Vì sao Nhà nước độc quyền 20 loại hàng hóa, dịch vụ?
Có những ý kiến trái chiều xung quanh dự thảo danh mục 20 loại hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước độc quyền
20 loại hàng hóa, dịch vụ sẽ do Nhà nước độc quyền trong hoạt động thương mại. Đây là nội dung tại dự thảo nghị định về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền Nhà nước trong hoạt động thương mại mà Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ cho ý kiến.
Minh bạch về độc quyền...
Cụ thể, danh mục 20 loại hàng hóa, dịch vụ trên bao gồm:
1. Hàng hóa, dịch vụ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện cụ thể)
2. Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp
3. Sản xuất vàng miếng
4. Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng
5. Phát hành xổ số kiến thiết
6. Nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà (trừ hàng miễn thuế)
7. Hoạt động dự trữ quốc gia
8. In, đúc tiền
9. Phát hành tem bưu chính Việt Nam
10. Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu, vận chuyển, tàng trữ pháo hoa và các dịch vụ liên quan
11. Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng, vận hành thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế-xã hội
12. Vận hành hệ thống đèn biển, hệ thống luồng hàng hải công cộng
13. Quản lý, vận hành, khai thác đài thông tin duyên hải
14. Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm cứu nạn
15. Quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư
16. Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè biển trong trường hợp giao kế hoạch
17. Cung ứng dịch vụ lâm nghiệp tại rừng đặc dụng (trừ khu rừng bảo vệ cảnh quan được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế)
18. Xuất bản (không bao gồm in và phát hành)
19. Duy trì, quản lý, khai thác mạng bưu chính công cộng
20. Cung ứng dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí
Theo Bộ Công Thương, dự thảo nghị định này nhằm quy định chi tiết thi hành khoản 4 điều 4 về “thương nhân”, Luật Thương mại năm 2005 với quy định: “Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước”.
Cơ quan soạn thảo cho rằng, nghị định sẽ tạo cơ sở pháp lý rõ ràng và thống nhất đầu tiên về độc quyền Nhà nước, qua đó tăng tính hiệu quả, minh bạch của quản lý Nhà nước đối với với các hoạt động độc quyền.
”Việc ban hành nghị định tại thời điểm này là cần thiết để thống nhất các quy định liên quan đến độc quyền Nhà nước, tăng cường hiệu quả, phù hợp với cam kết quốc tế, tăng cường uy tín của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý trong quá trình hội nhập, tạo môi trường trường cạnh tranh lành mạnh khi Việt Nam công bố rõ danh mục”, theo Bộ Công Thương.
... nhưng có thể mâu thuẫn
Dù vậy, dự thảo trên trước mắt đã gây một số ý kiến trái chiều trong dư luận.
Trao đổi với VnEconomy, LS. Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phân tích, dự thảo nghị định cũng như Luật Thương mại năm 2005 cần được xem lại, vì không còn phù hợp với các quy định mới của Hiến pháp cũng như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư năm 2014 và Bộ luật Dân sự năm 2015.
Ông Đức nói, thứ nhất, Hiến pháp năm 1980 quy định “Nhà nước giữ độc quyền về ngoại thương và mọi quan hệ kinh tế khác với nước ngoài”, tuy nhiên, Hiến pháp năm 1992 và 2013 không còn bất kỳ quy định nào về việc độc quyền Nhà nước. Như vậy, việc cứ duy trì độc quyền Nhà nước là trái với Hiến pháp.
Thứ hai, hiện nay tất cả các doanh nghiệp đều được Nhà nước “bảo đảm bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế” theo quy định tại khoản 1, điều 5, Luật Doanh nghiệp năm 2014. Như vậy, đã không còn việc phân biệt giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp phi Nhà nước.
Thứ ba, hiện nay Nhà nước chỉ cấm các doanh nghiệp không được đầu tư kinh doanh trong 7 ngành nghề, theo quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, còn lại thì được tự do đầu tư kinh doanh hoặc khi đáp ứng được các điều kiện đối với 243 ngành, nghề theo quy định tại điều 7 về “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”, Luật Đầu tư năm 2014, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2016.
Thứ tư, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã bỏ quy định về “doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích” và thay thế bằng quy định sản phẩm, dịch vụ công ích, tức là không còn gắn với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Điều 7 về “Quyền của doanh nghiệp”, điều 9 về “Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích”, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.
Thứ năm, hiện nay, “quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” theo quy định tại khoản 2, điều 2 Bộ luật Dân sự năm 2015. Như vậy, từ năm 2017 trở đi, quyền dân sự của cá nhân và pháp nhân chỉ bị hạn chế theo quy định của luật thay vì nghị định, thông tư như trước đây.
Thứ sáu, khác với trước đây, khi sản phẩm hàng hoá, dịch vụ độc quyền Nhà nước gắn liền với nhiệm vụ của doanh nghiệp Nhà nước, hiện nay sản phẩm, hàng hoá độc quyền Nhà nước vẫn có thể do các doanh nghiệp phi Nhà nước đảm nhận việc sản xuất, xuất nhập khẩu, cung ứng, thực hiện.
Ông Trương Thanh Đức nhấn mạnh, quy định "thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn” đã được áp dụng trong suốt 12 năm qua theo Luật Thương mại, vì vậy đã đến lúc xem lại và giảm thiểu việc độc quyền này để thực sự phát triển theo hướng nền kinh tế thị trường.
"Trước đây, việc quy định phân biệt đầu tư, kinh doanh theo lĩnh vực độc quyền hay không độc quyền của Nhà nước, thì đến nay cần được hiểu là chuyển sang điều kiện kinh doanh. Vì vậy, nếu ban hành nghị định trên, sẽ có nhiều nội dung vi hiến và trái với Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư năm 2014 và Bộ luật Dân sự năm 2015 về quyền tự do kinh doanh”, ông nói.
Minh bạch về độc quyền...
Cụ thể, danh mục 20 loại hàng hóa, dịch vụ trên bao gồm:
1. Hàng hóa, dịch vụ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện cụ thể)
2. Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp
3. Sản xuất vàng miếng
4. Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng
5. Phát hành xổ số kiến thiết
6. Nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà (trừ hàng miễn thuế)
7. Hoạt động dự trữ quốc gia
8. In, đúc tiền
9. Phát hành tem bưu chính Việt Nam
10. Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu, vận chuyển, tàng trữ pháo hoa và các dịch vụ liên quan
11. Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng, vận hành thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế-xã hội
12. Vận hành hệ thống đèn biển, hệ thống luồng hàng hải công cộng
13. Quản lý, vận hành, khai thác đài thông tin duyên hải
14. Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm cứu nạn
15. Quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư
16. Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè biển trong trường hợp giao kế hoạch
17. Cung ứng dịch vụ lâm nghiệp tại rừng đặc dụng (trừ khu rừng bảo vệ cảnh quan được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế)
18. Xuất bản (không bao gồm in và phát hành)
19. Duy trì, quản lý, khai thác mạng bưu chính công cộng
20. Cung ứng dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí
Theo Bộ Công Thương, dự thảo nghị định này nhằm quy định chi tiết thi hành khoản 4 điều 4 về “thương nhân”, Luật Thương mại năm 2005 với quy định: “Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước”.
Cơ quan soạn thảo cho rằng, nghị định sẽ tạo cơ sở pháp lý rõ ràng và thống nhất đầu tiên về độc quyền Nhà nước, qua đó tăng tính hiệu quả, minh bạch của quản lý Nhà nước đối với với các hoạt động độc quyền.
”Việc ban hành nghị định tại thời điểm này là cần thiết để thống nhất các quy định liên quan đến độc quyền Nhà nước, tăng cường hiệu quả, phù hợp với cam kết quốc tế, tăng cường uy tín của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý trong quá trình hội nhập, tạo môi trường trường cạnh tranh lành mạnh khi Việt Nam công bố rõ danh mục”, theo Bộ Công Thương.
... nhưng có thể mâu thuẫn
Dù vậy, dự thảo trên trước mắt đã gây một số ý kiến trái chiều trong dư luận.
Trao đổi với VnEconomy, LS. Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phân tích, dự thảo nghị định cũng như Luật Thương mại năm 2005 cần được xem lại, vì không còn phù hợp với các quy định mới của Hiến pháp cũng như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư năm 2014 và Bộ luật Dân sự năm 2015.
Ông Đức nói, thứ nhất, Hiến pháp năm 1980 quy định “Nhà nước giữ độc quyền về ngoại thương và mọi quan hệ kinh tế khác với nước ngoài”, tuy nhiên, Hiến pháp năm 1992 và 2013 không còn bất kỳ quy định nào về việc độc quyền Nhà nước. Như vậy, việc cứ duy trì độc quyền Nhà nước là trái với Hiến pháp.
Thứ hai, hiện nay tất cả các doanh nghiệp đều được Nhà nước “bảo đảm bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế” theo quy định tại khoản 1, điều 5, Luật Doanh nghiệp năm 2014. Như vậy, đã không còn việc phân biệt giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp phi Nhà nước.
Thứ ba, hiện nay Nhà nước chỉ cấm các doanh nghiệp không được đầu tư kinh doanh trong 7 ngành nghề, theo quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, còn lại thì được tự do đầu tư kinh doanh hoặc khi đáp ứng được các điều kiện đối với 243 ngành, nghề theo quy định tại điều 7 về “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”, Luật Đầu tư năm 2014, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2016.
Thứ tư, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã bỏ quy định về “doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích” và thay thế bằng quy định sản phẩm, dịch vụ công ích, tức là không còn gắn với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Điều 7 về “Quyền của doanh nghiệp”, điều 9 về “Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích”, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.
Thứ năm, hiện nay, “quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” theo quy định tại khoản 2, điều 2 Bộ luật Dân sự năm 2015. Như vậy, từ năm 2017 trở đi, quyền dân sự của cá nhân và pháp nhân chỉ bị hạn chế theo quy định của luật thay vì nghị định, thông tư như trước đây.
Thứ sáu, khác với trước đây, khi sản phẩm hàng hoá, dịch vụ độc quyền Nhà nước gắn liền với nhiệm vụ của doanh nghiệp Nhà nước, hiện nay sản phẩm, hàng hoá độc quyền Nhà nước vẫn có thể do các doanh nghiệp phi Nhà nước đảm nhận việc sản xuất, xuất nhập khẩu, cung ứng, thực hiện.
Ông Trương Thanh Đức nhấn mạnh, quy định "thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn” đã được áp dụng trong suốt 12 năm qua theo Luật Thương mại, vì vậy đã đến lúc xem lại và giảm thiểu việc độc quyền này để thực sự phát triển theo hướng nền kinh tế thị trường.
"Trước đây, việc quy định phân biệt đầu tư, kinh doanh theo lĩnh vực độc quyền hay không độc quyền của Nhà nước, thì đến nay cần được hiểu là chuyển sang điều kiện kinh doanh. Vì vậy, nếu ban hành nghị định trên, sẽ có nhiều nội dung vi hiến và trái với Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư năm 2014 và Bộ luật Dân sự năm 2015 về quyền tự do kinh doanh”, ông nói.