Từ 70 tuổi không áp án tử là “không nghiêm”
Ủy ban Tư pháp không đồng ý với quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội từ 70 tuổi trở lên
Chính phủ kiên trì đề nghị, song Ủy ban Tư pháp của Quốc hội không đồng ý với quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội từ 70 tuổi trở lên.
Vừa hoàn thành, báo cáo thẩm tra dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) của Ủy ban Tư pháp đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Trước đó, như VnEconomy đã thông tin, ở tờ trình dự án bộ luật này, Chính phủ cho rằng việc bổ sung đối tượng từ 70 tuổi trở lên vào diện không áp dụng hình phạt tử hình thể hiện chính sách hình sự nhân đạo đối với những người đã đến tuổi thượng thọ - đối tượng được hưởng chế độ chúc thọ, mừng thọ của Nhà nước, được đặc cách hưởng chính sách bảo trợ xã hội.
Một số ý kiến tán thành với lập luận này, trong khi đa số ý kiến tại cơ quan thẩm tra không đồng tình.
Theo các ý kiến không đồng tình, tuổi thọ trung bình của Việt Nam đã được nâng cao, trình độ dân trí và đời sống vật chất ngày càng được cải thiện, người ở độ tuổi 70 nhìn chung vẫn còn khả năng về sức khỏe và là những người có vốn hiểu biết, nhận thức và kinh nghiệm. Thực tế, nhiều người ở độ tuổi này vẫn phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, còn có thể là người cầm đầu các tổ chức tội phạm (phạm các tội hiếp dâm, giết người, cầm đầu đường dây buôn bán ma túy,...).
Nếu quy định không áp dụng, không thi hành án tử hình đối với người bị kết án từ 70 tuổi trở lên có thể dẫn đến việc lợi dụng để trì hoãn, trốn tránh sự trừng phạt, không bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Bên cạnh trường hợp trên, Ủy ban Tư pháp còn băn khoăn trước quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về các tội có mục đích kinh tế, sau khi bị kết án đã chủ động khắc phục cơ bản hậu quả của tội phạm do mình gây ra, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn tại dự thảo bộ luật.
Vì, nội dung quy định này còn thiếu cụ thể có thể dẫn đến cách hiểu khác nhau và không bảo đảm tính khả thi. Ví dụ: thế nào là “khắc phục cơ bản hậu quả của tội phạm”? Loại tội phạm nào là tội phạm “có mục đích kinh tế”, có bao gồm các tội phạm về ma túy hay không, vì mục đích của tội phạm ma túy suy cho cùng, cũng là vì lợi nhuận.
Trong điều kiện đang còn duy trì hình phạt tử hình thì việc quy định các trường hợp không thi hành án tử hình phải được cân nhắc hết sức thận trọng để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tạo sự đồng thuận trong xã hội, cơ quan thẩm tra bày tỏ quan điểm.
Theo chương trình dự kiến của kỳ họp Quốc hội thứ 9, ngay trong chiều 20/5 - ngày làm việc đầu tiên, dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội.
Vừa hoàn thành, báo cáo thẩm tra dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) của Ủy ban Tư pháp đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Trước đó, như VnEconomy đã thông tin, ở tờ trình dự án bộ luật này, Chính phủ cho rằng việc bổ sung đối tượng từ 70 tuổi trở lên vào diện không áp dụng hình phạt tử hình thể hiện chính sách hình sự nhân đạo đối với những người đã đến tuổi thượng thọ - đối tượng được hưởng chế độ chúc thọ, mừng thọ của Nhà nước, được đặc cách hưởng chính sách bảo trợ xã hội.
Một số ý kiến tán thành với lập luận này, trong khi đa số ý kiến tại cơ quan thẩm tra không đồng tình.
Theo các ý kiến không đồng tình, tuổi thọ trung bình của Việt Nam đã được nâng cao, trình độ dân trí và đời sống vật chất ngày càng được cải thiện, người ở độ tuổi 70 nhìn chung vẫn còn khả năng về sức khỏe và là những người có vốn hiểu biết, nhận thức và kinh nghiệm. Thực tế, nhiều người ở độ tuổi này vẫn phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, còn có thể là người cầm đầu các tổ chức tội phạm (phạm các tội hiếp dâm, giết người, cầm đầu đường dây buôn bán ma túy,...).
Nếu quy định không áp dụng, không thi hành án tử hình đối với người bị kết án từ 70 tuổi trở lên có thể dẫn đến việc lợi dụng để trì hoãn, trốn tránh sự trừng phạt, không bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Bên cạnh trường hợp trên, Ủy ban Tư pháp còn băn khoăn trước quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về các tội có mục đích kinh tế, sau khi bị kết án đã chủ động khắc phục cơ bản hậu quả của tội phạm do mình gây ra, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn tại dự thảo bộ luật.
Vì, nội dung quy định này còn thiếu cụ thể có thể dẫn đến cách hiểu khác nhau và không bảo đảm tính khả thi. Ví dụ: thế nào là “khắc phục cơ bản hậu quả của tội phạm”? Loại tội phạm nào là tội phạm “có mục đích kinh tế”, có bao gồm các tội phạm về ma túy hay không, vì mục đích của tội phạm ma túy suy cho cùng, cũng là vì lợi nhuận.
Trong điều kiện đang còn duy trì hình phạt tử hình thì việc quy định các trường hợp không thi hành án tử hình phải được cân nhắc hết sức thận trọng để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tạo sự đồng thuận trong xã hội, cơ quan thẩm tra bày tỏ quan điểm.
Theo chương trình dự kiến của kỳ họp Quốc hội thứ 9, ngay trong chiều 20/5 - ngày làm việc đầu tiên, dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội.