“Việt Nam có triết lý giáo dục, chỉ không có trích dẫn kinh điển”
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề cập ý kiến của một đại biểu là, “phải chăng chúng ta không có triết lý giáo dục?”
“Việt Nam có triết lý giáo dục, chứ không phải không có. Chỉ có điều, không có những câu trích dẫn để thành kinh điển”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu trước Quốc hội chiều 16/11.
Khi đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vừa hoàn thành phần trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội.
Ông Vũ Đức Đam cũng là phó thủ tướng duy nhất đăng đàn trong các phiên chất vấn từ sáng 15/11, ở kỳ họp này.
Sau khi nói về những vấn đề chung của giáo dục, Phó thủ tướng đề cập ý kiến của một đại biểu là, “phải chăng chúng ta không có triết lý giáo dục?”.
Ông Đam nói, buổi trưa nay, ông đã thử lên mạng gõ cụm từ “triết lý giáo dục Việt Nam” và nhận được rất nhiều kết quả, đồng thời nhận thấy, Việt Nam có triết lý giáo dục, chứ không phải không có. Chỉ có điều, không có những câu trích dẫn để thành kinh điển.
Phó thủ tướng nói: “Triết lý giáo dục của Việt Nam trước hết là triết lý xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là xây dựng con người Việt Nam toàn diện, đức trí, thể mỹ, có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước và có trách nhiệm quốc tế”.
Theo Phó thủ tướng, ngay trong đề án phê duyệt chương trình sách giáo khoa mới, thì mục tiêu cũng đã nói tương đối đầy đủ các yếu tố cấu thành của triết lý giáo dục Việt Nam.
Đó là nhằm vào mục tiêu như UNESCO đã đề ra, đó là học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, tự kiếm sống.
Đó là để phát triển con người Việt Nam toàn diện về đức trí, văn - thể - mỹ; đó là làm sao để khuyến khích sáng tạo, phát huy tài năng của học sinh và giáo viên.
“Từ xưa, con người Việt Nam đã quan niệm giáo dục là để khai mở trái tim, trí tuệ và để không “mất gốc” - tức là có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước, không theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mà gắn với trách nhiệm quốc tế, bây giờ là công dân toàn cầu”, Phó thủ tướng nói.
Đề cập vấn đề thi cử - nội dung được rất nhiều đại biểu quan tâm, Phó thủ tướng nói, nghị quyết đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đã xác định, đây là khâu đột phá, bởi đây cũng là vấn đề mà xã hội bức xúc nhất.
“Tại sao chúng ta không thể tổ chức ngay một kỳ thi trắc nghiệm đơn giản như các nước? Bởi vì chúng ta không thể thay đổi đột ngột các em học sinh, còn phải phụ thuộc vào cả một quá trình đổi mới trong giảng dạy, luyện tập, phương thức…”, Phó thủ tướng nói.
Ông nói tiếp, lý tưởng là trên mảnh đất cũ xây một ngôi nhà mới, nhưng chúng ta không có nơi ở, nên vẫn phải ở trong ngôi nhà cũ vừa học hành, sinh hoạt vừa sửa chữa. Năm nào dư luận cũng rất hồi hộp về kỳ thi, nhưng năm 2015 đã tốt hơn, năm 2016 tốt tiếp, và năm 2017 có những thay đổi căn bản.
“Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục thiết kế để có kỳ thi thành công, đơn giản, bớt áp lực hơn. Dù đây là việc của Bộ nhưng Chính phủ, Thủ tướng cũng rất quan tâm, đã yêu cầu sau khi công bố phương án thi phải ra ngay đề mẫu để học sinh, giáo viên được biết. Tôi cũng đã yêu cầu ra thêm hai lần đề mẫu nữa để căn cứ vào dư luận chung điều chỉnh cho phù hợp”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu.
“Nhân dân rất muốn biết, phương án thi ổn định cuối cùng là thế nào, và qua bao nhiêu lần sửa nữa? Tôi đã có ý kiến, và Bộ đã cam kết muộn nhất là trước kỳ thi sang năm sẽ ban hành. Tôi nghĩ, các đại biểu có thể an lòng, phụ huynh các cháu học sinh an lòng tiếp tục theo dõi hướng dẫn, để có một kỳ thi trung thực, khách quan và nhẹ nhàng”, Phó thủ tướng nói trước Quốc hội.
Khi đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vừa hoàn thành phần trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội.
Ông Vũ Đức Đam cũng là phó thủ tướng duy nhất đăng đàn trong các phiên chất vấn từ sáng 15/11, ở kỳ họp này.
Sau khi nói về những vấn đề chung của giáo dục, Phó thủ tướng đề cập ý kiến của một đại biểu là, “phải chăng chúng ta không có triết lý giáo dục?”.
Ông Đam nói, buổi trưa nay, ông đã thử lên mạng gõ cụm từ “triết lý giáo dục Việt Nam” và nhận được rất nhiều kết quả, đồng thời nhận thấy, Việt Nam có triết lý giáo dục, chứ không phải không có. Chỉ có điều, không có những câu trích dẫn để thành kinh điển.
Phó thủ tướng nói: “Triết lý giáo dục của Việt Nam trước hết là triết lý xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là xây dựng con người Việt Nam toàn diện, đức trí, thể mỹ, có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước và có trách nhiệm quốc tế”.
Theo Phó thủ tướng, ngay trong đề án phê duyệt chương trình sách giáo khoa mới, thì mục tiêu cũng đã nói tương đối đầy đủ các yếu tố cấu thành của triết lý giáo dục Việt Nam.
Đó là nhằm vào mục tiêu như UNESCO đã đề ra, đó là học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, tự kiếm sống.
Đó là để phát triển con người Việt Nam toàn diện về đức trí, văn - thể - mỹ; đó là làm sao để khuyến khích sáng tạo, phát huy tài năng của học sinh và giáo viên.
“Từ xưa, con người Việt Nam đã quan niệm giáo dục là để khai mở trái tim, trí tuệ và để không “mất gốc” - tức là có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước, không theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mà gắn với trách nhiệm quốc tế, bây giờ là công dân toàn cầu”, Phó thủ tướng nói.
Đề cập vấn đề thi cử - nội dung được rất nhiều đại biểu quan tâm, Phó thủ tướng nói, nghị quyết đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đã xác định, đây là khâu đột phá, bởi đây cũng là vấn đề mà xã hội bức xúc nhất.
“Tại sao chúng ta không thể tổ chức ngay một kỳ thi trắc nghiệm đơn giản như các nước? Bởi vì chúng ta không thể thay đổi đột ngột các em học sinh, còn phải phụ thuộc vào cả một quá trình đổi mới trong giảng dạy, luyện tập, phương thức…”, Phó thủ tướng nói.
Ông nói tiếp, lý tưởng là trên mảnh đất cũ xây một ngôi nhà mới, nhưng chúng ta không có nơi ở, nên vẫn phải ở trong ngôi nhà cũ vừa học hành, sinh hoạt vừa sửa chữa. Năm nào dư luận cũng rất hồi hộp về kỳ thi, nhưng năm 2015 đã tốt hơn, năm 2016 tốt tiếp, và năm 2017 có những thay đổi căn bản.
“Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục thiết kế để có kỳ thi thành công, đơn giản, bớt áp lực hơn. Dù đây là việc của Bộ nhưng Chính phủ, Thủ tướng cũng rất quan tâm, đã yêu cầu sau khi công bố phương án thi phải ra ngay đề mẫu để học sinh, giáo viên được biết. Tôi cũng đã yêu cầu ra thêm hai lần đề mẫu nữa để căn cứ vào dư luận chung điều chỉnh cho phù hợp”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu.
“Nhân dân rất muốn biết, phương án thi ổn định cuối cùng là thế nào, và qua bao nhiêu lần sửa nữa? Tôi đã có ý kiến, và Bộ đã cam kết muộn nhất là trước kỳ thi sang năm sẽ ban hành. Tôi nghĩ, các đại biểu có thể an lòng, phụ huynh các cháu học sinh an lòng tiếp tục theo dõi hướng dẫn, để có một kỳ thi trung thực, khách quan và nhẹ nhàng”, Phó thủ tướng nói trước Quốc hội.