Thủ tướng: “Việt Nam dứt khoát không để vỡ nợ”
Người đứng đầu Chính phủ có những chỉ đạo quan trọng về tình hình đầu tư công và các phương án đảm bảo nợ công
“Phải căn cứ vào bảo đảm nợ công rồi mới tính phát hành trái phiếu thế nào để có nguồn vốn bổ sung cho đầu tư phát triển, nhưng đồng thời giữ vững an toàn cho nền tài chính quốc gia”.
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến lĩnh vực đầu tư công và đảm bảo an toàn nợ công tại hội nghị ngành kế hoạch và đầu tư tổ chức tại Đà Nẵng hôm 7/8 vừa qua.
Tại hội nghị, người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo, để triển khai đầu tư công trung hạn thì nguồn vốn cũng phải trung hạn. Trước hết, Trung ương và các tỉnh, thành phải bố trí đầu tư ngân sách trung hạn vào những khâu đột phá để tạo điều kiện cho phát triển.
Theo Thủ tướng, hiện nay các bộ, ngành phải thực hiện theo Luật Ngân sách hiện hành, nhưng sắp tới sửa Luật Ngân sách cũng phải tính kế hoạch trung hạn trong chi đầu tư của ngân sách theo hướng năm sau cao hơn năm trước 10%. Bên cạnh đó là nguồn trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương, nguồn ODA và nguồn vay ưu đãi.
“Việt Nam dứt khoát không để vỡ nợ, phải bố trí đủ để trả nợ, chủ yếu là trả nợ phần đầu tư xây dựng trước. Trái phiếu cũng phải tính 5 năm. Tổng trái phiếu Chính phủ và địa phương chúng tôi sẽ tính kỹ, căn cứ vào bảo đảm nợ công rồi mới tính phát hành trái phiếu thế nào để có nguồn vốn bổ sung cho đầu tư phát triển nhưng đồng thời giữ vững an toàn cho nền tài chính quốc gia”, Thủ tướng khẳng định.
Thủ tướng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, muốn thúc đẩy tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc cho ổn định vĩ mô và tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, cần tập trung huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Vốn đầu tư công giai đoạn tới sẽ chỉ tập trung cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, những công trình quan trọng thiết yếu phục vụ nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế và đời sống của người dân, theo hướng xã hội hoá để tăng nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng số dư nợ công đến ngày 31/12/2013 ở mức 1.913 nghìn tỷ đồng, trong đó dư nợ Chính phủ ở mức 1.488 tỷ nghìn đồng, bằng 41,5% GDP.
Cũng tính đến cuối năm 2013, tổng số dự án được cấp bảo lãnh vay nước ngoài là 104 dự án, trong đó có 23 dự án đã kết thúc trả nợ, còn 81 dự án vẫn đang trong giai đoạn được bảo lãnh. Các dự án này chủ yếu thuộc các lĩnh vực điện, hàng không, xi măng, dầu khí…Tổng số vốn vay nước ngoài được bảo lãnh Chính phủ giải ngân trong năm 2013 là 52.340 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2012.
Bộ Tài chính cho biết, theo số tuyệt đối, nợ công trong những năm gần đây có xu hướng tăng. Tuy nhiên, nếu so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ lệ thay đổi không nhiều. Tỷ lệ nợ công trên GDP qua các năm là 51,7% (2010), 50,1% (2011), 50,8% (2012) và 54,1% (ước tính 2013).
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến lĩnh vực đầu tư công và đảm bảo an toàn nợ công tại hội nghị ngành kế hoạch và đầu tư tổ chức tại Đà Nẵng hôm 7/8 vừa qua.
Tại hội nghị, người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo, để triển khai đầu tư công trung hạn thì nguồn vốn cũng phải trung hạn. Trước hết, Trung ương và các tỉnh, thành phải bố trí đầu tư ngân sách trung hạn vào những khâu đột phá để tạo điều kiện cho phát triển.
Theo Thủ tướng, hiện nay các bộ, ngành phải thực hiện theo Luật Ngân sách hiện hành, nhưng sắp tới sửa Luật Ngân sách cũng phải tính kế hoạch trung hạn trong chi đầu tư của ngân sách theo hướng năm sau cao hơn năm trước 10%. Bên cạnh đó là nguồn trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương, nguồn ODA và nguồn vay ưu đãi.
“Việt Nam dứt khoát không để vỡ nợ, phải bố trí đủ để trả nợ, chủ yếu là trả nợ phần đầu tư xây dựng trước. Trái phiếu cũng phải tính 5 năm. Tổng trái phiếu Chính phủ và địa phương chúng tôi sẽ tính kỹ, căn cứ vào bảo đảm nợ công rồi mới tính phát hành trái phiếu thế nào để có nguồn vốn bổ sung cho đầu tư phát triển nhưng đồng thời giữ vững an toàn cho nền tài chính quốc gia”, Thủ tướng khẳng định.
Thủ tướng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, muốn thúc đẩy tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc cho ổn định vĩ mô và tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, cần tập trung huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Vốn đầu tư công giai đoạn tới sẽ chỉ tập trung cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, những công trình quan trọng thiết yếu phục vụ nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế và đời sống của người dân, theo hướng xã hội hoá để tăng nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng số dư nợ công đến ngày 31/12/2013 ở mức 1.913 nghìn tỷ đồng, trong đó dư nợ Chính phủ ở mức 1.488 tỷ nghìn đồng, bằng 41,5% GDP.
Cũng tính đến cuối năm 2013, tổng số dự án được cấp bảo lãnh vay nước ngoài là 104 dự án, trong đó có 23 dự án đã kết thúc trả nợ, còn 81 dự án vẫn đang trong giai đoạn được bảo lãnh. Các dự án này chủ yếu thuộc các lĩnh vực điện, hàng không, xi măng, dầu khí…Tổng số vốn vay nước ngoài được bảo lãnh Chính phủ giải ngân trong năm 2013 là 52.340 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2012.
Bộ Tài chính cho biết, theo số tuyệt đối, nợ công trong những năm gần đây có xu hướng tăng. Tuy nhiên, nếu so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ lệ thay đổi không nhiều. Tỷ lệ nợ công trên GDP qua các năm là 51,7% (2010), 50,1% (2011), 50,8% (2012) và 54,1% (ước tính 2013).