17:05 11/04/2017

Dự án Chăm sóc sức khỏe người Việt Nam và nền Y học tiên tiến của Nhật Bản

PV

Chiều ngày hôm nay, tại Hà Nội, CEO Travel Việt Nam phối hợp với công ty PA Nhật Bản tổ chức buổi hội thảo và công bố “Dự án Chăm sóc sức khỏe người dân Việt Nam với nền Y học tiên tiến Nhật Bản”. 

Dự án Chăm sóc sức khỏe người Việt Nam và nền Y học tiên tiến của Nhật Bản - Ảnh 1

Đây là Dự án chăm sóc sức khỏe đặc biệt dành cho người dân Việt Nam với ba mục tiêu cốt lõi: Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe đang tăng cao của tầng lớp trung lưu Việt Nam; Giúp người Việt Nam tiếp cận với nền y học tiên tiến nhất trên thế giới và Nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ cho người Việt Nam. Tham dự chương trình có các Giáo sư, Bác sĩ đầu ngành của các bệnh viện lớn tại Nhật Bản; Giáo sư, Bác sĩ đầu ngành của các bệnh viện TW, bệnh viện lớn tại Việt Nam; các tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội về công nghệ và thiết bị y tế, các chuyên gia y tế, các nhà nghiên cứu và đầu tư phát triển công nghệ thiết bị y tế, đặc biệt có sự tham gia và thuyết trình của Giáo sư, Bác sĩ Norimasa Nakamura – GS. BS đầu ngành Nhật Bản về kĩ thuật chữa trị ung thư bằng tế bào gốc và sự tham gia đóng góp của Giáo sư, Bác sĩ đầu ngành về chữa trị ung thư của Việt Nam…

Dự án Chăm sóc sức khỏe người Việt Nam và nền Y học tiên tiến của Nhật Bản - Ảnh 2

GS Norimasa Nakamura phát biểu tại lễ công bố Lễ công bố dự án là tiền đề cho các buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm và thảo luận phương pháp khám/chữa bệnh tốt nhất dành cho người dân Việt Nam tại Nhật Bản, và ngược lại là ứng dụng nền y học cổ truyền của Việt Nam trong khám và chữa bệnh cho người dân Nhật Bản trong tương lai. Mối quan tâm sức khỏe trong những năm gần đây của người Việt là gì? UNG THƯ! Chính là câu trả lời chính xác nhất qua kết quả khảo sát của Dự án dựa trên mẫu 300 người đang có sức khỏe tốt, đang trong độ tuổi làm việc tại 2 thành phố lớn Hồ Chí Minh và Hà Nội.  Căn bệnh Ung thư – 1 căn bệnh đang trở thành nguyên nhân số 1 đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng nằm trong nhóm bệnh không lây nhiễm. Qua biểu đồ cho thấy sự tăng trưởng chóng mặt của căn bệnh ung thư trên toàn thế giới, và đặc biệt tại Việt Nam. Trong khi đó, tình hình khám chữa bệnh tại Việt Nam nói chung còn nhiều bất cập:

 

Dự án Chăm sóc sức khỏe người Việt Nam và nền Y học tiên tiến của Nhật Bản - Ảnh 3

Biểu đồ sự quan tâm ung thư

+ Bệnh viện tuyến trên quá tải, mất nhiều thời gian chờ đợi, mệt mỏi.
+ Thiếu trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao trong chẩn đoán và điều trị ung thư : 
•    Chẩn đoán : PET.CT (8 máy); Spect (>20 máy). Máy ghi hình PET/CT được coi là hệ thống chẩn đoán kĩ thuật cao nhất Việt Nam hiện nay •    Điều trị: Cobalt (14); Linac (42); gamma knife (4); cyber knife (1), xạ áp sát liều cao, liều thấp : Tại Việt Nam: Máy gia tốc sử dụng X-ray (photon) đang là máy xạ trị có kỹ thuật cao nhất hiện nay.  •    Tỷ lệ số máy điều trị Ung thư  Tỉ lệ 0,4 máy/ 1 triệu dân. Tỷ lệ tiêu chuẩn : 1 máy/ triệu dân\ •    Công nghệ điều trị Ung thư tại Việt nam Máy gia tốc sử dụng X-ray (photon) đang là máy xạ trị có kỹ thuật cao nhất tại Việt Nam hiện nay nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế: -  Nhiều tác dụng phụ
- Nguy cơ phát sinh ung thư thứ cấp (do trong quá trình chiếu xạ có thể ảnh hưởng đến các mô lành xung quanh).
- Thời gian điều trị tia Xạ kéo dài. 
- Mức độ cải thiện chất lượng đời sống của bệnh nhân sau điều trị chưa thực sự được rõ rệt.
So với các nước phát triển về y tế khác, điển hình là nước láng giềng Nhật Bản, Việt Nam đang thua hẳn về trang thiết bị công nghệ, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ chữa khỏi ung thư (sống trên 5 năm) của Việt Nam chỉ đạt 33% ở nam giới, và khoảng 40% ở nữ giới, trong khi ở Nhật và các nước tiên tiến khác, con số này đã lên tới 70-80%.

Dự án Chăm sóc sức khỏe người Việt Nam và nền Y học tiên tiến của Nhật Bản - Ảnh 4
Công nghệ y tế Nhật Bản có gì tạo nên sự khác biệt  * Công nghệ Proton Therapy:
Liệu pháp chùm tia proton là phương pháp xạ trị sử dụng proton thay cho tia X. Proton có thể nhắm mục tiêu vào các khối u với liều lượng bức xạ chiếu vào các mô bình thường xung quanh thấp hơn, tùy thuộc vào vị trí của khối u. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả trong việc thay thế phẫu thuật tại các nơi khó với tới, trong điều trị các khối u không phản ứng với hóa trị, hoặc trong các trường hợp khi điều trị bằng chùm tia X gây tác dụng phụ quá lớn đến các mô xung quanh. Các tia proton (không giống như tia X) có thể dừng ngay tại khối u mục tiêu và giải phóng ra toàn bộ năng lượng, không tiếp tục lan đến phần còn lại của cơ thể. Phương pháp này được ứng dụng phổ biến để điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Liệu pháp proton cũng là một lựa chọn tốt đối với các khối u nhỏ nằm ở những nơi khó xác định vị trí, ví dụ như ở đáy não, trong khi không ảnh hưởng đến các dây thần kinh quan trọng như thị lực hay thính giác. Có lẽ các ứng dụng thú vị nhất của phương pháp điều trị này là ở trẻ em. Do trẻ em vẫn còn đang phát triển và các mô trong cơ thể phân chia nhanh chóng, việc sử dụng bức xạ tia proton có tiềm năng lớn hạn chế độc tính đối với những bệnh nhân này. Trẻ em tiếp nhận xạ trị proton vẫn có thể duy trì được chức năng nhận thức thần kinh bình thường, cả chức năng phổi, chức năng tim và khả năng sinh sản.
* Công nghệ Điều trị ung thư bằng ion nặng:
Công nghệ điều trị i-on nặng, cụ thể là i-on Carbon khác với công nghệ chiếu xạ photon (tia X; Gamma) hoặc các hạt electron và proton bởi sự gia tăng rõ rệt hiệu ứng sinh học, giảm bớt thời gian và số lần chiếu xạ. Đặc biệt công nghệ này có ưu thế đặc biệt trong việc chữa trị những khối u kháng bức xạ và chậm phát triển. Với phương pháp này, chùm hạt i-on nặng được gia tốc đặt đến 70% tốc độ ánh sáng, cho phép thâm nhập sâu vào mô tế bào bị bệnh. Từ đó cho khả năng phá hủy khối u với độ chính xác và an toàn gần như tuyệt đối. Các i-on chiếu vào khối u với độ chính xác đến từng milimet và bao phủ đến 100% khối u, trong khi xạ trị bằng tia X chỉ bao quát được vùng tế bào theo đường đi của tia. Bằng phương pháp này, các tế bào lành bao quanh khối u gần như không bị ảnh hưởng. Đồng thời, hoạt tính sinh hoá của chùm i-on nặng có khả năng diệt tế bào ung thư lớn hơn gấp 3 lần so với phương pháp xạ trị bằng tia X hay tia Gamma thông thường.
* Phương pháp điều trị Ung thư bằng tế bào gốc:
Đây là một phương pháp điều trị ung thư không gây đau đớn, không có ảnh hưởng phụ nên người bệnh có thể duy trì hoạt động sinh hoạt thường ngày, đồng thời có hiệu quả kéo dài cuộc sống và thân thiện với cơ thể bệnh nhân.
Liệu pháp tế bào miễn dịch là phương pháp nuôi cấy số lượng và hoạt tính hóa tế bào miễn dịch vốn có trong cơ thể người bệnh cần chữa ung thư rồi sau đó truyền trở lại cơ thể bệnh nhân. Vì là những tế bào của chính cơ thể người bệnh nên sẽ có rất ít ảnh hưởng phụ, thân thiện với cơ thể và là phương pháp chữa ung thư rất được quan tâm gần đây.  Với nền công nghệ y tế phát triển vượt trội của Nhật Bản, kết hợp với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi, sự nghiêm túc và khắt khe trong quá trình từ khám, xét nghiệm cho đến đọc kết quả và tư vấn, nhưng chi phí khám chữa bệnh tại Nhật Bản được cho là hợp lý, thời gian di chuyển ngắn chỉ 5h đồng hồ bay, phong cảnh đẹp phù hợp với nhu cầu du lịch & nghỉ dưỡng của người Việt Nam. Được sự ủng hộ của Đảng và Nhà nước trong ý tưởng xây dựng sản phẩm Chăm sóc sức khỏe người dân Việt Nam với nền Y học tiên tiến của Nhật Bản ,được sự quan tâm và ủng hộ của HĐQT Tập đoàn CEO, HĐQT Công ty PA Nhật Bản, Công ty PA Việt Nam và CEO Travel đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác thực hiện dự án này, và trong tương lai sẽ thành lập pháp nhân mới bao gồm thành phần chủ chốt là Hội đồng tư vấn chuyên môn: bao gồm các Giáo sư, Bác sĩ hàng đầu Nhật Bản và Việt Nam. Hoạt động chính của dự án bao gồm : + Tổ chức khám bệnh với các gói khám kiểm tra sức khỏe tổng quát, gói tầm soát ung thư tại các bệnh viên tiêu biểu của Nhật Bản như : Tokyo University Hospital, Ariake, Tohto Clinic. + Tổ chức đưa khách hàng tham quan các danh lam thắng cảnh, tìm hiểu về văn hóa và con người Nhật Bản. + Tư vấn chuyên môn, hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh đồng thời tư vấn phương pháp điều trị phù hợp hiệu quả (trên cơ sở tham khảo ý kiến của hội đồng tư vấn chuyên môn).

Phạm Diệu