Thủ tướng: “Làm kinh doanh mới thấy nhiều vướng mắc vô lý”
Thủ tướng chỉ đạo ngành công thương phải nỗ lực hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
“Các đồng chí thử đi làm doanh nghiệp, đi làm kinh doanh như người dân thì các đồng chí sẽ thấy rất nhiều vướng mắc rất vô lý…”
Phát biểu trên được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra tại buổi làm việc với Bộ Công Thương, chiều 2/10.
Tại hội nghị, bên cạnh ghi nhận những kết quả mà ngành công thương đạt được, Thủ tướng đề nghị tiếp tục nỗ lực, phát huy kết quả đạt được, khắc phục mọi hạn chế, yếu kém, phấn đấu đạt cao nhất và vượt các chỉ tiêu kế hoạch mà ngành đã đề ra”.
Người đứng đầu Chính phủ cũng đặt ra 5 yêu cầu mà ngành công thương phải tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong thời gian tới, bao gồm rà soát, xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách theo hướng kinh tế thị trường, cạnh tranh, công khai, minh bạch, không bao cấp để đảm bảo phân bổ nguồn lực tốt hơn; sản xuất, kinh doanh, đầu tư cũng như cạnh tranh, hội nhập hiệu quả hơn.
“Các đồng chí thử đi làm doanh nghiệp, đi làm kinh doanh như người dân thì các đồng chí sẽ thấy rất nhiều vướng mắc rất vô lý. Những vướng mắc hoàn toàn có thể sửa được mà không mất tiền bạc. Chúng ta phải sửa đổi vì cuộc sống đòi hỏi, phải sửa vì thực tiễn cuộc sống đã phát triển và vượt qua tất cả các quy định cũ của chúng ta”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng yêu cầu ngành công thương tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư, xuất khẩu; đồng thời đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế gồm cân đối điện, than và xăng dầu.
Cùng với đó các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ phải kiên quyết, mạnh mẽ, khẩn trương thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp, cổ phần hóa. Thủ tướng cho rằng chủ trương, nghị quyết, luật pháp, cơ chế, chính sách cũng như mô hình về cổ phần hóa đã có hết rồi, vấn đề là có thực hiện hay không thực hiện.
“Vấn đề không phải là bán cổ phần để nhà nước thu bao nhiêu tiền về, mà quan trọng hơn là chúng ta có những doanh nghiệp hiệu quả hơn và từ đó mới có nền kinh tế cạnh tranh hơn, hiệu quả hơn”.
Cuối cùng, Thủ tướng yêu cầu ngành công thương quan tâm đến công tác cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính. Thủ tướng hoan nghênh Bộ Công Thương ngay trong tuần tới sẽ ký ban hành Thông tư quy định về thủ tục tiếp cận điện năng và Thông tư này và giúp thời gian làm thủ tục tiếp cận điện của doanh nghiệp giảm từ 132 ngày hiện nay xuống còn 36 ngày.
“Thủ tục gì không cần thiết, gây khó khăn, cản trở, phiền hà cho người dân, cho doanh nghiệp phải rà soát để sửa đổi và loại bỏ”, Thủ tướng yêu cầu.
Phát biểu trên được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra tại buổi làm việc với Bộ Công Thương, chiều 2/10.
Tại hội nghị, bên cạnh ghi nhận những kết quả mà ngành công thương đạt được, Thủ tướng đề nghị tiếp tục nỗ lực, phát huy kết quả đạt được, khắc phục mọi hạn chế, yếu kém, phấn đấu đạt cao nhất và vượt các chỉ tiêu kế hoạch mà ngành đã đề ra”.
Người đứng đầu Chính phủ cũng đặt ra 5 yêu cầu mà ngành công thương phải tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong thời gian tới, bao gồm rà soát, xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách theo hướng kinh tế thị trường, cạnh tranh, công khai, minh bạch, không bao cấp để đảm bảo phân bổ nguồn lực tốt hơn; sản xuất, kinh doanh, đầu tư cũng như cạnh tranh, hội nhập hiệu quả hơn.
“Các đồng chí thử đi làm doanh nghiệp, đi làm kinh doanh như người dân thì các đồng chí sẽ thấy rất nhiều vướng mắc rất vô lý. Những vướng mắc hoàn toàn có thể sửa được mà không mất tiền bạc. Chúng ta phải sửa đổi vì cuộc sống đòi hỏi, phải sửa vì thực tiễn cuộc sống đã phát triển và vượt qua tất cả các quy định cũ của chúng ta”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng yêu cầu ngành công thương tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư, xuất khẩu; đồng thời đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế gồm cân đối điện, than và xăng dầu.
Cùng với đó các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ phải kiên quyết, mạnh mẽ, khẩn trương thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp, cổ phần hóa. Thủ tướng cho rằng chủ trương, nghị quyết, luật pháp, cơ chế, chính sách cũng như mô hình về cổ phần hóa đã có hết rồi, vấn đề là có thực hiện hay không thực hiện.
“Vấn đề không phải là bán cổ phần để nhà nước thu bao nhiêu tiền về, mà quan trọng hơn là chúng ta có những doanh nghiệp hiệu quả hơn và từ đó mới có nền kinh tế cạnh tranh hơn, hiệu quả hơn”.
Cuối cùng, Thủ tướng yêu cầu ngành công thương quan tâm đến công tác cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính. Thủ tướng hoan nghênh Bộ Công Thương ngay trong tuần tới sẽ ký ban hành Thông tư quy định về thủ tục tiếp cận điện năng và Thông tư này và giúp thời gian làm thủ tục tiếp cận điện của doanh nghiệp giảm từ 132 ngày hiện nay xuống còn 36 ngày.
“Thủ tục gì không cần thiết, gây khó khăn, cản trở, phiền hà cho người dân, cho doanh nghiệp phải rà soát để sửa đổi và loại bỏ”, Thủ tướng yêu cầu.