“Ước ao người tham gia giao thông Hà Nội ý thức như Tp.HCM”
Chính phủ tổng kết tình hình giao thông 9 tháng năm 2015
“Không có “xe vua”, “xe chúa” gì cả, các lực lượng chức năng phải phối hợp để nghiêm trị”, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại phiên họp tổng kết tình hình giao thông 9 tháng năm 2015 của Chính phủ, chiều 2/10.
Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), chỉ số cạnh tranh về hạ tầng giao thông của Việt Nam năm 2015 đã tăng 9 bậc so với năm 2014, tăng 35 bậc so với năm 2011.
9 tháng năm 2015, tình hình trật tự an toàn giao thông trên cả nước chuyển biến tích cực. Số vụ, số người chết, số người bị thương vì tai nạn giao thông tiếp tục giảm, đặc biệt, số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe tải được kiềm chế.
Tuy nhiên, theo Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, con số người chết vì tai nạn giao thông vẫn còn lớn, đặc biệt là tai nạn đường sắt, đường thủy đang tăng cao. Cụ thể, tai nạn đường sắt tăng 40,54%, đường thủy tăng 30,23%.
Trong 9 tháng 2015, toàn quốc xảy ra 16.459 vụ làm chết 6.518 người, bị thương gần 15 nghìn người, so với cùng kỳ năm 2014 giảm 2.239 vụ (giảm 12%), giảm 240 người chết (-3,55%), giảm 2.906 người bị thương (-16,29%).
20 số địa phương có người chết vì tai nạn giao thông tăng, trong đó 5 tỉnh tăng trên 20% là An Giang, Gia Lai, Cà Mau, Trà Vinh, Bắc Cạn.
Các cơ quan chức năng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, lập biên bản hơn 104 nghìn vụ vi phạm, xử phạt trên 92 nghìn vụ với số tiền trên 303 tỷ đồng, tạm giữ 875 xe ôtô, đình chỉ hoat động 570 bến và 317 phương tiện thủy nội địa.
“Tình trạng vi phạm tải trọng vẫn diễn biến phức tạp, nhiều thủ đoạn chống lại, nếu chùng tay sẽ dẫn ra nhiều tình huống xấu”, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam nói.
“Đề nghị xử lý hình sự xe quá tải trên 150%”, theo ông Thanh. “Phải quy vào tội phá hoại tài sản quốc gia, phạt quá nặng thì người ta không có tiền nhưng tống giam thì họ sẽ sợ”
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông báo cáo, nhiều chủ phương tiện tham gia giao thông đã không dám để quá tải trọng, ý thức đã nâng lên rõ rệt, thể hiện qua con số đăng ký xe trên 10 tấn tăng thêm gần 400% so với năm 2014.
“Họ đã biết sợ, phải mua thêm xe để chuyên chở”, ông Dánh nói.
Đại diện Tp.HCM cho biết, 7 năm liên tục thành phố đã nỗ lực giảm tai nạn giao thông, nhưng 9 tháng năm 2015, số người chết vì tai nạn giao thông vẫn tăng hơn 1%. Trong khi đó, hệ thống camera giám sát điều hành giao thông của đầu tàu kinh tế cả nước này là “lạc hậu quá rồi”.
“Chúng tôi đặt nặng giải pháp làm thế nào để kéo giảm, vì chỉ giảm được một người chết là cũng rất quan trọng. Tp.HCM có 13 điểm đen, thì 13 điểm đen này phải là 13 nhóm giải pháp khắc phục”, vị này cho biết.
Trong khi đó, “Hà Nội ước ao người tham gia giao thông ở Hà Nội có ý thức như Tp.HCM, thì tình hình sẽ tốt hơn rất nhiều”, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng nói.
Theo ông Hùng, lưu lượng người tham gia giao thông ở Hà Nội quá nhiều, chỉ cần diễn biến như mưa lớn, cũng có thể lập tức gây ra ùn tắc giao thông.
Tại phiên họp, Phó thủ tướng yêu cầu Hà Nội phải phạt nghiêm minh hơn đối với các hành vi vi phạm giao thông mới giải quyết được ùn tắc. Hiện, số tiền thu từ xử phạt ở Hà Nội chỉ hơn 100 tỷ đồng, quá ít khi so với một số địa phương khác như Tp.HCM, Quảng Ninh.
Đảm bảo an toàn giao thông chính là một trong những “lời hứa” mà mà tại kỳ họp thứ 10, thay mặt Chính phủ, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ báo cáo tại Quốc hội việc thực hiện đã đến đâu.
Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), chỉ số cạnh tranh về hạ tầng giao thông của Việt Nam năm 2015 đã tăng 9 bậc so với năm 2014, tăng 35 bậc so với năm 2011.
9 tháng năm 2015, tình hình trật tự an toàn giao thông trên cả nước chuyển biến tích cực. Số vụ, số người chết, số người bị thương vì tai nạn giao thông tiếp tục giảm, đặc biệt, số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe tải được kiềm chế.
Tuy nhiên, theo Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, con số người chết vì tai nạn giao thông vẫn còn lớn, đặc biệt là tai nạn đường sắt, đường thủy đang tăng cao. Cụ thể, tai nạn đường sắt tăng 40,54%, đường thủy tăng 30,23%.
Trong 9 tháng 2015, toàn quốc xảy ra 16.459 vụ làm chết 6.518 người, bị thương gần 15 nghìn người, so với cùng kỳ năm 2014 giảm 2.239 vụ (giảm 12%), giảm 240 người chết (-3,55%), giảm 2.906 người bị thương (-16,29%).
20 số địa phương có người chết vì tai nạn giao thông tăng, trong đó 5 tỉnh tăng trên 20% là An Giang, Gia Lai, Cà Mau, Trà Vinh, Bắc Cạn.
Các cơ quan chức năng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, lập biên bản hơn 104 nghìn vụ vi phạm, xử phạt trên 92 nghìn vụ với số tiền trên 303 tỷ đồng, tạm giữ 875 xe ôtô, đình chỉ hoat động 570 bến và 317 phương tiện thủy nội địa.
“Tình trạng vi phạm tải trọng vẫn diễn biến phức tạp, nhiều thủ đoạn chống lại, nếu chùng tay sẽ dẫn ra nhiều tình huống xấu”, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam nói.
“Đề nghị xử lý hình sự xe quá tải trên 150%”, theo ông Thanh. “Phải quy vào tội phá hoại tài sản quốc gia, phạt quá nặng thì người ta không có tiền nhưng tống giam thì họ sẽ sợ”
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông báo cáo, nhiều chủ phương tiện tham gia giao thông đã không dám để quá tải trọng, ý thức đã nâng lên rõ rệt, thể hiện qua con số đăng ký xe trên 10 tấn tăng thêm gần 400% so với năm 2014.
“Họ đã biết sợ, phải mua thêm xe để chuyên chở”, ông Dánh nói.
Đại diện Tp.HCM cho biết, 7 năm liên tục thành phố đã nỗ lực giảm tai nạn giao thông, nhưng 9 tháng năm 2015, số người chết vì tai nạn giao thông vẫn tăng hơn 1%. Trong khi đó, hệ thống camera giám sát điều hành giao thông của đầu tàu kinh tế cả nước này là “lạc hậu quá rồi”.
“Chúng tôi đặt nặng giải pháp làm thế nào để kéo giảm, vì chỉ giảm được một người chết là cũng rất quan trọng. Tp.HCM có 13 điểm đen, thì 13 điểm đen này phải là 13 nhóm giải pháp khắc phục”, vị này cho biết.
Trong khi đó, “Hà Nội ước ao người tham gia giao thông ở Hà Nội có ý thức như Tp.HCM, thì tình hình sẽ tốt hơn rất nhiều”, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng nói.
Theo ông Hùng, lưu lượng người tham gia giao thông ở Hà Nội quá nhiều, chỉ cần diễn biến như mưa lớn, cũng có thể lập tức gây ra ùn tắc giao thông.
Tại phiên họp, Phó thủ tướng yêu cầu Hà Nội phải phạt nghiêm minh hơn đối với các hành vi vi phạm giao thông mới giải quyết được ùn tắc. Hiện, số tiền thu từ xử phạt ở Hà Nội chỉ hơn 100 tỷ đồng, quá ít khi so với một số địa phương khác như Tp.HCM, Quảng Ninh.
Đảm bảo an toàn giao thông chính là một trong những “lời hứa” mà mà tại kỳ họp thứ 10, thay mặt Chính phủ, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ báo cáo tại Quốc hội việc thực hiện đã đến đâu.