đề có cách nào để giảm thâm hụt ngân sách, nếu không tăng thuế? Tôi cho rằng tăng thuế là một trong những giải pháp. Kinh nghiệm nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy tăng thuế không dễ có được sự đồng thuận trong xã hội, bởi nó tác động đến lợi ích của các nhóm dân cư khác nhau. Việt Nam cũng đang trong tình trạng này.
Hiện nay Bộ Tài chính đã, đang thực hiện nhiều giải pháp như: Cơ cấu lại chi tiêu ngân sách, đặc biệt là chi thường xuyên và chi trả nợ nhưng không phải một sớm một chiều khắc phục ngay những bất hợp lý; Ứng dụng công nghệ tin học trong việc thu thuế và quản lý thuế, để hạn chế thất thu, tránh và trốn thuế; Nâng cao hiệu quả chi ngân sách…
Nhưng do những bất ổn của chi ngân sách hàng chục năm để lại, ảnh hưởng lớn đến an ninh tài chính quốc gia, bên cạnh cơ cấu lại chi tiêu ngân sách là việc phải làm, thì việc mở rộng cơ sở thuế, điều chỉnh tăng, giảm 5 sắc thuế, trong đó có thuế VAT cần được tính tới.
Trong đề xuất của Bộ Tài chính, giá nước sạch sinh hoạt, dịch vụ giáo dục được đề nghị điều chỉnh từ 5% lên 10%, bà có nhận định gì về vấn đề này?
Ở Việt Nam hiện nay vẫn còn một số hàng hóa, dịch vụ chưa tính đủ chi phí vào giá thành, thuế VAT đối với một số mặt hàng vẫn được ưu đãi, trong đó có nước sinh hoạt, dịch vụ giáo dục…
Dự thảo điều chỉnh thuế VAT đối với nước sạch, thiết bị y tế, giáo dục từ 5% lên 10% theo tôi là cần thiết. Bởi lĩnh vực này đã được xã hội hóa rộng rãi từ vài năm gần đây, nhưng các doanh nghiệp vẫn chịu mức thuế suất 5%. Vì vậy điều chỉnh để đảm bảo bình đẳng với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở lĩnh vực khác đang chịu mức thuế suất là 10%.