Thể chế kinh tế: 30 năm hội nhập, vẫn chưa đột phá
“Câu chuyện đột phá thể chế nghe 30 năm nay vẫn như thế, chưa biết bao giờ mới có thể thực sự đột phá?”
“Câu chuyện đột phá thể chế nghe 30 năm nay vẫn như thế, chưa biết bao giờ mới có thể thực sự đột phá?”, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan phát biểu tại hội thảo “Hội nhập kinh tế quốc tế, 30 năm nhìn lại”, do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với tạp chí Cộng sản, Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức ngày 6/12.
Ông Vũ Khoan nêu lên một thực tế rằng sau gần 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định về hội nhập, cái gì cũng khá lên như tổng lực của đất nước có tăng lên, thể chế cũng đã khá lên... nhưng tụt hậu vẫn hoàn tụt hậu.
Nguyên Phó thủ tướng phân tích, nội lực về kinh tế của nước ta chưa tương xứng tiềm năng, thậm chí có thể nói là đang tụt hậu so với thế giới. Thể chế kinh tế tuy đã khá lên nhưng vẫn còn lạc hậu, không theo kịp được hội nhập. Nhiều thể chế quốc tế còn chưa tiếp cận được.
Chẳng hạn, tính nợ xấu của Việt Nam chưa giống chuẩn quốc tế. Xác định nợ công cũng không giống chuẩn quốc tế... Phương thức quản lý từ nền kinh tế chuyển đổi trong nước sang quản lý nền kinh tế hội nhập quốc tế cũng tỏ ra đuối sức.
Hay như doanh nghiệp nhỏ và vừa đúng ra phải là lực lượng rất quan trọng, nhưng do kinh tế trong nước khó khăn, lực của khối doanh nghiệp này yếu nên lúng túng trong hội nhập. Còn doanh nghiệp nhà nước lớn hơn nhưng hiệu quả chưa tương xứng và do độc quyền, nên nhiều doanh nghiệp không muốn hội nhập...
“Cần phải xây dựng một liên kết các cam kết hội nhập vào một thể thống nhất, trong đó nêu rõ ưu tiên về khu vực, đối tượng. Còn nếu làm ào ào chung chung, được sẽ hạn chế, mất sẽ khó lường. Hội nhập toàn diện lấy kinh tế làm trung tâm, nhưng không nhất thiết chỗ nào kinh tế cũng là trung tâm, mà cần linh hoạt”, nguyên Phó thủ tướng nói.
“Tức là, có khu vực kinh tế phải là trung tâm, có khu vực chính trị phải là trung tâm. Hội nhập phải xoáy mạnh vào việc đổi mới mô hình tăng trưởng để mô hình phát triển của Việt Nam đạt hiệu quả chất lượng vượt bậc. Phải thay đổi cấu trúc, nhưng kết quả cuối cùng phải là năng suất lao động và hiệu quả. Tức là hội nhập phải đạt năng suất, hiệu quả cao. Nếu hội nhập vẫn hướng vào nền kinh tế gia công thì sẽ thất bại”, ông Vũ Khoan đề xuất.
Ở tầm nhìn bao quát chung, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ chỉ ra một loạt những hạn chế, như hội nhập kinh tế quốc tế chưa gắn kết chặt chẽ với yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển kinh tế, chưa gắn với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế. Các lợi ích quốc gia thu được từ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế còn chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước...
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế. Hiện Việt Nam đã tham gia vào chuỗi giá trị có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, nổi bật nhất là chuỗi giá trị lương thực và an ninh lương thực; chuỗi giá trị năng lượng và an ninh năng lượng và chuỗi giá trị hàng dệt may và da giầy...
Tuy nhiên, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Thương mại - Việt Nam - Hoa Kỳ, ông Nguyễn Đình Lương cho rằng, hội nhập kinh tế là kết nối toàn cầu hóa, là dòng chảy của thời đại. Việt Nam không phải là nơi đi qua dòng chảy để dò xét trong hay đục.
Mà quan trọng phải biết nền kinh tế Việt Nam xây dựng độc lập tự chủ kinh tế được hiểu theo nghĩa nào, toàn cầu hóa kinh tế đem lại sản phẩm cho mọi thời đại, nếu Việt Nam không “ thò chân” được vào nền kinh tế Mỹ hay châu Âu thì không thể có nền kinh tế độc lập, ông nhấn mạnh.
Ông Vũ Khoan nêu lên một thực tế rằng sau gần 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định về hội nhập, cái gì cũng khá lên như tổng lực của đất nước có tăng lên, thể chế cũng đã khá lên... nhưng tụt hậu vẫn hoàn tụt hậu.
Nguyên Phó thủ tướng phân tích, nội lực về kinh tế của nước ta chưa tương xứng tiềm năng, thậm chí có thể nói là đang tụt hậu so với thế giới. Thể chế kinh tế tuy đã khá lên nhưng vẫn còn lạc hậu, không theo kịp được hội nhập. Nhiều thể chế quốc tế còn chưa tiếp cận được.
Chẳng hạn, tính nợ xấu của Việt Nam chưa giống chuẩn quốc tế. Xác định nợ công cũng không giống chuẩn quốc tế... Phương thức quản lý từ nền kinh tế chuyển đổi trong nước sang quản lý nền kinh tế hội nhập quốc tế cũng tỏ ra đuối sức.
Hay như doanh nghiệp nhỏ và vừa đúng ra phải là lực lượng rất quan trọng, nhưng do kinh tế trong nước khó khăn, lực của khối doanh nghiệp này yếu nên lúng túng trong hội nhập. Còn doanh nghiệp nhà nước lớn hơn nhưng hiệu quả chưa tương xứng và do độc quyền, nên nhiều doanh nghiệp không muốn hội nhập...
“Cần phải xây dựng một liên kết các cam kết hội nhập vào một thể thống nhất, trong đó nêu rõ ưu tiên về khu vực, đối tượng. Còn nếu làm ào ào chung chung, được sẽ hạn chế, mất sẽ khó lường. Hội nhập toàn diện lấy kinh tế làm trung tâm, nhưng không nhất thiết chỗ nào kinh tế cũng là trung tâm, mà cần linh hoạt”, nguyên Phó thủ tướng nói.
“Tức là, có khu vực kinh tế phải là trung tâm, có khu vực chính trị phải là trung tâm. Hội nhập phải xoáy mạnh vào việc đổi mới mô hình tăng trưởng để mô hình phát triển của Việt Nam đạt hiệu quả chất lượng vượt bậc. Phải thay đổi cấu trúc, nhưng kết quả cuối cùng phải là năng suất lao động và hiệu quả. Tức là hội nhập phải đạt năng suất, hiệu quả cao. Nếu hội nhập vẫn hướng vào nền kinh tế gia công thì sẽ thất bại”, ông Vũ Khoan đề xuất.
Ở tầm nhìn bao quát chung, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ chỉ ra một loạt những hạn chế, như hội nhập kinh tế quốc tế chưa gắn kết chặt chẽ với yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển kinh tế, chưa gắn với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế. Các lợi ích quốc gia thu được từ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế còn chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước...
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế. Hiện Việt Nam đã tham gia vào chuỗi giá trị có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, nổi bật nhất là chuỗi giá trị lương thực và an ninh lương thực; chuỗi giá trị năng lượng và an ninh năng lượng và chuỗi giá trị hàng dệt may và da giầy...
Tuy nhiên, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Thương mại - Việt Nam - Hoa Kỳ, ông Nguyễn Đình Lương cho rằng, hội nhập kinh tế là kết nối toàn cầu hóa, là dòng chảy của thời đại. Việt Nam không phải là nơi đi qua dòng chảy để dò xét trong hay đục.
Mà quan trọng phải biết nền kinh tế Việt Nam xây dựng độc lập tự chủ kinh tế được hiểu theo nghĩa nào, toàn cầu hóa kinh tế đem lại sản phẩm cho mọi thời đại, nếu Việt Nam không “ thò chân” được vào nền kinh tế Mỹ hay châu Âu thì không thể có nền kinh tế độc lập, ông nhấn mạnh.