18:00 22/09/2015

“Việt Nam hưởng lợi từ giá nhân công cao của Trung Quốc”

Ngọc Thanh

Dragon Capital dự báo kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,5% trong năm 2015 và gần 7% trong năm 2016

Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam dù có giảm một chút trong năm 2015, nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với phần lớn các nước trong khu vực, với xuất khẩu điện thoại di động, hàng dệt may và da giầy tiếp tục tăng mạnh.<br>
Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam dù có giảm một chút trong năm 2015, nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với phần lớn các nước trong khu vực, với xuất khẩu điện thoại di động, hàng dệt may và da giầy tiếp tục tăng mạnh.<br>
Trong khi những bóng mây đen vẫn tiếp tục ám ảnh triển vọng của nhóm nền kinh tế mới nổi, thì Việt Nam đang là một trong những điểm sáng. Đó là ví von trong bài bình luận về kinh tế Việt Nam, được tờ Financial Times đăng tải hôm 22/9.

Số liệu từ Capital Economics cho thấy, Việt Nam nằm trong nhóm nhỏ các nền kinh tế đang phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế năm vừa qua cao hơn so với mức tăng trưởng kinh tế trung bình từ năm 2010.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 2012 đến nay cao dần qua các năm, cụ thể trong năm 2012, kinh tế tăng trưởng 5,2%; năm 2013 con số này là 5,4%; đến năm 2014, tốc độ tăng trưởng đạt 6%.

Tổ chức Consensus Economics cũng dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,1% trong năm 2015 và 6,2% trong năm 2016.

Ông Dominic Scriven, giám đốc điều hành quỹ Dragon Capital, thậm chí đưa ra những dự báo lạc quan hơn. Phát biểu trên Financial Times, ông cho rằng kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,5% trong năm 2015 và gần 7% trong năm 2016.

Thành công của kinh tế Việt Nam đến từ việc Chính phủ đã đưa ra chính sách thu hút những dòng vốn đầu tư đang dịch chuyển khỏi Trung Quốc vì giá nhân công nước này tăng cao, đó là nhận định của ông Gareth Leather, chuyên gia kinh tế tại Capital Economics.

Ông cho rằng Việt Nam đang hưởng lợi rất lớn từ việc giá nhân công của Trung Quốc tăng cao, các doanh nghiệp chuyển bớt sản xuất từ nước này sang một số nước khác tại châu Á, trong đó có Việt Nam.

Nhiều nước khác như Bangladesh hay Campuchia cũng đang cạnh tranh để đón dòng vốn dịch chuyển này, nhưng Việt Nam tỏ ra thành công hơn bởi vị trí địa lý thuận lợi và chính trị ổn định.

Gareth Leather đánh giá, Việt Nam hiện giống như Trung Quốc 15 - 20 năm trước, khi vẫn còn lực lượng lao động rất lớn ở khu vực nông thôn có thể gia nhập thị trường, nhờ thế giá nhân công sẽ vẫn được giữ ở mức thấp.

Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam dù có giảm một chút trong năm 2015, nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với phần lớn các nước trong khu vực, với xuất khẩu điện thoại di động, hàng dệt may và da giầy tiếp tục tăng mạnh.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang khó khăn, Dominic Scriven vẫn tin tưởng vào triển vọng của kinh tế Việt Nam. Ông nhấn mạnh xuất khẩu của Việt Nam đang tăng trưởng tốt nhờ kcác hiệp định thương mại với EU hay một số nền kinh tế lớn khác, đồng thời việc gia nhập TPP sẽ mang lại nhiều tác động tích cực cho kinh tế Việt Nam.

Ông cũng nhận xét Việt Nam là một trường hợp hiếm hoi có thể hưởng lợi từ việc Trung Quốc làm yếu đồng Nhân dân tệ, do Việt Nam đang có thâm hụt thương mại với Trung Quốc, nên đồng Nhân dân tệ rẻ sẽ giúp nguyên liệu nhập khẩu rẻ hơn.

Cũng theo ông Dominic, dòng vốn FDI vào Việt Nam nửa đầu năm 2015 không giảm, trong khi điều ngược lại diễn ra tại phần lớn các thị trường mới nổi khác.