“Xin nhấn mạnh, chúng tôi dứt khoát đảm bảo an toàn nợ công”
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam, sáng 5/12
“Xin nhấn mạnh, chúng tôi dứt khoát đảm bảo an toàn nợ công”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam, sáng 5/12.
Việc người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tham dự đầy đủ cả ba diễn đàn từ 2013 đến nay được Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh là điều rất đặc biệt.
Sau khi lắng nghe toàn bộ các ý kiến, Thủ tướng khẳng định sẽ tiếp thu những ý kiến hợp lý của các đối tác phát triển và lúc nào cũng sẵn sàng trao đổi với các đối tác một cách thiện chí, chân thành.
Không chủ quan, không thỏa mãn
Không nhắc lại kết quả của 5 năm qua, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nói nền kinh tế đất nước còn rất nhiều hạn chế, khó khăn yếu kém chưa được như mong muốn.
Theo Thủ tướng, 5 năm tới, Việt Nam sẽ phải vượt qua những qua thách thức không nhỏ, khi đã đã hội nhập sâu rộng với thế giới, trong khi phát triển chưa thực sự bền vững, năng suất lao động thấp. Bên cạnh đó, yêu cầu phát triển rất lớn, nguồn lực cho an sinh xã hội, y tế, quốc phòng an ninh ngày càng lớn, trong khi nguồn lực hạn chế.
“Chúng tôi nghiêm túc nhìn nhận rằng những hạn chế về quản trị của nhà nước, về cơ cấu của nền kinh tế, về thể chế, luật pháp vẫn chưa đáp ứng cho yêu cầu phát triển và hội nhập, cho yêu cầu huy động và sử dụng các nguồn vốn cho phát triển. Chúng tôi không hề chủ quan mà quyết tâm vượt lên thách thức”, Thủ tướng nói.
Ông cũng chia sẻ với các đối tác phát triển mục tiêu 5 năm tới của Việt Nam là phải phát triển nhanh hơn, bền vững hơn 5 năm trước với 4 trụ cột.
Một là, tăng trưởng cao hơn, bền vững hơn, 5 năm qua bình quân GDP tăng gần 6%, còn 5 năm tới là 6,5% đến 7% trên nền kinh tế vĩ mô ổn định.
Trụ cột thứ hai là phát triển văn hóa, bảo đảm công bằng xã hội, an sinh sã hội, từng bước nâng cao phúc lợi xã hội.
Thứ ba là bảo vệ và cải thiện môi trường sống, còn trụ cột thứ tư là đảm bảo môi trường hòa bình an ninh chính trị và trật tự và an toàn xã hội.
Nhấn mạnh kế hoạch 5 năm tới tham vọng cao hơn 5 năm trước, Thủ tướng cho biết để thực hiện được Việt Nam sẽ nhất quán thực hiện hiệu quả 3 đột phá.
Gồm: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền của dân do dân vì dân, phát triển nguồn nhân lực nhất là nhân lực có chất lượng cao, có chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực nhất là tư nhân để phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại.
5 nhóm giải pháp
Để thực hiện mục tiêu được cho là tham vọng hơn, Thủ tướng nêu 5 nhóm giải pháp sẽ được tập trung thực hiện trong thời gian tới.
Thứ nhất là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm vững chắc hơn các cân đối lớn của nền kinh tế. Tập trung tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo hướng cạnh tranh bình đẳng hiệu quả trong cơ chế thị trường. Tái cơ cấu để thị trường tài chính, tiền tệ phát triển bền vững, hiệu quả. Đồng thời chú trọng trọng tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với đó là nâng cao năng suất lao động.
Thủ tướng cũng nêu định hướng giữ bội chi ngân sách dưới 4% bình quân 5 năm tới, bảo đảm nợ công trong giới hạn an toàn gắn liền với sử dụng hiệu quả đầu tư công.
Nhóm giải pháp thứ hai được Thủ tướng đề cập là thực hiện đầy đủ hơn kinh tế thị trường để vận hành đồng bộ hiệu quả các loại thị trường, trong đó có đất đai.
Tiếp đến, người đứng đầu Chính phủ nói về nhóm giải pháp thứ ba: chủ động hội nhập hiệu quả kinh tế quốc tế, mà muốn hội nhập hiệu quả thì trước hết phải hoàn thiện thể chế.
Nhóm thứ tư là phát triển tốt hơn văn hóa, bảo đảm công bằng xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội cải thiện hơn tốt hơn đời sống của dân.
Nhóm giải pháp cuối cùng được Thủ tướng trình bày là nhà nước sẽ nâng cao năng lực quản trị nền kinh tế, xây dựng nhà nước pháp quyền, bảo đảm tự do dân chủ, quyền con người, quyền công dân.
Ông cũng nhấn mạnh, sẽ tập trung cải cách thủ tục hành chính để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đồng thời bảo đảm an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
Việc người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tham dự đầy đủ cả ba diễn đàn từ 2013 đến nay được Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh là điều rất đặc biệt.
Sau khi lắng nghe toàn bộ các ý kiến, Thủ tướng khẳng định sẽ tiếp thu những ý kiến hợp lý của các đối tác phát triển và lúc nào cũng sẵn sàng trao đổi với các đối tác một cách thiện chí, chân thành.
Không chủ quan, không thỏa mãn
Không nhắc lại kết quả của 5 năm qua, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nói nền kinh tế đất nước còn rất nhiều hạn chế, khó khăn yếu kém chưa được như mong muốn.
Theo Thủ tướng, 5 năm tới, Việt Nam sẽ phải vượt qua những qua thách thức không nhỏ, khi đã đã hội nhập sâu rộng với thế giới, trong khi phát triển chưa thực sự bền vững, năng suất lao động thấp. Bên cạnh đó, yêu cầu phát triển rất lớn, nguồn lực cho an sinh xã hội, y tế, quốc phòng an ninh ngày càng lớn, trong khi nguồn lực hạn chế.
“Chúng tôi nghiêm túc nhìn nhận rằng những hạn chế về quản trị của nhà nước, về cơ cấu của nền kinh tế, về thể chế, luật pháp vẫn chưa đáp ứng cho yêu cầu phát triển và hội nhập, cho yêu cầu huy động và sử dụng các nguồn vốn cho phát triển. Chúng tôi không hề chủ quan mà quyết tâm vượt lên thách thức”, Thủ tướng nói.
Ông cũng chia sẻ với các đối tác phát triển mục tiêu 5 năm tới của Việt Nam là phải phát triển nhanh hơn, bền vững hơn 5 năm trước với 4 trụ cột.
Một là, tăng trưởng cao hơn, bền vững hơn, 5 năm qua bình quân GDP tăng gần 6%, còn 5 năm tới là 6,5% đến 7% trên nền kinh tế vĩ mô ổn định.
Trụ cột thứ hai là phát triển văn hóa, bảo đảm công bằng xã hội, an sinh sã hội, từng bước nâng cao phúc lợi xã hội.
Thứ ba là bảo vệ và cải thiện môi trường sống, còn trụ cột thứ tư là đảm bảo môi trường hòa bình an ninh chính trị và trật tự và an toàn xã hội.
Nhấn mạnh kế hoạch 5 năm tới tham vọng cao hơn 5 năm trước, Thủ tướng cho biết để thực hiện được Việt Nam sẽ nhất quán thực hiện hiệu quả 3 đột phá.
Gồm: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền của dân do dân vì dân, phát triển nguồn nhân lực nhất là nhân lực có chất lượng cao, có chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực nhất là tư nhân để phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại.
5 nhóm giải pháp
Để thực hiện mục tiêu được cho là tham vọng hơn, Thủ tướng nêu 5 nhóm giải pháp sẽ được tập trung thực hiện trong thời gian tới.
Thứ nhất là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm vững chắc hơn các cân đối lớn của nền kinh tế. Tập trung tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo hướng cạnh tranh bình đẳng hiệu quả trong cơ chế thị trường. Tái cơ cấu để thị trường tài chính, tiền tệ phát triển bền vững, hiệu quả. Đồng thời chú trọng trọng tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với đó là nâng cao năng suất lao động.
Thủ tướng cũng nêu định hướng giữ bội chi ngân sách dưới 4% bình quân 5 năm tới, bảo đảm nợ công trong giới hạn an toàn gắn liền với sử dụng hiệu quả đầu tư công.
Nhóm giải pháp thứ hai được Thủ tướng đề cập là thực hiện đầy đủ hơn kinh tế thị trường để vận hành đồng bộ hiệu quả các loại thị trường, trong đó có đất đai.
Tiếp đến, người đứng đầu Chính phủ nói về nhóm giải pháp thứ ba: chủ động hội nhập hiệu quả kinh tế quốc tế, mà muốn hội nhập hiệu quả thì trước hết phải hoàn thiện thể chế.
Nhóm thứ tư là phát triển tốt hơn văn hóa, bảo đảm công bằng xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội cải thiện hơn tốt hơn đời sống của dân.
Nhóm giải pháp cuối cùng được Thủ tướng trình bày là nhà nước sẽ nâng cao năng lực quản trị nền kinh tế, xây dựng nhà nước pháp quyền, bảo đảm tự do dân chủ, quyền con người, quyền công dân.
Ông cũng nhấn mạnh, sẽ tập trung cải cách thủ tục hành chính để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đồng thời bảo đảm an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.