Tổng nợ tập đoàn, tổng công ty Nhà nước vượt 1,5 triệu tỷ đồng
Dẫn đầu về con số tuyệt đối nợ phải thu khó đòi là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, với 2.856 tỷ đồng
Tổng nợ của tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã vượt 1,5 triệu tỷ đồng, trong khi nợ phải thu khó đòi là 10.329 tỷ đồng.
Đây là một trong nhiều thông tin đáng chú ý tại báo cáo mới nhất của Chính phủ về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2013 của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước.
Báo cáo này do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa ủy quyền Thủ tướng ký.
Tổng tài sản gần 2,87 triệu tỷ đồng
Theo báo cáo, kết thúc năm tài chính 2013, có 796 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó có 8 tập đoàn kinh tế, 100 tổng công ty Nhà nước (không bao gồm Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam).
Đều so sánh với năm 2012, Chính phủ cho biết tổng tài sản của các doanh nghiệp là 2.869.120 tỷ đồng, tăng 12%, vốn chủ sở hữu là 1.145.564 tỷ đồng, tăng 15%.
Với mức tăng 23%, số tiền nộp ngân sách của các doanh nghiệp năm 2013 là 276.063 tỷ đồng.
Chỉ tăng 1% là tổng doanh thu với 1.709.134 tỷ đồng, riêng khối 8 tập đoàn đạt 989.184 tỷ đồng, tăng 8%.
Với 181.530 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp tăng 15%. Riêng khối 8 tập đoàn, lợi nhuận đạt 137.648 tỷ đồng, tăng 14% so và chiếm 76% tổng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp toàn quốc.
Dầu khí dẫn đầu về nợ khó đòi
Chuyển sang tình hình tài chính của riêng các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ - công ty con, Bộ trường Dũng cho biết, năm 2013, số liệu báo cáo hợp nhất về tổng tài sản của khối này là 2.639.916 tỷ đồng, tăng 10,8% so với thực hiện năm 2012.
Cũng tăng nhẹ so với năm trước là tổng nợ phải thu với 298.645 tỷ đồng, bằng 11,3% tổng tài sản, tăng 1,6%. Nhưng tỷ lệ nợ phải thu khó đòi lại tăng đến 15,8%.
Dẫn đầu về con số tuyệt đối nợ phải thu khó đòi là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam với 2.856 tỷ đồng. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 890 tỷ đồng, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam 678 tỷ đồng...
Báo cáo cũng điểm danh những công ty mẹ có nợ phải thu khó đòi trong giá trị tuyệt đối không lớn, nhưng tỷ lệ phải thu khó đòi/tổng nợ phải thu đang ở mức rất cao.
Đó là Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp Ôtô Việt Nam có nợ phải thu khó đòi là 11 tỷ đồng, chiếm 59% tổng nợ phải thu. Công ty mẹ - Tổng công ty Chè Việt Nam có nợ phải thu khó đòi 29.187 tỷ đồng, chiếm 59% tổng nợ phải thu...
Nợ phải thu khó đòi và tỷ lệ nợ phải thu khó đòi/tổng tài sản ở mức cao tập trung chủ yếu ở ngành xây dựng, nông nghiệp, báo cáo nêu rõ.
Nợ trong nước chiếm hơn 43% tổng nợ phải trả
Vẫn theo báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty, thì tổng số nợ phải trả là 1.514.915 tỷ đồng, tăng 9%.
Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2013 là 1,45 lần, có 41 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả/bốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần.
Nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng của các tập đoàn, tổng công ty là 489.260 tỷ đồng, tăng 12,3% so với thực hiện năm 2012 còn nợ nước ngoài là 325.936 tỷ đồng.
Nói sâu hơn về nợ nước ngoài, Chính phủ cho biết số vay ngắn hạn là 36.150 tỷ đồng, vay dài hạn là 289.785 tỷ đồng.
Trong đó, vay lại vốn ODA của Chính phủ là 125.061 tỷ đồng, vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 122.543 tỷ đồng, còn lại các tập đoàn, tổng công ty tự vay, tự trả.
Với tổng số vay nợ trong nước chiếm 43,23% tổng nợ phải trả, hệ số nợ tổng quát bình quân là 0,57 lần và hệ số khả năng thanh toán tổng quát bình quân năm 2013 là 1,74 lần, Chính phủ đánh giá các tập đoàn, tổng công ty đang hoạt động phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn vay và hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn.
Đã thoái hơn 2.300 tỷ đồng vốn đầu tư “tay trái”
Dành một phần dung lượng cho tình hình đầu tư “tay trái”, báo cáo cập nhật đến 31/12/2013, các công ty mẹ còn đầu tư tại các lĩnh vực: chứng khoán 957 tỷ đồng; quỹ đầu tư 549 tỷ đồng; bảo hiểm 1.498 tỷ đồng; ngân hàng, tài chính 16.101 tỷ đồng; bất động sản 13.176 tỷ đồng.
Tổng giá trị các khoản đầu tư nêu trên nếu xét trên báo cáo hợp nhất của tập đoàn, tổng công ty chiếm 3,38% vốn chủ sở hữu (1,33% tổng tài sản), nhưng xét trên báo cáo của công ty mẹ chiếm 3,37% vốn chủ sở hữu (1,88% tổng tài sản), báo cáo tiếp tục phân tích.
Riêng với thoái vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, Bộ trưởng Dũng nêu số liệu 10 tháng năm 2014, giá trị thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty ước đạt 2.415 tỷ đồng, ước thực hiện trong tháng 10/2014 là 114,863 tỷ đồng.
Trong đó, tính đến 30/9/2014, các tập đoàn, tổng công ty đã thực hiện thoái vốn được 2.300,137 tỷ đồng.
Cụ thể: chứng khoán 89,6 tỷ đồng, ngân hàng, tài chính 2.029,918 tỷ đồng, bảo hiểm 104,573 tỷ đồng và quỹ đầu tư là 76 tỷ đồng.
Đây là một trong nhiều thông tin đáng chú ý tại báo cáo mới nhất của Chính phủ về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2013 của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước.
Báo cáo này do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa ủy quyền Thủ tướng ký.
Tổng tài sản gần 2,87 triệu tỷ đồng
Theo báo cáo, kết thúc năm tài chính 2013, có 796 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó có 8 tập đoàn kinh tế, 100 tổng công ty Nhà nước (không bao gồm Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam).
Đều so sánh với năm 2012, Chính phủ cho biết tổng tài sản của các doanh nghiệp là 2.869.120 tỷ đồng, tăng 12%, vốn chủ sở hữu là 1.145.564 tỷ đồng, tăng 15%.
Với mức tăng 23%, số tiền nộp ngân sách của các doanh nghiệp năm 2013 là 276.063 tỷ đồng.
Chỉ tăng 1% là tổng doanh thu với 1.709.134 tỷ đồng, riêng khối 8 tập đoàn đạt 989.184 tỷ đồng, tăng 8%.
Với 181.530 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp tăng 15%. Riêng khối 8 tập đoàn, lợi nhuận đạt 137.648 tỷ đồng, tăng 14% so và chiếm 76% tổng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp toàn quốc.
Dầu khí dẫn đầu về nợ khó đòi
Chuyển sang tình hình tài chính của riêng các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ - công ty con, Bộ trường Dũng cho biết, năm 2013, số liệu báo cáo hợp nhất về tổng tài sản của khối này là 2.639.916 tỷ đồng, tăng 10,8% so với thực hiện năm 2012.
Cũng tăng nhẹ so với năm trước là tổng nợ phải thu với 298.645 tỷ đồng, bằng 11,3% tổng tài sản, tăng 1,6%. Nhưng tỷ lệ nợ phải thu khó đòi lại tăng đến 15,8%.
Dẫn đầu về con số tuyệt đối nợ phải thu khó đòi là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam với 2.856 tỷ đồng. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 890 tỷ đồng, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam 678 tỷ đồng...
Báo cáo cũng điểm danh những công ty mẹ có nợ phải thu khó đòi trong giá trị tuyệt đối không lớn, nhưng tỷ lệ phải thu khó đòi/tổng nợ phải thu đang ở mức rất cao.
Đó là Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp Ôtô Việt Nam có nợ phải thu khó đòi là 11 tỷ đồng, chiếm 59% tổng nợ phải thu. Công ty mẹ - Tổng công ty Chè Việt Nam có nợ phải thu khó đòi 29.187 tỷ đồng, chiếm 59% tổng nợ phải thu...
Nợ phải thu khó đòi và tỷ lệ nợ phải thu khó đòi/tổng tài sản ở mức cao tập trung chủ yếu ở ngành xây dựng, nông nghiệp, báo cáo nêu rõ.
Nợ trong nước chiếm hơn 43% tổng nợ phải trả
Vẫn theo báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty, thì tổng số nợ phải trả là 1.514.915 tỷ đồng, tăng 9%.
Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2013 là 1,45 lần, có 41 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả/bốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần.
Nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng của các tập đoàn, tổng công ty là 489.260 tỷ đồng, tăng 12,3% so với thực hiện năm 2012 còn nợ nước ngoài là 325.936 tỷ đồng.
Nói sâu hơn về nợ nước ngoài, Chính phủ cho biết số vay ngắn hạn là 36.150 tỷ đồng, vay dài hạn là 289.785 tỷ đồng.
Trong đó, vay lại vốn ODA của Chính phủ là 125.061 tỷ đồng, vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 122.543 tỷ đồng, còn lại các tập đoàn, tổng công ty tự vay, tự trả.
Với tổng số vay nợ trong nước chiếm 43,23% tổng nợ phải trả, hệ số nợ tổng quát bình quân là 0,57 lần và hệ số khả năng thanh toán tổng quát bình quân năm 2013 là 1,74 lần, Chính phủ đánh giá các tập đoàn, tổng công ty đang hoạt động phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn vay và hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn.
Đã thoái hơn 2.300 tỷ đồng vốn đầu tư “tay trái”
Dành một phần dung lượng cho tình hình đầu tư “tay trái”, báo cáo cập nhật đến 31/12/2013, các công ty mẹ còn đầu tư tại các lĩnh vực: chứng khoán 957 tỷ đồng; quỹ đầu tư 549 tỷ đồng; bảo hiểm 1.498 tỷ đồng; ngân hàng, tài chính 16.101 tỷ đồng; bất động sản 13.176 tỷ đồng.
Tổng giá trị các khoản đầu tư nêu trên nếu xét trên báo cáo hợp nhất của tập đoàn, tổng công ty chiếm 3,38% vốn chủ sở hữu (1,33% tổng tài sản), nhưng xét trên báo cáo của công ty mẹ chiếm 3,37% vốn chủ sở hữu (1,88% tổng tài sản), báo cáo tiếp tục phân tích.
Riêng với thoái vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, Bộ trưởng Dũng nêu số liệu 10 tháng năm 2014, giá trị thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty ước đạt 2.415 tỷ đồng, ước thực hiện trong tháng 10/2014 là 114,863 tỷ đồng.
Trong đó, tính đến 30/9/2014, các tập đoàn, tổng công ty đã thực hiện thoái vốn được 2.300,137 tỷ đồng.
Cụ thể: chứng khoán 89,6 tỷ đồng, ngân hàng, tài chính 2.029,918 tỷ đồng, bảo hiểm 104,573 tỷ đồng và quỹ đầu tư là 76 tỷ đồng.