“Vô cùng băn khoăn con số thống kê”
Không xác định rõ địa vị pháp lý của cơ quan thống kê Trung ương, thì không thể nói đến công khai minh bạch
“Có những năm tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng GDP 6 - 8 tháng đầu năm còn vô cùng thấp, đến tháng 10 tăng vọt lên, đại biểu Quốc hội nói với nhau rằng, thống kê nằm ở Chính phủ thì “múa” thế nào chả được”.
Đây là lời của Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền tại phiên thảo luận dự án Luật Thống kê sửa đổi của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 10/8.
Tổ chức độc lập mới có thống kê độc lập
Ông Quyền cũng phản ánh rằng, không chỉ có tăng trưởng tín dụng hay GGP mà đại biểu Quốc hội vô cùng băn khoăn về tất cả các con số thống kê trong nhiều bản báo cáo. Bởi khi con số không chính xác thì hoạch định chính sách rất là khó.
Giải pháp để giảm bớt băn khoăn này, theo ông Quyền và một số ý kiến khác tại phiên thảo luận, là cơ quan thống kê cần độc lập.
Tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, một số vị đại biểu cũng đã đề nghị cơ quan thống kê Trung ương hoạt động độc lập thuộc Chính phủ hoặc thuộc Quốc hội chứ không nên thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư như dự thảo luật.
Báo cáo quan điểm của Ủy ban Kinh tế - cơ quan thẩm tra dự án luật - Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu nói, để hoạt động thống kê độc lập, khách quan, thì vấn đề quan trọng là phải bảo đảm sự độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan thống kê và người làm công tác thống kê.
Theo cơ quan thẩm tra thì dự án luật đã quy định nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê là bảo đảm độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ; nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, ép buộc, áp đặt làm sai lệch dữ liệu thông tin thống kê.
Đồng thời, dự thảo luật đã quy định rõ quyền và trách nhiệm của cơ quan thống kê trung ương và địa phương, thống kê bộ, ngành; quyền và trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan thống kê, thủ trưởng cơ quan bộ, ngành trong hoạt động thống kê… nhằm bảo đảm tính độc lập về chuyên môn của các cơ quan thống kê trong hoạt động thống kê.
“Trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn đảm bảo được độc lập, đó là ta nói thế thôi”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý phát biểu.
Ông Lý cũng cho rằng nếu không xác định rõ địa vị pháp lý của cơ quan thống kê Trung ương, thì không thể nói đến công khai minh bạch hay độc lập được.
“Tổ chức cán bộ trực thuộc ai thì người đó có quyền chỉ đạo, thế nên tổ chức cán bộ phải độc lập thì cơ quan thống kê mới độc lập, còn nếu không chỉ mang tính hình thức”, ông Quyền bình luận.
“Nơi nào nắm nhân sự thì quyền lực tập trung về đấy”, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu tiếp lời.
Vì sao chênh số liệu thương mại Việt - Trung?
Trước đó, ông Giàu cũng đề cập một số ý kiến đại biểu đề nghị giải thích sự chênh lệch lớn số liệu thống kê xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2014.
Ủy ban Kinh tế cho rằng, năm 2014 có sự chênh lệch lớn số liệu thống kê xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc là do hai nhóm nguyên nhân chính.
Thứ nhất thuộc về nhóm áp dụng phương pháp thống kê gồm: sự khác biệt về tiêu chí thống kê; phạm vi hàng hóa đưa vào thống kê; xác định giá trị thống kê khác nhau; sự lẫn lộn giữa hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu trong thống kê.
Trước tình hình số liệu thống kê chênh lệch lớn, Tổng cục Thống kê đã phối hợp với Tổng cục Hải quan trao đổi với bạn về điều chỉnh phương pháp thống kê của bạn hoặc định kỳ báo cáo thống kê, ông Giàu cho hay.
Hai là nhóm nguyên nhân buôn lậu, gian lận thương mại, ảnh hưởng lớn đến sản xuất trong nước và ảnh hưởng đến người tiêu dùng nên Chính phủ cần có biện pháp mạnh mẽ xử lý cơ bản trong vài năm tới, Ủy ban Kinh tế nêu quan điểm.
Đây là lời của Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền tại phiên thảo luận dự án Luật Thống kê sửa đổi của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 10/8.
Tổ chức độc lập mới có thống kê độc lập
Ông Quyền cũng phản ánh rằng, không chỉ có tăng trưởng tín dụng hay GGP mà đại biểu Quốc hội vô cùng băn khoăn về tất cả các con số thống kê trong nhiều bản báo cáo. Bởi khi con số không chính xác thì hoạch định chính sách rất là khó.
Giải pháp để giảm bớt băn khoăn này, theo ông Quyền và một số ý kiến khác tại phiên thảo luận, là cơ quan thống kê cần độc lập.
Tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, một số vị đại biểu cũng đã đề nghị cơ quan thống kê Trung ương hoạt động độc lập thuộc Chính phủ hoặc thuộc Quốc hội chứ không nên thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư như dự thảo luật.
Báo cáo quan điểm của Ủy ban Kinh tế - cơ quan thẩm tra dự án luật - Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu nói, để hoạt động thống kê độc lập, khách quan, thì vấn đề quan trọng là phải bảo đảm sự độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan thống kê và người làm công tác thống kê.
Theo cơ quan thẩm tra thì dự án luật đã quy định nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê là bảo đảm độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ; nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, ép buộc, áp đặt làm sai lệch dữ liệu thông tin thống kê.
Đồng thời, dự thảo luật đã quy định rõ quyền và trách nhiệm của cơ quan thống kê trung ương và địa phương, thống kê bộ, ngành; quyền và trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan thống kê, thủ trưởng cơ quan bộ, ngành trong hoạt động thống kê… nhằm bảo đảm tính độc lập về chuyên môn của các cơ quan thống kê trong hoạt động thống kê.
“Trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn đảm bảo được độc lập, đó là ta nói thế thôi”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý phát biểu.
Ông Lý cũng cho rằng nếu không xác định rõ địa vị pháp lý của cơ quan thống kê Trung ương, thì không thể nói đến công khai minh bạch hay độc lập được.
“Tổ chức cán bộ trực thuộc ai thì người đó có quyền chỉ đạo, thế nên tổ chức cán bộ phải độc lập thì cơ quan thống kê mới độc lập, còn nếu không chỉ mang tính hình thức”, ông Quyền bình luận.
“Nơi nào nắm nhân sự thì quyền lực tập trung về đấy”, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu tiếp lời.
Vì sao chênh số liệu thương mại Việt - Trung?
Trước đó, ông Giàu cũng đề cập một số ý kiến đại biểu đề nghị giải thích sự chênh lệch lớn số liệu thống kê xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2014.
Ủy ban Kinh tế cho rằng, năm 2014 có sự chênh lệch lớn số liệu thống kê xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc là do hai nhóm nguyên nhân chính.
Thứ nhất thuộc về nhóm áp dụng phương pháp thống kê gồm: sự khác biệt về tiêu chí thống kê; phạm vi hàng hóa đưa vào thống kê; xác định giá trị thống kê khác nhau; sự lẫn lộn giữa hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu trong thống kê.
Trước tình hình số liệu thống kê chênh lệch lớn, Tổng cục Thống kê đã phối hợp với Tổng cục Hải quan trao đổi với bạn về điều chỉnh phương pháp thống kê của bạn hoặc định kỳ báo cáo thống kê, ông Giàu cho hay.
Hai là nhóm nguyên nhân buôn lậu, gian lận thương mại, ảnh hưởng lớn đến sản xuất trong nước và ảnh hưởng đến người tiêu dùng nên Chính phủ cần có biện pháp mạnh mẽ xử lý cơ bản trong vài năm tới, Ủy ban Kinh tế nêu quan điểm.