Thủ tướng: Phải tôn vinh các doanh nghiệp có nhiều đóng góp
“Làm sao chấm dứt hình thức, đi vào thực chất là vấn đề đặt ra rất lớn”, Thủ tướng nói
“Người tốt thì họ có lòng tự trọng. Họ không đi xin được khen, mà chính chúng ta phải đến tìm họ để khen, biểu dương kịp thời, với hình thức thích hợp”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương hôm 23/2.
Ông nói, công tác thi đua khen thưởng không chỉ tôn vinh những cá nhân tốt, cách làm hay, mà còn là một thiết chế tinh thần quan trọng, góp phần cùng thiết chế pháp luật để quản lý xã hội.
Xây dựng xã hội văn minh tiến bộ thì phải có pháp luật tốt, thể chế tốt, đồng thời cũng cần có các cuộc vận động đề cao giá trị đạo đức, chuẩn mực văn minh tiến bộ.
Nhấn mạnh có nhiều chương trình thiết thực đã được phát động trong năm 2016, tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra các mặt tồn tại, bất cập của công tác thi đua khen thưởng, như nhiều nơi “đã phát nhưng chưa động”, hoặc chưa động nhiều, một số nơi hình thức còn nặng hơn nội dung, có trường hợp khen chưa sát, chưa đúng.
Người đứng đầu Chính phủ lưu ý, các phong trào thi đua phải có mục tiêu thiết thực, cụ thể, “đừng có hô hào suông mà phải gắn với thực tiễn cuộc sống”.
“Làm sao chấm dứt hình thức, đi vào thực chất là vấn đề đặt ra rất lớn”, Thủ tướng nói.
Với mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, theo Thủ tướng, phải chú trọng khen thưởng, tôn vinh doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội, cho cộng đồng, giải quyết việc làm, đặc biệt là khuyến khích khởi nghiệp, nhất là trong lớp trẻ, thanh niên nông thôn.
Trước đó, tại hội nghị tổng kết công tác năm 2016 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cũng đã chỉ đạo: “Khen thưởng xứng đáng cho các tập thể, cá nhân có thành tích thực sự, không để tình trạng các tập thể, cá nhân sai phạm, vi phạm pháp luật mà vẫn được đề xuất khen thưởng dưới mọi hình thức”.
Ông nói, công tác thi đua khen thưởng không chỉ tôn vinh những cá nhân tốt, cách làm hay, mà còn là một thiết chế tinh thần quan trọng, góp phần cùng thiết chế pháp luật để quản lý xã hội.
Xây dựng xã hội văn minh tiến bộ thì phải có pháp luật tốt, thể chế tốt, đồng thời cũng cần có các cuộc vận động đề cao giá trị đạo đức, chuẩn mực văn minh tiến bộ.
Nhấn mạnh có nhiều chương trình thiết thực đã được phát động trong năm 2016, tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra các mặt tồn tại, bất cập của công tác thi đua khen thưởng, như nhiều nơi “đã phát nhưng chưa động”, hoặc chưa động nhiều, một số nơi hình thức còn nặng hơn nội dung, có trường hợp khen chưa sát, chưa đúng.
Người đứng đầu Chính phủ lưu ý, các phong trào thi đua phải có mục tiêu thiết thực, cụ thể, “đừng có hô hào suông mà phải gắn với thực tiễn cuộc sống”.
“Làm sao chấm dứt hình thức, đi vào thực chất là vấn đề đặt ra rất lớn”, Thủ tướng nói.
Với mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, theo Thủ tướng, phải chú trọng khen thưởng, tôn vinh doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội, cho cộng đồng, giải quyết việc làm, đặc biệt là khuyến khích khởi nghiệp, nhất là trong lớp trẻ, thanh niên nông thôn.
Trước đó, tại hội nghị tổng kết công tác năm 2016 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cũng đã chỉ đạo: “Khen thưởng xứng đáng cho các tập thể, cá nhân có thành tích thực sự, không để tình trạng các tập thể, cá nhân sai phạm, vi phạm pháp luật mà vẫn được đề xuất khen thưởng dưới mọi hình thức”.