12:34 30/08/2019

Giảm cân bằng chế độ ăn kiêng cân bằng pH

Ánh Linh

Một chế độ ăn kiêng cân bằng pH đúng nghĩa sẽ bao gồm kiểm soát thực phẩm theo tỷ lệ 70% kiềm và 30% axít. Dù không phải là biện pháp mới, nhưng đây vẫn là một hình thức thu hút được rất nhiều sự quan tâm và áp dụng.

Giảm cân bằng chế độ ăn kiêng cân bằng pH - Ảnh 1.
Cân bằng pH là gì? Độ pH là thước đo độ a xít và độ kiềm trong máu. Độ pH dưới 7 được cho là lượng a xít tăng lên và độ pH lớn hơn 7 là cơ thể có tính kiềm nhẹ. Độ pH = 7 là trung tính. Để các cơ quan nội tạng hoạt động hiệu quả, cơ thể bạn phải duy trì độ pH ở mức 7,4.Có nhiều lý do khiến độ pH trong cơ thể chuyển sang trạng thái có tính a xít hơn. Một trong số đó là chế độ ăn uống chứa nhiều a xít, buộc cơ thể đào thải các khoáng chất ra ngoài. Điều này dẫn đến các tế bào thiếu chất khoáng để tống chất thải ra khỏi cơ thể. Thiếu khoáng chất, cơ thể cũng khó hấp thu đủ vitamin. Tác nhân gây bệnh bắt đầu tích lũy trong cơ thể, từ đó ức chế hệ miễn dịch. Môi trường ô nhiễm, khói bụi, thiếu ngủ, căng thẳng mệt mỏi, sức khỏe đường ruột kém... cũng làm tăng lượng a xít.Cách hiệu quả nhất để cân bằng độ pH là ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và kiềm. Chế độ ăn kiềm hóa giúp phục hồi độ pH, qua đó ngừa bệnh tim, ngăn chặn tích tụ canxi trong nước tiểu, giảm viêm, giảm nguy cơ đái tháo đường, phòng ngừa sỏi thận, bệnh thận, giảm co thắt cơ, duy trì xương chắc khỏe hơn, chống thiếu hụt vitamin D và giảm đau lưng dưới.Loại bỏ hoặc hạn chế các thực phẩm có tính a xít từ chế độ ăn uống như thịt chế biến sẵn, đường, thực phẩm giàu sodium (chất trong muối ăn), ngũ cốc chế biến sẵn, thực phẩm chiên, rượu và caffeine.Chế độ ăn uống cân bằng độ pH bao gồm rất nhiều rau xanh như cải xoăn, bông cải xanh, cải bó xôi và các loại thực phẩm có tính kiềm khác như nấm, cà chua, dưa leo, bông cải xanh, bơ, tỏi, gừng, đậu xanh, bắp cải, cần tây, măng tây, thơm (dứa). Nước dùng xương, dầu ô liu nguyên chất, trứng, quả hạch, protein thực vật, trái cây họ cam quýt, chà là và nho khô đều có tính kiềm. Giấm táo cũng giúp phục hồi độ cân bằng pH.Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mọi loại thực phẩm sau khi tiêu hóa đều sẽ để lại tàn dư trong dạ dày trước khi được chuyển hóa thành năng lượng phục vụ các hoạt động thường ngày của cơ thể. Thức ăn có nguồn gốc càng tự nhiên càng để lại ít tàn dư, tức quá trình được tiêu hóa và chuyển hóa thành dưỡng chất tốt hơn.Tùy vào thể trạng của mỗi người mà tàn dư có thể tồn tại bên trong cơ thể từ 4 tới 50 tiếng đồng hồ. Tính chất của mỗi loại tàn dư sẽ quyết định xem thực phẩm đó mang tính kiềm hay tính axít.Mục tiêu của chế độ ăn kiêng cân bằng pH chính là giữ được sự cân bằng bên trong cơ thể, để các tàn dư trung hòa lẫn nhau và được tiêu hóa tốt hơn, tăng cường tốc độ trao đổi chất. Một cơ thể có khả năng trao đổi chất tốt sẽ giảm cân nhanh hơn, tiêu hao năng lượng hiệu quả hơn, đồng thời cũng có thể thải độc tốt hơn.Do đó, muốn duy trì được chế độ ăn uống cân bằng pH, thì bạn phải biết phân biệt thực phẩm nào mang tính axít, thực phẩm nào mang tính kiềm.
Giảm cân bằng chế độ ăn kiêng cân bằng pH - Ảnh 2.
Thực phẩm mang tính axítThực phẩm axít ở đây được tính là những nguyên liệu có chứa phốt pho hoặc lưu huỳnh. Những chất này sẽ được chuyển hóa thành axít trong quá trình trao đổi chất. Những món ăn có vị chua không có nghĩa là chúng mang tính axít. Ví dụ như các loại quả họ cam quýt tuy có vị chua nhưng sau khi tiêu hóa lại tạo ra kiềm.Các loại càphê, nước ngọt có ga, đồ uống có cồn, thịt, trứng, chế phẩm từ sữa… chính là các thực phẩm mang tính axít.
Thực phẩm mang tính kiềmNhững thực phẩm chứa nhiều canxi, magie, kali chính là những thực phẩm mang tính kiềm. Các loại hạt, đỗ, đậu, rau gia vị là những thực phẩm mang tính kiềm cao.Để biết cơ thể bạn đã cân bằng pH hay chưa, bạn có thể thử bằng giấy quỳ. Bạn có thể thử độ pH của nước tiểu hoặc nước bọt. Nên thử vào thời điểm 2 tiếng đồng hồ sau khi ăn để có nồng độ chính xác. Nếu độ pH ở mức 6,5-7,5 nghĩa là cơ thể bạn đã có độ pH cân bằng đạt yêu cầu.Thông thường, mọi người hay ăn quá nhiều đồ ăn có tính axít. Để giảm tính axít và tăng tính kiềm trong cơ thể, hãy áp dụng một số lưu ý sau:- Hạn chế ăn quả lựu, dứa và mâm xôi, hạn chế rau củ đông lạnh, rau củ đóng hộp hoặc rau củ muối (dưa muối, kim chi) vì đây là các loại thực phẩm mang tính axít.- Hạn chế ăn các loại nước sốt như mayonnaise, sốt miso, tương cà chua, bơ lạc.- Hạn chế ăn đường và mật ong.- Uống sữa đậu nành thay cho sữa bò, ăn thêm nhiều dầu vừng, hạt vừng và thì là.